3. Ý nghĩa đề tài
3.5.3. Giải pháp về kỹ thuật
Hiện nay người dân địa phương vấn đang tiến hành mở rộng diện tích trồng quế tuy nhiên chỉ trồng theo hình thức truyền thống, không áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào, hay chính xác hơn là chưa có hỗ trợ về kỹ thuật từ khâu chọn tạo giống cho đến chăm sóc, khai thác. Do đó Sở Nông nghiệp và PTNN tỉnh Lạng Sơn, Phòng Nông nghiệp huyện Bắc Sơn, cũng như các cơ quan ban ngành, cán bộ Nông Lâm Nghiệp xã cần tiến hành:
Xây dựng tài liệu kỹ thuật: Trên cơ sở tài liệu về quy phạm trồng Quế
(tiêu chuẩn ngành 04 TCN 23:2000) và kết quả điều tra kỹ thuật canh tác Quế, vận dụng kiến thức bản địa và đặc tính sinh thái cây quế để xây dựng các tài liệu khuyến cáo kỹ thuật trồng cây Quế trên địa bàn huyện, các xã.
Phổ biến, tuyên truyền tài liệu: In tài liệu, phát miễn phí cho tất cả các trưởng thôn trong vùng quy hoạch quế. Phát miễn phí cho các tủ sách của hội Nông dân, phụ nữ, đoàn thanh niên, cựu chiến binh v.v...
Giao cho các cán bộ Nông Lâm Nghiệp tập huấn, tuyên truyền về kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng Quế theo tiêu chuẩn hữu cơ (Organic) và các tài liệu kỹ thuật khuyến cáo nêu trên.
3.5.4. Giải pháp về chính sách
Thực hiện quy vùng sản xuất với từng loại cây trồng theo công tác quy hoạch vùng sản xuất quế chất lượng hàng năm, hàng vụ từ huyện đến cơ sở phải sớm triển khai các đề án, kế hoạch sản xuất. Phấn đấu đạt và vượt mục tiêu sản xuất quế ở địa phương.
Chú trọng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn kĩ thuật, khảo nghiệm rộng và xây dựng mô hình các giống quế mới đạt năng suất cao để bổ sung vào cơ cấu các giống quế của xã nhằm tìm ra được giống phù hợp nhất cho năng xuất cao chất lựơng tốt.
Thực hiện tốt công tác dự tính dự báo và chỉ đạo phòng trừ kịp thời các đối tượng gây hại cho quế. Chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân (UBND) xã thành lập các đoàn kiểm tra các lĩnh vực sản xuất kinh doanh giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón… ngăn chặn kịp thời các vi phạm.
Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của dịch vụ lâm nghiệp, phát triển mạnh các loại hình kinh tế gia trại, xây dựng các điểm mô hình trồng quế chất lượng cao.
Tăng cường sự quản lý nhà nước đối với việc cung ứng vật tư (đầu vào) và bao tiêu sản phẩm (đầu ra) cho các hộ nông dân, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát huy vai trò trong quá trình sản xuất kinh doanh tiêu thụ lâm sản cho người nông dân, tạo sự liên kết giữa 4 nhà trong quá trình sản xuất tiêu thụ sản phẩm. .
Kêu gọi và ưu tiên các doanh nghiệp, Công ty có thế mạnh về kỹ thuật và vốn, kinh nghiệm, đầu tư công nghệ, máy móc để sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm, nâng cao giá trị cây Quế, không chỉ là các sản phẩm từ tinh dầu (từ cành, lá) mà chú trọng các sản phẩm chế biến từ vỏ Quế, hướng tới các sản phẩm chủ lực từ vỏ Quế (sản phẩm có giá trị chiếm đến 70% giá trị của cây
Quế), sản xuất mỹ nghệ xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu, Mỹ, nơi có tiềm năng lớn về xuất khẩu các sản phẩm Quế.
3.5.5. Các giải pháp khác
Xây dựng mối liên kết giữa doanh nghiệp với chủ rừng: nhằm hỗ trợ tốt nhất đến các chủ rừng về các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất rừng trồng Quế, cũng như thị trường tiêu thụ.
Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng, chứng chỉ quế hữu cơ.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua điều tra, phỏng vấn, phân tích và đánh giá hiện trạng trồng, khai thác và sử dụng Quế tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, đề tài đưa ra một số kết luận như sau:
- Diện tích trồng: Xã Vạn Thủy và Xã Tân Tri là 2 xã trồng Quế lớn ở huyện Bắc Sơn – Lạng Sơn. Diện tích trồng Quế tại xã Vạn Thủy là khoảng 425,8 ha và xã Tân Tri là khoảng 305 ha. Phân bố chưa tập trung, manh mún trên khắp địa bàn xã.
- Hình thức khai thác Quế chủ yếu tại Bắc Sơn chủ yếu là chặt trắng, thời điểm khai thác chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm. Tại xã Vạn Thủy đa số người dân khai thác Quế ở độ tuổi 9 tuổi, xã Tân Tri là 11 tuổi. - Chưa có cơ sở chế biến Quế tại huyện Bắc Sơn do vậy Quế sau khi khai thác chủ yếu được chế biến thô và vận chuyển sang thị trường tiêu thụ ở Yên Bái để chế biến.
- Đặc điểm khí hậu tại khu vực nghiên cứu có lượng mưa bình quân từ
1.800 – 2.000mm/năm, nhiệt độ trung bình 21 – 24oc, độ ẩm không khí trung bình từ 80 – 86%.
- Địa hình chủ yếu tại Bắc Sơn là đồi núi đất, nhiều khe suối nhỏ, đất đai chủ yếu là feralit đỏ vàng có độ pH từ 5 – 7.
- Tình hình sinh trưởng của cây Quế tại Bắc Sơn: lượng tăng trưởng chiều cao bình quân mỗi năm khoảng 1m/năm, đường kính khoảng 1,5cm/năm. Chiều cao trung bình ở độ tuổi khai thác dao động từ 12 – 15m, đường kính trung bình khoảng 13 – 16cm.
- Năng suất bình quân ở độ tuổi khai thác khoảng 8kg/cây tại xã Vạn Thủy và 11kg/cây tại xã Tân Tri, trung bình đạt từ 14 – 17 tấn/ha. Hiệu quả kinh tế đạt từ 400 – 450 triệu đồng/ha mỗi chu kỳ kinh doanh.
- Chất lượng Quế tại Bắc Sơn: Độ dày vỏ Quế ở độ tuổi khai thác chủ yếu tại xã Vạn Thủy là khoảng 3,8mm; hàm lượng tinh dầu tổng trong vỏ đạt 1,18%. Tại xã Tân Tri độ dày vỏ Quế ở độ tuổi khai thác chủ yếu khoảng 5mm; hàm lượng tinh dầu trong vỏ đạt 1,26%.
2. Kiến nghị
Trong điều kiện đầy đủ hơn về kinh phí và thời gian đề nghị tiếp tục nghiên cứu theo hướng tăng dung lượng mẫu điều tra, mở rộng vùng nghiên cứu để tăng mức độ tin cậy của các kết quả đã đạt được. Ngoài ra cần thử nghiệm các phương pháp nâng cao sinh trưởng và phát triển của cây Quế trên địa bàn huyện để hình thành văn bản hướng dẫn cụ thể cho việc hướng dẫn thực tế ngoài sản xuất. Trong điều kiện cho phép cần tiến hành nghiên cứu thực nghiệm để kiểm tra liên hệ của sinh trưởng và phát triển ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng để điều chỉnh được những giảm pháp nâng cao năng suất và chất lượng của cây Quế trên địa bàn.
- Đối với nhà nước.
Để cho người nông dân thực sự yên tâm đầu tư vào sản xuất song song với việc hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển trồng cây quế, Nhà nước cần có kế hoạch triển khai phát triển sản xuất cây Quế để triển khai tới người nông dân càng sớm càng tốt. Mặt khác cần đẩy mạnh hơn nữa công tác lai tạo giống mới cho năng suất và chất lượng cao.
- Với cấp cơ sở.
Trong những năm tới xã cần xây dựng những phương án cụ thể phát triển các giống quế khác nhau của từng vùng sản xuất trong xã. Tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn khuyến nông, thảo luận chuyên đề về kinh nghiệm sản xuất, khai thác, chế biến cho các chủ rừng, ngoài ra xã cần quan tâm hơn nữa công tác thị trường đối với sản phảm từ Quế giúp nông dân yên tâm sản xuất.
Các hộ nông dân cần tích cực tham gia các lớp tập huấn, các câu lạc bộ để nâng cao kinh nghiệm sản xuất và cần thực hiện đúng quy trình sản xuất quế, đồng thời cần bón đầy đủ phân đúng thời điểm giúp cây quế sinh trưởng phát triển tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt
1. Việt Nam. T. II (Nguyễn Tiến Bân - Chủ biên). Tr. 65 - 112. Nxb Nông nghiệp - Hà Nội;
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2000. Quy phạm kỹ thuật trồng quế.
3. Số liệu thống kê của FAO về Giá trị sản xuất Quế trên Thế Giới năm 2003-2011.http://faostat.fao.org/Việt Nam. T. II (Nguyễn Tiến Bân - Chủ biên). Tr. 65-112. Nxb Nông nghiệp - Hà Nội;
4. Hoàng Cầu. Phân vùng sinh thái và mở rộng vùng trồng Quế ở nước ta. Tạp chí Lâm nghiệp số 4 – 1993, trang 12.
5. Hoàng Cẩu, Nguyễn Hữu Phước. Kỹ thuật khai thác sơ chế và bảo quản vỏ Quế. Bản tin KHKT và KTLN số 6 - 1991, trang 9.
6. Trần Cứu, Vấn đề phát triển cây Quế ở huyện Trà Bồng. Lâm nghiệp số 9 - 1983, trang 35.
7. Trần Cửu (1983), Lê Đình Khả (2003). Quế là nguyên liệu quý trong Công nghiệp dược phẩm và thực phẩm.
8. Vũ Đại Dương, Ảnh hưởng của môi trường PH đất và phân bón đến cây Quế giai đoạn vườn ươm. Tạp chí NN&PTNT số 3, 2002, trang 252.
9. Trần Hợp (1984), Một số đặc tính sinh học cây Quế, luận án PTS khoa học nông nghiệp, Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh 10.Nguyễn Văn Khánh (1996), Góp phần nghiên cứu phân vùng lập địa lâm nghiệp, Luận án PTS khoa học Nông nghiệp, Hà Nội
11. Võ Duy Loan (2014), Chi cục Bảo vệ thực vật Quảng Ngãi, Tác nhân gây bệnh tua mực hại Quế và biện pháp phòng trừ bệnh tại huyện Trà Bồng.
12. Phạm Văn Lực (1997), Nhận dạng côn trùng đến các bộ qua đặc điểm của pha trưởng thành, Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật, Tập 1, Phương
pháp điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 99 trang.
13.Trần Văn Mão. Sâu bệnh hại Quế và biện pháp phòng trừ. Lâm nghiệp số 10 – 1989 , trang 34.
14.Trần Quang Tấn (2004), Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu nguyên nhân chết hàng loạt và đề xuất biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm góp phần ổn định năng suất, chất lượng Quế ở Việt Nam”. 15.Nguyễn Trung Tín (1999), “Bệnh tua mực quế”, Tạp chí Lâm nghiệp.
16.Phạm Quang Thu (2016), Danh lục sinh vật gây hại trên 17 loài cây Lâm nghiệp ở Việt Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp.
II. Tài liệu tiếng Anh
17.Akahil Baruah and Subhan c. Nath. Indian cassia. (Cinnamon and Cassia. CRC.PRESS, 2004).
18.Akhtar Husain, Virmani, O. P., Ashok Sharma, Anup Kumar, Misra, L. N. (1988). Major Essential Oil - Bearing Plants of India. Central Institute of Medicinal andAromatic Plants. 237 pp. Lucknow, India;
19.Amalendu T., Kunjupillai V. and Beera S. (2014), Cricula Trifestrata (Helfer) (Lepidoptera: Saturniidae). A Silk Producing Wild Insect In India. Trop. Lepid. Res., 24 (1): 22-29.
20.Cinamomum cassia - Casssia bark. Amanual of Organic Materia Medica
14.andPharmacognosy.http://www.ibiblio.org/herbmed/electic/sayre/cinn am omum-css.html.
21.Devashayam, S. and Koya, K. M. A. (1993), Additions to the insect fauna associated with tree spices. Entomon, Vol. 18, No.1-2, pp. 101-102
(Mẫu 1.1)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGĨA VIỆT NAM
Độ
c l ậ p – T ự do – H ạ nh phúc
PHIẾU PHỎNG VẤN CÁC HỘ GIA ĐÌNH TRỒNG QUÊ
I. THÔNG TIN TỔNG QUÁT
Người phỏng vấn ………Ngày phỏng vấn ………….. Người được phỏng vấn ……… Giơí tính Nam Nữ
Tuổi ………… Dân tộc ………..
Thôn ……….Xã………Huyện …………Tỉnh………
II. THÔNG TIN RỪNG TRỒNG QUẾ
1. Xin ông/Bà cho biết diện tích trồng quế của của ông/bà là bao nhiêu?...ha.
2. Tuổi cây quế trong rừng trồng của ông/bà là từ bao nhiêu tuổi?..… đến……..tuổi.
3. Kích thước hố trồng là bao
nhiêu?...
4. Thường thì ông/bà trồng Quế vào tháng?...đến tháng…..……trong năm.
5. Rừng quế của ông/bà thì được trồng trên địa hình sườn núi dốc hay trên đất bằng?...
III. CHI PHÍ SẢN XUẤT
6. Cây giống mà gia đình trồng thì lấy ở đâu?...
7. Gía tiền cho một cây giống là bao nhiêu?...VNĐ/cây. Nhân lực trồng quế là của gia đình hay thuê nhân lực?
Nhân lực gia đình
khoảng
bao nhiêu?...VNĐ/ha.
IV. NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT.
11. Độ tuổi nào thì bắt đầu khai thác?...
12. Trung bình 1ha ở các cấp tuổi cho năng suất là bao nhiêu kg?
Cấp tuổi 1 2 3 4 5 6 7 8 9
13. Ông/bà thường thu hoạch vỏ quế như thế nào?
Chặt trắng, chọn cây to để chặ hay bóc vỏ theo giai đoạn
……….……… 14. Thời gian thu hoạch quế thi từ tháng mấy đến tháng mấy?
Từ………..đến tháng………..…………
15. Quế sau khi thu hoạch thì ông/bà thường chế biến tinh hay chế biến thô? Chế biến tinh
Chế biến thô
16. Ông/bà đánh giá thế nào về chất lượng quế của gia đình mình? Vỏ Quế mỏng
Độ cay cay nhẹ
18. Người mua đến thu mua tại rừng trồng hay gia đình vận chuyể
đến biểm
bán?...
19. Nếu thu mua tại vườn thì giá bán là bao nhiêu? 1kg vỏ tươi……….VNĐ
1kg vỏ khô………..VNĐ 1kg lá tươi………VNĐ Nếu vận chuyển đến điểm thu mua? 1kg vỏ tươi……….VNĐ 1kg vỏ khô………..VNĐ 1kg lá tươi………VNĐ
20. So với chi phí bỏ ra thì 1kg quế sau thu hoạch ông/bà lãi được bao Nhiêu tiền………..
Ý kiến của ông/bà về tình hình phát triển cây Quế trên địa bàn
……… ……… ………
Rất cảm ơn ông/bà đã trả lời phỏng phấn của chúng tôi! Người trả lời phỏng vấn Người phỏng vấn