4 Giống lúa giàu vi chất
5.1 MÔ TẢ NÔNG HỘ TRỒNG LÚA 1 Đặc điểm của nông hộ
5.1.1 Đặc điểm của nông hộ
Như đã đề cập, mẫu khảo sát sử dụng trong luận án bao gồm 1.017 nông hộ trồng lúa được chọn ngẫu nhiên từ các địa phương thuộc ĐBSCL vào năm 2015 và 1.065 nông hộ vào năm 2018. Tuổi bình quân của chủ hộ trong mẫu khảo sát là 51,14 vào năm 2015 và 50,89 ở năm 2018 (Bảng 5.1). Đây là lứa tuổi có nhiều kinh nghiệm trong việc ra các quyết định quan trọng, kể cả khi đối mặt với các điều kiện không chắc chắn trên phương diện sản xuất và thị trường. Tuy nhiên, số liệu này – cùng với phân tích ở chương trước
– cho thấy lao động nông thôn ở ĐBSCL khá già do xu thế di cư tìm việc ở các đô thị và các khu công nghiệp tập trung với thu nhập mặc dù không cao song ổn định.
Số nhân khẩu bình qn của các nơng hộ là 4,59 người vào năm 2015 và 4,20 người vào năm 2018. Kết quả này cho thấy, hầu hết các nông hộ trồng lúa ở ĐBSCL là gia đình hai thế hệ (chỉ bao gồm cha mẹ và con cái). Gia đình ít nhân khẩu có ưu điểm là nhanh nhạy trong ra quyết định (bởi ít phải bàn bạc với nhiều người) và mức độ bình đẳng cao hơn giữa các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, nhược điểm của loại hình
gia đình này thường là thiếu lao động gia đình và ít có mối quan hệ xã hội rộng rãi để tận dụng được nguồn vốn xã hội mặc dù nguồn vốn này có vai trị rất lớn trong việc hỗ trợ vốn, kiến thức và lao động khi cần.
Trình độ học vấn của các chủ hộ khá thấp, với số lớp học trung bình là 6,35 năm 2015 và 6,31 năm 2018. Trình độ học vấn thấp là nhược điểm cố hữu của nơng hộ nói chung và nơng hộ trồng lúa nói riêng ở ĐBSCL bởi trồng lúa là nghề cha truyền, con nối. Hơn nữa với độ tuổi trung bình là 51, những chủ hộ này được sinh ra trong thời kỳ đất nước có chiến tranh nên điều kiện học tập khơng được tốt như hiện nay, vì vậy các chủ hộ có trình độ học vấn khơng cao. Trình độ học vấn phản ánh năng lực tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và thông tin thị trường vào sản xuất, do đó trình độ học vấn thấp sẽ ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả sản xuất của nông hộ trong mẫu khảo sát. Thời gian cư trú ở địa phương của các nông hộ là khá lâu ở hai năm 2015 và 2018 (lần lượt là 47,39 và 47,08 năm), phản ánh thực tế ở nơng thơn ĐBSCL là người dân thường bám trụ nơi mình sinh ra bởi đa số có thu nhập nhờ vào khai thác tiềm năng của đất đai sẵn có, ngoại trừ một số ít lao động trẻ có xu hướng di cư. Với việc sinh sống lâu năm ở địa phương, nơng hộ có hiểu biết khá sâu sắc về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và thị trường để có thể khai thác làm tăng thu nhập.
Diện tích đất nơng nghiệp bình qn của nơng hộ là 15.670 m2/hộ vào năm 2015 và 19.580 m2/hộ năm 2018. Với số nhân khẩu bình quân là 4,59 người năm 2015 và 4,20 người năm 2018 nên diện tích đất nơng nghiệp bình qn đầu người khá thấp (chỉ xấp xỉ 3.410 m2 năm 2015 và 4.660 m2 năm 2018) nên nông hộ khó vay tín dụng chính thức bởi ít tài sản thế chấp (yếu tố mà các TCTD rất quan tâm) mà lại phải đối mặt với rủi ro cao bắt nguồn từ các biến động khó lường của thị trường lúa gạo (đặc biệt là giá) và thời tiết do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Thơng tin đáng lưu ý và có tầm quan trọng cao đối với cơ hội tiếp cận tín dụng của nơng hộ là khoảng cách đến TCTD gần nhất ở năm 2018 (6,72 km) và năm 2015 (10,77 km). Khoảng cách này còn khá xa và bất tiện đối với nông hộ do hệ thống giao thông nông thôn kém phát triển và phương tiện đi lại thiếu thốn nhưng khoảng cách gần hơn giúp nông hộ dễ nắm bắt thơng tin tín dụng từ các TCTD và giảm chi phí giao dịch nên thúc đẩy nơng hộ mạnh dạn tiếp cận tín dụng chính thức. Việc khoảng cách đến các TCTD ngắn dễ thu hút thêm khách hàng và giảm thiểu mức độ thông tin bất đối xứng về khách hàng – yếu tố tiên quyết đối với rủi ro trong cho vay.
Bảng 5.1 Các tiêu chí về nơng hộ trồng lúa ở ĐBSCL 2015 (N = 1.017)2018 (N = 1.065) t-test Tiêu chíTrung bình Độ lệch chuẩn Nh ỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Nh ỏ nhất Lớn nhất (2018 so với 2015) Tuổi chủ hộ (năm)51,1411,1120,0080,0050,8910,8820,0078,00–0,120
Số nhân khẩu (người)4,591,391,009,004,201,231.008,00–6,272***
Học vấn chủ hộ (lớp)6,353,330,0016,006,313,300,0016,00–0,129
Thời gian cư trú ở địa phương (năm)47,3912,992,0080,0047,0812,862,0078,00–0,469 Diện tích đất nơng nghiệp (1.000 m2)15,6714,811,30150,0019,5813,761,00108,006,269*** Khoảng cách TCTD gần nhất (km)10,777,170,5040,006,724,371,0024,00–15,380*** Thu nhập (triệu đồng/người/năm)46,0040,415,50470,0076,0357,654,00465,4113,418*** Thu nhập từ sản xuất lúa (triệu
đồng/người/năm) 26,84 29,89 2,02 403,50 53,92 48,93 3,2 300,00 15,345***
Năng suất lúa (tấn/ha)7,760,232,0112,747,022,512,7712,50–2,908***
Số tiền vay chính thức (triệu
đồng/năm) 13,46 35,14 0,00 500,00 43,56 49,78 0,00 370,00 19,694***
Số lần vay ở các TCTD2,062,270,0010,001,381,580,009,00–7,435***
Số lần sai hẹn khi trả nợ0,040,250,003,000,140,540,004,005,730***
Số tiền mua chịu (triệu đồng/năm)28,8933,060,00324,0033,1945,570,00405,002,501** Chi phí giống (triệu đồng/ha)1,660,9750,684,121,910,690,604,149,223*** Chi phí phân bón (triệu đồng/ha)6,262,071,6112,086,372,261,0010,831,305 Chi phí thuốc bảo vệ thực vật (triệu
đồng/ha) 5,33 2,25 1,13 13,44 4,88 2,71 0,90 12,00 –4,266***
Chi phí lao động thuê (triệu đồng/ha)5,902,151,2912,716,773,462,0511,537,487***
Chi phí khác (triệu đồng/ha)0,590,221,300,000,760,042,200,0012,365***
Ghi chú: Để độc giả hiểu rõ thực trạng của nơng hộ, tác giả trình bày số liệu thực tế ở các năm 2015 và 2018. Tuy nhiên, khi so sánh các đại lượng có giá trị bằng tiền, tác giả đã điều chỉnh lạm phát giữa hai thời điểm. Kết quả cho thấy khơng có sự khác biệt so với trường hợp đã trình bày trong bảng 5.3.
Nguồn: Tính tốn từ số liệu tự khảo sát của tác giả năm 2015 và 2018
1
Một thông tin đáng lưu ý khác là nhập bình qn của nơng hộ năm 2018 (76,03 triệu đồng/người/năm) và năm 2015 (48,51 triệu đồng/người năm). Kết quả này cho thấy sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng trở nên kém quan trọng trong việc tạo ra thu nhập đối với nông hộ. Thật vậy, sản xuất lúa đối mặt với nhiều rủi ro trên phương diện sản xuất, thị trường và tài trợ nên nơng hộ có xu hướng đa dạng hóa nguồn thu nhập để tránh rủi ro thu nhập gây ra bất ổn trong cuộc sống thường nhật. Một khía cạnh của xu hướng đó là di cư tìm việc làm ở các đô thị và các khu công nghiệp tập trung. Ngồi ra, các nơng hộ có điều kiện tiếp cận các đường giao thông mới phát triển và mở rộng tham gia cung cấp các dịch vụ hay buôn bán nhỏ để tạo thêm thu nhập. Thu nhập cao hơn cũng phần nào giúp nơng hộ dễ dàng tiếp cận tín dụng từ các TCTD để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp.
Thu nhập từ nông nghiệp (lúa) của nông hộ tương đối thấp ở năm 2018 là 53,92 triệu đồng/người/năm và năm 2015 là 26,84 triệu đồng/người/năm. Thu nhập bình quân bị chi phối bởi qui mô đất canh tác, số người trong hộ, số người lao động và khả năng đa dạng hóa thu nhập của nơng hộ. Thu nhập bình qn thấp một phần là do diện tích cánh tác của nơng hộ ít. Tuy nhiên, có một số trường hợp hộ gia đình có diện tích đất nơng nghiệp ít, nhân khẩu đơng nhưng người có khả năng lao động lại ít nên thu nhập thấp. Ngược lại, có những hộ có nhiều đất nhưng ít nhân khẩu và có khả năng lao động nên họ tạo ra nhiều thu nhập. Một khía cạnh khác làm cho thu nhập từ lúa của nông hộ thấp là do giá lúa trên thị trường thấp cộng với nạn cò lúa thao túng giá khắp nơi làm cho nông hộ không thể bán lúa trực tiếp cho thương lái mà phải thông qua cị lúa. Ngồi ra, thời tiết ngày càng khó lường nơng hộ khơng thể dự đoán để gieo xạ và thu hoạch đúng thời điểm thuận lợi làm cho chất lượng và năng suất lúa không đạt kết quả tốt nhất. Kết quả là giá lúa bán ra thấp dẫn đến thu nhập nông hộ thấp.
Một thông tin đáng lưu ý là năng suất lúa bình qn của nơng hộ có sự khác biệt ở năm 2015 là 7,76 tấn/ha với năm 2018 là 7,02 tấn/ha (khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%). Kết quả này có thể là do năng suất lúa ở ĐBSCL đã đạt đến ngưỡng, vì vậy các khoản đầu tư cho sản xuất thông qua yếu tố đầu vào sẽ không mang đến hiệu quả thiết thực. Để khắc phục bất lợi này, việc nâng cao chất lượng hạt lúa (như triển khai sản xuất một cách hợp lý giống lúa ST25 – giống lúa cho gạo ngon nhất thế giới) nhằm tận dụng cơ hội thị trường (đó là, gạo chất lượng cao có thể bán được với giá tốt), qua đó làm tăng thu nhập cho các nơng hộ trồng lúa.
5.1.2 Thực trạng tín dụng
Số tiền nông hộ vay được từ các tổ chức tín dụng chính thức bình qn năm 2015 là 13,46 triệu đồng/năm và năm 2018 nơng hộ vay được bình qn là 43,56 triệu đồng. Bên cạnh đó, số lần vay bình qn của nơng hộ ở năm 2015 là 2,06 lần/hộ/năm và ở năm 2018 là 1,38 lần/hộ/năm, chi phí giao dịch – thường song hành với số lần vay nên số lần vay ít (số tiền nhiều/lần) sẽ giúp nơng hộ tiết kiệm được chi phí, tạo động cơ khích lệ nơng hộ tiếp cận nguồn vốn chính thức và nâng cao ý thức sử dụng vốn cũng
như trả nợ bởi các TCTD ngày một vận dụng các chính sách kiểm sốt cho vay một cách khoa học và chặt chẽ hơn.
Mặc dù vay được tín dụng chính thức nhưng loại hình tín dụng này dường như chưa đáp ứng đầy đủ vốn cho nhu cầu sản xuất của nông hộ nên nơng hộ vẫn cịn tiếp tục mua chịu VTNN với lượng tiền khá lớn. Cụ thể, lượng tiền mua chịu của nông hộ ở năm 2015 là 30,28 triệu đồng/năm và năm 2018 là 33,19 triệu đồng/năm. Mặc dù bán chịu vật tư nông nghiệp (hay cho vay dưới hình thức hiện vật) cho nơng hộ mang lại rủi ro cho các đại lý nhưng do tiết kiệm được chi phí giao dịch, giá bán cao và giảm thiểu được áp lực cạnh tranh nên các đại lý vật tư thường áp dụng chính sách này một cách phổ biến đối với nơng hộ, mặc dù có chọn lọc (Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn, 2013).
Bảng 5.2 Thực trạng hạn chế tín dụng đối với nơng hộ
2015 2018
Tiêu chíSố hộTỷ trọng
(%)
Số hộTỷ trọng (%)