Những thuận lợi và khó khăn tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng quế tại huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn (Trang 42)

3. Ý nghĩa đề tài

1.3.3. Những thuận lợi và khó khăn tại khu vực nghiên cứu

1.3.3.1. Thuận lợi

Có vị trí thuận lợi cho việc phát triển lâm sản, cây dược liệu;

Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy, HĐND, UBND huyên Bắc Sơn, sự phối hợp giúp đỡ có hiệu quả của các phòng, ban, ngành, đoàn thể của huyện và các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp trên địa bàn xã...

Các mục tiêu đề ra phù hợp với thực tế, đáp ứng nhu cầu của cán bộ và nhân dân nên được nhân dân đồng tình ủng họ, tích cực thực hiện.

Xây dựng chương trình kế hoạch có trọng tâm, trọng điểm, có kiểm tra, giám sát, phân công, phân nhiệm rõ ràng nên hiệu quả công tác lãnh đạo đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra.

Tình hình An ninh - Chính trị, trật tự an toàn xã hội được duy trì và đảm bảo ổn định, không có biến cố lớn xảy ra.

Hệ thống cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, điện lưới quốc gia, hệ thống thông tin liên lạc được đầu tư cải tạo. Nền kinh tế - xã hội có những bước phát triển đáng kể, tốc độ phát triển kinh tế năm sau cao hơn năm trước, đời sống nhân dân được ấm no hạnh phúc.

Vạn Thủy là xã có diện tích trồng Quế lớn nhất trên địa bàn huyện Bắc Sơn. Từ việc phát triển cây Quế nhiều hộ dân trong xã đã thoát khỏi đói nghèo và có nguồn thu ổn định, nâng cao đời sông. Hiện nay huyện Bắc Sơn nói chung và xã Vạn Thuỷ nói riêng đã và đang tiếp tục phát triển rộng rãi mô hình trồng Quế trên đại bàn, hỗ trợ kỹ thuật, phân bón, giống cây cho các hộ trồng quế trên 10ha trong thời gian ban đầu.

Cây Quế xã Tân Tri là cây mới xuất hiện được vài năm trở lại đây những đã hứa hẹn nhiều thay đổi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc vùng cao, là một trong những cây có nguồn thu nhập hàng đầu có vai trò quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc. Hiện nay, huyện Bắc Sơn nói chung và xã Tân Tri nói riêng đã xây dựng và thực hiện đề án giữa lại diện tích Quế các xã từ 1000ha trở lên với chiều cao từ 15m trở lên và đường kính 25cm trở lên, ở các xã có vùng Quế lớn thì chú trọng phát triển nhân diện tích và phát triển sang các xã lân cận.

Chủ trương của huyện là tạo mọi điều kiện để khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư phát triển vào để nâng cao năng suất lẫn chất lượng Quế địa phương nhằm thu hút để có thể có các cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn, đặc biệt là các nhà máy sản xuất, chế biến tinh dầu từ cây Quế, và sản xuất chế biến nhân tạo từ gỗ Quế.

1.3.3.2. Khó khăn

Lực lượng lao động dồi dào nhưng phần lớn trình độ chưa cao, ảnh hưởng đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới.

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã là nông nghiệp về vốn đâu tư đúng khoa học kỹ thuật lớn do đó sẽ kéo theo nhu cầu sử dụng đất.

Áp lực phát triển kinh tế - xã hội lên đất đai dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu sử dụng các loại đất. Do đó, quỹ đất của phường cần được sử dụng một

cách khoa học, tiết kiệm và có hiệu quả, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo việc sử dụng đất được lâu dài và bền vững

Hiện tại, trên địa bàn huyện chưa có nhà máy, cơ sở chế biến mặt hàng từ vỏ Quế, do đó nhân dân tiêu thụ sản phẩm vỏ Quế thô thông qua các doanh nghiệp tư nhân, các hợp tác xã và tư nhân để tiêu thụ.

Việc xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Quế ở Bắc Sơn đã và đang tiến hành nhưng còn chậm, do đó đã làm ảnh hưởng đến chất lượng Quế của huyện.

Công tác quản lý chất lượng giống chưa được thường xuyên, chưa xây dựng được vườn giống, rừng giống có quy mô ổn định để cung cấp đủ giống tốt trên địa bàn và dịch vụ cây trồng.

Trước những yêu cầu đó đòi hỏi Đảng và nhà nước cần có những chính sách phù hợp để đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng trên.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Cây Quế (Cinnamomum cassia Nees & Eberth) ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

- Phạm vi: Nghiên cứu về thực trạng gây trồng, phát triển cây Quế tại huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Xã Vạn Thủy và Tân Tri, Huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

- Thời gian: từ tháng 05 năm 2020 đến tháng 06 năm 2021

2.3. Nội dung nghiên cứu

(i) Điều tra đánh giá thực trạng trồng, khai thác, chế biến và thị trường tiêu thụ Quế ở khu vực nghiên cứu

(ii) Nghiên cứu các yếu tố sinh thái tại của khu vực trồng cây Quế ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Điều kiện địa hình và khí hậu gồm:

 Dạng địa hình kiểu địa hình, sông ngòi và đất đai.

 Đặc điểm khí hậu, ánh sáng, lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm.

(iii) Đánh giá tình hình sinh trưởng, năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cây Quế tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Năng suất, chất lượng gồm:  Độ dày vỏ quế.

 Độ thơm nồng và độ cay. Hàm lượng tinh dầu tổng. Độ tuổi bắt đầu thu hoạch.

 Điều tra và ước lượng bình quân năng suất (kg) quế trên 1ha từ các cấp tuổi 5-7-9-11.

(iv) Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững cây Quế tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu

Kế thừa tài liệu về đặc điểm, điều kiện tự nhiên, thời tiết, đặc điểm về tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu.

2.4.2. Phương pháp điều tra và thu thập số liệu

Điều tra đánh giá thực trạng trồng cây Quế tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) trong đó áp dụng các công cụ:

Phỏng vấn định hướng và bán định hướng Phỏng vấn nhóm tiêu điểm

Thu thập các tài liệu có liên quan hiện trang gây trồng Quế của huyện, phỏng vấn các bên liên quan, chủ hộ và các doanh nghiệp trồng rừng Quế để thu thập thông tin về thực trạng trồng, khai thác, chế biến và thị trường tiêu thụ Quế ở Bắc Sơn.

Lập phiếu điều tra phỏng vấn hộ gia đình theo dạng câu hỏi bản định hướng, phiếu điều tra sinh thái loài, về đất, về sinh trưởng, tiềm năng cung cấp nguyên liệu và giá trị sử dụng (số hộ phỏng vấn: 30 hộ, trong đó 15 hộ ở xã Vạn Thủy và 15 hộ ở xã Tân Tri)

Điều tra nguồn nguyên liệu: diện tích (tổng diện tích ước tính), quy mô trồng (tập trung hay phân tán), sản lượng khaithác hàng năm; điều kiện khai thác, chất lượng nguyên liệu (chiều cao, đường kính, tuổi cây).

2.4.3. Phương pháp điều tra OTC - Lập OTC: OTC - Lập OTC:

Số lượng và kích thước ô tiêu chuẩn được cân nhắc giữa độ chính xác, thời gian và chi phí phân bổ cho công tác điều tra. Diện tích và kích thước ô tiêu chuẩn nên được bố trí phù hợp với hiện trạng nơi điều tra đo đếm. Trong nghiên cứu này, loại ô tiêu chuẩn được sử dụng là ô tiêu chuẩn điển hình tạm

thời có diện tích 500m2 cho kiểu rừng trồng. Ô tiêu chuẩn với kích thước 20 m x 25 m. Loại ô tiêu chuẩn này rất thích hợp trong khu vực có độ dốc nhỏ hơn

200.

Ô tiêu chuẩn đo đếm cần đáp ứng các tiêu chí sau: Đại diện cho điều kiện địa hình.

Việc lập ô tiêu chuẩn nên có 1 người điều tra và 4 lao động giúp đỡ và tiến hành theo các bước như sau:

1. Trong khu vực điều tra, dùng cọc đóng để đánh dấu điểm xuất phát lập ô;

2. Một người đứng tại điểm xuất phát và sử dụng GPS hoặc địa bàn cầm tay để định hướng cho các cạnh của ô tiêu chuẩn;

3. Những người khác sử dụng thước dây để đo khoảng cách từ điểm xuất phát theo các cạnh của ô tiêu chuẩn. Chiều dài của các cạnh của ô tiêu chuẩn là khoảng cách đã được cải bằng. Trong quá trình xác định chiều dài của các cạnh, cứ 5 - 10 m nên dùng cọc để đánh dấu;

4. Để chắc chắn ô tiêu chuẩn là hình vuông, các góc vuông hình thành bởi

hai cạnh của ô phải là 900 và tại trung điểm của hai cạnh đối diện, sử dụng thước dây để kiểm tra độ dài của khoảng cách bằng giữa hai trung điểm này 5. Sau khi lập ô với các cọc được đánh dấu tại mỗi khoảng cách từ 10 - 20 m, (tùy thuộc vào điều kiện địa hình), trên mỗi cạnh của ô vuông, sử dụng dây nilon nối các cọc của ô để đánh dấu ranh giới của ô tiêu chuẩn.

6. Ghi chép các thông tin chung trong ô trong phiếu điều tra hiện trường.

- Điều tra trong OTC:

Trong ô tiêu chuẩn, tiến hành đo đếm số liệu cây trong OTC theo những chỉ tiêu chọn lọc (đo các trị số đường kính ngang ngực (D1.3m); chiều cao vút

Quế ở tuổi 3, 5, 7, 9, 11 năm đo đạc điển hình trên 1 ô tiêu chuẩn. Tổng số 5 lâm phần là 5 ô tiêu chuẩn. Nội dung đo đếm trong ô tiêu chuẩn bao gồm mật độ lâm phần (N, cây), D1.3 (cm) và H (m) của từng cây. Chỉ tiêu D1.3 (cm) của tất cả những cây trong ô tiêu chuẩn được đo đạc bằng thước dây với độ chính xác 0,1 cm. Chỉ tiêu H (m) được đo đạc bằng cây sào với độ chính xác 0,1 m. Tất cả những chỉ tiêu đo đếm trong ô tiêu chuẩn được tập hợp thành bảng biểu lập sẵn.

Nhóm điều tra trong ô tiêu chuẩn gồm 3 người. Một người ghi chép số liệu và hai người còn lại để làm công việc khác như đo các chỉ số cần biết, đánh dấu cây sau khi đo. Người giúp đỡ cũng cần thiết để hỗ trợ phát tuyến điều tra, phát dọn thực bì v.v…

2.4.4. Phương pháp đánh giá các yếu tố sinh thái khu vực trồngQuế, năng suất và chất lượng Quế tại Bắc Sơn Quế, năng suất và chất lượng Quế tại Bắc Sơn

- Ảnh hưởng của những yếu tố ngoại cảnh như khí hậu, thời tiết, độ ẩm và lượng mưa.

- Ảnh hưởng của địa hình tới sinh trưởng và phát triển: Các yếu tố địa hình như là chân, sườn, đỉnh, khe núi, suối chia cắt.

- Điều tra đánh giá lựa chọn cây Quế có năng suất, phẩm chất tinh dầu và các sản phẩm cuối cùng cao nhất trong khu vực và năng suất này ổn định ít nhất trong 3 năm.

- Tính độ dày vỏ, và xác định hàm lượng tinh dầu theo cách sau: + Lấy mầu; Chọn cây có năng suất và phẩm chất cao (theo đánh giá của người dân) thu 1 mẫu. Mẫu vỏ quế được lấy trên cây ở cùng một độ cao 1,3 m tính từ gốc, độ tuổi 9 và 11, mỗi độ tuổi lấy đại diện một mẫu từ cây được đánh giá tốt nhất. Hàm lượng tinh dầu được tính theo trọng lượng mẫu tươi. Xác định hàm lượng tinh dầu theo phương pháp sau:

+ Xác định hàm lượng tinh dầu (hay năng suất tinh dầu): vỏ quế được

cuốn nước, dựa vào lượng tinh dầu thu được và lượng mẫu nguyên liệu đã xác định để tính hàm lượng tinh dầu từ mẫu phân tích.

2.4.5. Phương pháp nội nghiệp

Xử lí số liệu OTC đã thu thập được.

Công thức tính trung bình đường kính ngang ngực:

D1 + D2 +...+ Dn D1.3 =

N

D1.3 là giá trị đường kính trung bình của cây tại vị trí 1.3m

 D1, D2,..Dn là đường kính của các cây được đo tại 1.3m

 N là tổng số cây điều tra.

- Công thức tính trung bình chiều cao vút ngọn của cây:

H1+H2+..+Hn Hvn=

N

Trong đó:

Hvn là giá trị trung bình chiều cao vút ngọn của cây. H1,H2,..,Hn là chiều cao vút ngọn của cây.

N là tổng sô cây điều tra.

Công thức tính trung bình độ tàn che của cây:

Dt1+Dt2+…+Dtn Dt=

N

Trong đó:

Dt: Giá trị đường kính tán của cây.

Dt1,Dt2,..Dtn là đường kính tán của cây 1,2,..n N là tổng số cây điều tra.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Bắc Sơn ảnh hưởng đến phát triển Quế

3.1.1. Đặc điểm khí hậu

Bảng 3.1: Đặc điểm khí hậu tại khu vực nghiên cứu

Kiểu khí hậu

Nhiệt đới ẩm mưa nhiều quanh năm

Nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều quanh năm Nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều quanh năm

(Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra số liệu thứ cấp tại khu vực nghiên cứu)

Cây Quế là loài cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, nắng nhiều, vì vậy tại xã Vạn Thủy và Tân Tri nơi trồng rừng Quế nhiều là vùng có lượng mưa cao từ 1.800-2.000mm/năm, nhiệt độ bình quân hằng năm từ 21oc – 24oc trở lên, ẩm độ bình quân trên 80%. So sánh với điều kiện tự nhiên phù hợp để cây Quế phát triển thì tại khu vực nghiên cứu có đầy đủ các yếu tốt cần thiết và phù hợp nhất để cây Quế sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao.

- Sương muối: xuất hiện chủ yếu ở độ cao trên 600m, nhiệt độ càng xuống thấp số ngày có sương càng nhiều. Tại những vùng thấp thuộc thung lũng thì hiện tượng này ít xuất hiện hơn.

- Mưa đá: xuất hiện ở một số nơi vào khoảng cuối mùa xuân, đầu mùa hạ, đi kèm với đó là các hiện tượng như: bão, giông, gió xoáy, lũ quét và sạt lở cục bộ. 3.1.2. Đặc điểm địa hình Bảng 3.2: Đặc điểm địa hình tại khu vực nghiên cứu Kiểu địa hình Đồi núi đất Đồi núi đất

Đồi núi đá vôi, đồi núi đất

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra số liệu thứ cấp tại khu vực nghiên cứu)

Quế sinh trưởng tốt trên đất dồi núi có độ dốc thoải, tầng đất dày, ẩm, nhiều mùn, nhưng phải thoát nước, độ pH khoảng 4 - 7. Tại khu vực nghiên cứu các đặc điểm về địa hình, đất đai đều rất thích hợp cho cây Quế tuy nhiên còn nhiều hạn chế như:

+ Địa hình đồi núi bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn nên khó để trồng tập trung và liền khu.

+ Địa hình đồi núi cao vào mùa mưa lũ dễ gây xói mòn và sạt lở đất.

+ Nhiểu núi đá đất cằn cỗi ít dinh dưỡng gây cản trở trong việc trồng, chăm sóc và sự sinh trưởng của cây.

+ Địa hình phức tạp hiểm trở gây khó kho cho việc đi lại, vận chuyển, cũng như khai thác Quế. Đây cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến cho giá thành Quế nơi đây bị giảm đi phần nào.

3.2. Thực trạng trồng, khai thác, chế biến và thị trường tiêu thụ Quế

ở Bắc Sơn

3.2.1. Thực trạng trồng

Kết quả về hiện trạng sử dụng đất của xã Vạn Thủy và xã Tân Tri được tổng hợp và trình bày tại bảng sau:

Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu

STT Loại đất

Xã Vạn Thủy 1 Tổng diện tích đất tự nhiên

2 Diện tích đất trồng cây Lâm nghiệp ngoài Quế

3 Diện tích đất trồng cây nông nghiệp

4 Diện tích rừng Quế

5 Diện tích đất sử dụng cho mục đích khác

Xã Tân Tri

1 Tổng diện tích đất tự nhiên

2 Diện tích đất trồng cây Lâm nghiệp ngoài Quế

3 Diện tích đất trồng cây nông nghiệp

4 Diện tích rừng Quế

Trên địa bàn xã Vạn Thủy tổng diện tích đất tự nhiên là 4065,21ha. Trong đó diện tích đất Lâm Nghiệp là 3503,6 ha chiếm 86,18% tổng diện tích đất toàn xã, chủ yếu là đất rừng sản xuất Keo, Bạch đàn, Mỡ,… Trong đó diện tích đất trồng Quế của xã mới chỉ chiếm 425,8ha tương đương 10,47% tổng diện tích đất tự nhiên, chủ yếu tập trung ở thôn Nà Thí do người dân mới chỉ tập trung gây trồng Quế trong thời gian gần đây. Với diện tích rừng trồng Quế hơn 425,8 ha phân bố trên toàn xã Vạn Thủy. Trong đó diện tích rừng Quế ở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng quế tại huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w