PHÂN BỔ VỐN CHO YẾU TỐ ĐẦU VÀO TRONG SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ
Sản xuất lúa là hoạt động kết hợp các yếu tố đầu vào (đất, phân bón, nơng dược và lao động) để tạo ra sản phẩm. Ở các nước đang phát triển, năng suất của các yếu tố đầu vào tùy thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất của nơng hộ – chủ thể quan trọng nhất của sản xuất lúa. Hoạt động sản xuất lúa đã dần chuyển đổi từ quảng canh sang thâm canh với việc sử dụng ngày một nhiều các yếu tố đầu vào, đặc biệt là phân bón vơ cơ và nơng dược sản xuất trong và ngoài nước, để làm tăng năng suất lúa. Trong phương thức sản xuất đó, lúa sản xuất ra được sử dụng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên khắp thế giới, dẫn đến việc phức tạp hóa các quyết định sản xuất từ việc sử dụng yếu tố đầu vào và lượng sản phẩm đầu ra (lúa) cần có vào những thời điểm nhất định.
Trên nguyên tắc, đất và lao động là hai yếu tố đầu vào căn bản của sản xuất lúa nói riêng và của sản xuất nơng nghiệp nói chung. Tuy nhiên, thâm canh trong sản xuất lúa chính là q trình thay thế hai loại yếu tố đầu vào này bằng vốn. Vốn cho phép nông hộ tăng cường kiểm sốt q trình sản xuất, chẳng hạn như chuẩn bị đất tốt hơn để làm tăng độ màu mỡ thông qua việc sử dụng phân bón vơ cơ hay kiểm sốt sâu bệnh bằng cách điều chỉnh lượng nông dược sử dụng. Vốn – với vai trò là yếu tố đầu vào quan trọng – sẽ giúp nông hộ khắc phục được sự thiếu hụt của các yếu tố đầu vào để làm tăng năng suất của đất đai và lao động, qua đó làm tăng thu nhập cho nơng hộ. Trong phương thức sản xuất lúa truyền thống, nơng hộ kiểm sốt hầu hết yếu tố đầu vào được sử dụng nhưng trong phương thức sản xuất lúa hiện đại nơng hộ hầu như khơng thể làm điều đó. Điển hình nhất là nơng hộ phụ thuộc vào đại lý vật tư nông nghiệp về loại phân bón và nơng dược sử dụng để kiểm sốt dịch bệnh trên cây lúa do thiếu thông tin thị trường và thiếu kiến thức khoa học cần thiết bởi trình độ học vấn có thể cịn hạn chế. Khi đó, chất
số lượng và hiệu quả (hay giá trị năng suất biên) của yếu tố đầu vào khơng cịn phụ thuộc vào năng lực nội tại của nông hộ mà phụ thuộc vào số lượng vốn mà nơng hộ có được cũng như thực trạng thị trường đầu vào – yếu tố hoàn toàn nằm ngoài khả năng kiểm sốt của nơng hộ. Khi đó, lượng vốn sản xuất thay đổi, hành vi sử dụng yếu tố đầu vào của nông hộ cũng sẽ thay đổi theo, thậm chí rất đáng kể.
Nơng hộ sản xuất lúa với phương thức sản xuất hiện đại đáp ứng rất nhanh nhạy đối với các tín hiệu ngoại biên như chính sách của chính phủ (chẳng hạn như quy định hạn chế sử dụng các loại yếu tố đầu vào độc hại) và giá yếu tố đầu vào trên thị trường. Sự liên kết không gian của phương thức sản xuất lúa hiện đại để tận hưởng tính kinh tế quy mơ trong việc cung ứng yếu tố đầu vào và bán sản phẩm cũng có ảnh hưởng đáng kể thơng qua chuỗi giá trị sản phẩm (lúa gạo) trải dài từ nông thôn đến thành thị và ra tận nước ngoài, chẳng hạn như ở các nước có lượng lúa gạo dơi dư. Hệ quả của hiện tượng này là thu nhập của nông hộ trồng lúa gia tăng, dẫn đến việc thay thế lao động bằng các công nghệ mới và yếu tố đầu vào khác trong sản xuất (máy móc làm đất hay nơng dược). Một hiện tượng nữa là sự gia tăng trong áp lực cạnh tranh giữa các nông hộ khi nhu cầu của người tiêu dùng đối với lương thực (và ngay cả thực phẩm) giảm đi do thu nhập tăng, dẫn đến việc cố gắng cắt giảm chi phí sản xuất nên nhu cầu đối với lao động sử dụng trong sản xuất lúa giảm dần. Trong phương thức sản xuất lúa hiện đại, khi một số kỹ năng của nông hô bị thui chột (như chọn giống), một số kỹ năng khác được bổ sung, chẳng hạn như tìm kiếm và sử dụng các loại yếu tố đầu vào mới. Do việc tăng năng suất lao động và năng suất đất đai là điều kiện tiên quyết đối với sự tồn tại của các nông hộ trong phương thức sản xuất hiện đại, việc tiếp cận vốn để đầu tư cho các yếu tố đầu vào và vận dụng kỹ thuật sản xuất mới trở nên hết sức cần thiết. Đó cũng là yếu tố làm thay đổi hành vi sử dụng yếu tố đầu vào của nông hộ trên cơ sở điều kiện nguồn vốn có được (Kochar, 1997).
Theo Kochar (1997), khác biệt trong khả năng tiếp cận tín dụng chính thức là nguyên nhân của khác biệt trong hành vi sử dụng yếu tố đầu vào trong sản xuất giữa các nơng hộ. Nếu vì bị hạn chế tín dụng mà nơng hộ sử dụng yếu tố đầu vào khơng hợp lý thì năng suất và sản lượng sẽ bị giảm. Do đó, điều cần thiết là phát triển thị trường tín dụng nơng thơn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển nơi cung ứng phần lớn nông sản trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hiệu quả của việc phát triển thị trường tín dụng nơng thơn, thị trường yếu tố đầu vào cũng cần được quan tâm đúng mức bởi thị trường này có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất và sản lượng nông sản. Ở những nơi nông hộ sản xuất với quy mô nhỏ, đất đai manh mún, thiếu vốn và hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển, nhu cầu đối với vốn (lưu động) cho sản xuất của nông hộ mặc dù khơng lớn nhưng lại khó tiếp cận được nguồn tín dụng chính thức. Trong trường hợp đó, nhiều nơng hộ có thể khơng vay tín dụng phi chính thức mà có thể vay (mượn) từ họ hàng hay người thân với lãi suất thấp hay thậm chí bằng khơng hay mua chịu vật tư nơng nghiệp. Nơng hộ cũng có thể cho thuê bớt đất để có vốn sử dụng cho sản xuất hay hạn chế lượng yếu tố đầu vào cho sản xuất để tránh rơi vào tình trạng nợ nần dai dẳng. Từ
đó, lượng lao động gia đình sẽ giảm đi và chuyển đổi sang các ngành nghề phi nông nghiệp, trở nên thất nghiệp hay di cư ra thành thị để tìm việc, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Mức độ hạn chế tín dụng mà nơng hộ phải đối mặt ảnh hưởng đến quyết định sử dụng yếu tố đầu vào cho sản xuất (Kochar, 1997). Khả năng tiếp cận tín dụng sẽ ảnh hưởng đến quyết định sử dụng yếu tố đầu vào của nông hộ nếu giá trị thay thế của vốn trong trường hợp khơng vay được vượt q chi phí vay vốn. Trong trường hợp này, mức độ sử dụng yếu tố đầu vào phụ thuộc vào các nguồn lực khác sẵn có của nơng hộ. Ngược lại, nếu chi phí biên của vốn nhỏ hơn hay bằng chi phí vay, hạn chế tín dụng khơng ảnh hưởng đến mức độ sử dụng yếu tố đầu vào. Khi đó, mức độ sử dụng yếu tố đầu vào sẽ không khác biệt giữa trường hợp vay được hay không vay được vốn. Kết quả là các ước lượng giải thích hành vi sử dụng yếu tố đầu vào trong mối quan hệ với khả năng tiếp cận tín dụng ln có ý nghĩa sau khi kiểm sốt các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất vốn của nông hộ. Tuy nhiên, Kochar (1997) lưu ý là tính hiệu lực của các ước lượng này tùy thuộc rất lớn vào đặc điểm của loại yếu tố đầu vào được nghiên cứu, chẳng hạn như hệ số co giãn của (các) loại yếu tố đầu vào theo lượng vốn có thể sử dụng. Khi bị hạn chế tín dụng ở mức cao, nơng hộ có thể giảm diện tích sản xuất hay ngừng sản xuất thơng qua việc cho th đất, từ đó lượng sử dụng các yếu tố đầu vào khác (lao động thuê, lao động gia đình hay giống) cũng sẽ thay đổi theo. Hành vi này của nơng hộ cịn có liên quan đến sự vận hành của thị trường tín dụng phi chính thức ở nơng thơn, đặc biệt là thị trường mua bán chịu vật tư nông nghiệp.
Trong sản xuất nông nghiệp, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong việc cung ứng yếu tố đầu vào cho nông hộ là khá quan trọng (Tripp và Pal, 2000). Do đó, mối quan tâm của nhiều người – đặc biệt là các nhà lập chính sách trong nơng nghiệp – là khích lệ khu vực kinh tế này sử dụng công cụ thị trường để đáp ứng nhu cầu của nông hộ để giúp làm tăng hiệu quả của sản xuất, đặc biệt là trong trường hợp nơng hộ bị hạn chế tín dụng. Tuy nhiên, sự kỳ vọng này khơng trở thành hiện thực do hiện tượng lợi dụng việc thiếu thông tin thị trường của nơng hộ để trục lợi từ phía các nhà cung ứng yếu tố đầu vào tư nhân (đại lý vật tư nông nghiệp). Độ tin cậy của hoạt động cung ứng yếu tố đầu vào tùy thuộc rất lớn vào sự chuyển tải thông tin thị trường giữa người cung ứng yếu tố đầu vào và nông hộ. Tuy nhiên, rất tốn kém để tập hợp, chuyển tải và xử lý thông tin thị trường một cách hợp lý. Đặc biệt, chất lượng của các hoạt động này chịu ảnh hưởng nghiêm ngặt của sự khơng hồn hảo của thị trường và sự thiếu trung thực. Hơn nữa, giá trị của thơng tin cịn tùy thuộc vào năng lực xử lý của người tiếp nhận, đặc biệt là các nông hộ nghèo với khả năng xử lý thơng tin kém. Khi đó, các nơng hộ thu nhập thấp khó tiếp cận tín dụng có thể “mềm lịng” trước các tuyệt chiêu tiếp thị nên mua chịu các loại yếu tố đầu vào không phù hợp (cả về chất lượng lẫn số lượng). Hệ quả là hạn chế tín dụng ảnh hưởng đến hành vi sử dụng yếu tố đầu vào của nông hộ theo hướng làm cho năng suất cây trồng giảm nhưng chi phí sản xuất (tính trên mỗi đơn vị sản phẩm) lại tăng bởi sự kém hiệu quả của thị trường vật tư nông nghiệp. Khi các cá nhân hay doanh
nghiệp cung ứng yếu tố đầu vào mở rộng kinh doanh đến các vùng nông thôn hẻo lánh – nơi các nơng hộ càng khó tiếp cận tín dụng và ít có kiến thức về hoạt động thương mại trong kinh tế thị trường – các chiêu thức tiếp thị trở nên rất hiệu quả trong việc hấp dẫn nông hộ mua càng nhiều yếu tố đầu vào cho sản xuất, thậm chí mù mờ về chất lượng. Theo Tripp và Pal (2000), để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của các hiện tượng trên đến hành vi sử dụng yếu tố đầu vào của nông hộ, việc tăng cường kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước, phát triển các tổ chức do chính nơng hộ quản lý với chức năng kiểm soát chất lượng yếu tố đầu vào trên thị trường và đẩy mạnh các nghiên cứu khoa học về phát triển thị trường hàng hóa ở nơng thơn sẽ đóng vai trị quan trọng, bên cạnh việc tạo cơ hội tiếp cận tín dụng cho nơng hộ.
Theo Khandker và Faruquee (2003), vốn rất quan trọng đối với công cuộc phát triển kinh tế nói chung và sản xuất nơng nghiệp nói riêng bởi vốn giúp nông hộ thực hiện đầu tư và tiếp cận các kỹ thuật sản xuất mới. Ở nông thôn các nước đang phát triển, tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức luôn song hành. Không yêu cầu thế chấp, cận kề người vay, nhanh chóng và linh hoạt trong các giao dịch cho vay, tín dụng phi chính thức là lựa chọn của khơng ít nơng hộ. Tuy nhiên, tín dụng phi chính thức – ngoại trừ mua bán chịu vật tư nơng nghiệp – ít được sử dụng vào sản xuất nên đóng vai trị mờ nhạt đối với hoạt động sản xuất của nơng hộ so với tín dụng chính thức bởi các nguyên nhân như (i) lãi suất (quá) cao, (ii) kỳ hạn ngắn và được sử dụng chủ yếu cho tiêu dùng, đặc biệt là trong những trường hợp cấp bách, và (iii) lượng tiền cho vay nhỏ nên khó đáp ứng được hầu hết các nhu cầu đầu tư cho sản xuất. Trong thực tế đó, tín dụng chính thức trở thành nguồn vốn đầu tư quan trọng cho sản xuất của nơng hộ. Tuy nhiên, lượng tín dụng chính thức nơng hộ có thể tiếp cận được bị hạn chế nên khó đáp ứng đầy đủ nhu cầu của sản xuất bởi các nguyên nhân như thông tin bất đối xứng, rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, thiếu cơ chế cưỡng chế trả nợ, sự can thiệp quá sâu của chính phủ vào hoạt động của các tổ chức tín dụng chính thức và hiện tượng trục lợi từ sự hỗ trợ của chính phủ, đặc biệt là ở các tổ chức tín dụng được chính phủ thành lập với mục tiêu là ưu tiên cho vay nông hộ nghèo với lãi suất thấp. Khandker và Faruquee (2003) cịn ghi nhận rằng, ảnh hưởng tích cực của tín dụng đối với sản lượng thu hoạch của nơng hộ là thông qua sự thay đổi trong hành vi sử dụng giống và phân bón – hai loại yếu tố đầu vào cơ bản của sản xuất nông nghiệp – của nông hộ và ảnh hưởng này khác biệt giữa các nơng hộ với cơ hội tiếp cận tín dụng khơng đồng nhất tùy thuộc vào quy mô đất đai (loại tài sản thế chấp quan trọng trong việc tiếp cận tín dụng chính thức). Khả năng tiếp cận tín dụng tốt của các nơng hộ có quy mơ đất lớn sẽ giúp các nơng hộ này có nhiều cơ hội lựa chọn yếu tố đầu vào phù hợp với sản xuất – đặc biệt là giống và phân bón – để khai thác tối đa tiềm năng và quy mô đất thông qua tận dụng lao động gia đình để đạt hiệu quả cao nhất có thể.
Foltz (2004) nhận thấy các yếu điểm của thị trường tín dụng nơng thơn trên các khía cạnh như (i) tính độc quyền của TCTD bắt nguồn từ sự chia cắt của thị trường tín dụng,
động cơ lệch lạc của người vay trong việc trả nợ. Các khiếm khuyết này dẫn đến việc hạn chế tín dụng xuất hiện thường trực đối với nơng hộ, đặc biệt là nông hộ thu nhập thấp với quy mô sản xuất nhỏ. Hiện tượng này ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của nông hộ do sự phân bổ bất hợp lý nguồn lực (đặc biệt là nguồn lực vốn) vào hoạt động đầu tư cho sản xuất (hay cách thức sử dụng yếu tố đầu vào). Trong tình huống đó, các khiếm khuyết của thị trường hàng hóa, thị trường lao động và thị trường đất đai làm cho vấn đề càng trở nên nghiêm trọng. Vào thời điểm xuống giống, nông hộ cần ra quyết định trong việc phân bổ lượng vốn có được cho tiêu dùng và đầu tư cho sản xuất thông qua việc mua yếu tố đầu vào. Đối với nơng hộ khơng bị hạn chế tín dụng, quyết định tiêu dùng hoàn toàn độc lập với hoạt động đầu tư cho sản xuất bởi có đủ nguồn lực vốn để thực hiện mục tiêu trên một cách tối ưu. Nói cách khác, đối với các nơng hộ này quyết định sản xuất khơng chịu ảnh hưởng của lượng tín dụng có thể tiếp cận được. Ngược lại, các nơng hộ bị hạn chế tín dụng phải đưa ra quyết định khó khăn cho việc sử dụng nguồn lực vốn (bao gồm vốn tự có và vốn vay) để mua các loại yếu tố đầu vào sao cho hợp lý nhất. Hệ quả là sẽ làm xuất hiện hiệu ứng giảm đầu tư cho sản xuất và đầu tư thiên lệch cho loại yếu tố đầu vào có ảnh hưởng mạnh đến năng suất của cây trồng trong nhất thời theo nhận định của chính nơng hộ. Foltz (2004) cịn chỉ rõ, nơng hộ bị hạn chế tín dụng và khơng bị hạn chế tín dụng phải mua yếu tố dầu vào với giá khác biệt do hạn chế tín dụng ảnh hưởng đến khả năng thanh tốn của nông hộ (trả ngay bằng tiền mặt hay trả chậm vào vụ thu hoạch) khi mua yếu tố đầu vào. Nếu phải mua trả chậm (tín dụng thương mại), giá phải trả khi mua sẽ cao hơn. Thơng qua cơ chế này, hạn chế tín dụng ảnh hưởng đáng kể đến hành vi sử dụng yếu tố dầu vào của nơng hộ nên năng suất cây trồng có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực.