NĂNG SUẤT SẢN XUẤT CỦA NƠNG HỘ
Tín dụng được xem là một kênh quan trọng giúp cải thiện hiệu suất của ngành nơng nghiệp nói chung và của nơng hộ nói riêng. Khi tiếp cận được tín dụng, nơng hộ có nhiều nguồn lực hơn để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho sản xuất, đặc biệt là giống, phân bón và nơng dược. Số lượng đủ kết hợp với chất lượng đầu vào cao được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến năng suất, sản lượng và thu nhập của nông hộ.
Như đã đề cập ở phần cơ sở lý thuyết, hai yếu tố đầu vào cơ bản của sản xuất lúa là vốn (K
)
và lao động (L) có thể được sử dụng để ước lượng năng suất sản xuất của nông hộ thông qua đại lượng năng suất biên. Theo đó, năng suất vốn là tỷ số giữa sản lượng đầu ra và vốn (Y / K ) và năng suất lao động là tỷ số giữa sản lượng đầu ra và lao động (Y / L) . Song, hai yếu tố đầu vào này có thể thay thế lẫn nhau, một số nơng hộ có thể sử dụng nhiều vốn, số khác thì sử dụng nhiều lao động để đạt cùng một mức sản lượng. Khi đó, việc so sánh năng suất giữa các nơng hộ có mức thâm dụng vốn và lao động khác nhau có thể cho ra kết quả khác nhau. Vì vậy, một cách khác để so sánh năng suất giữa các nông hộ là hệ số co giãn của sản lượng theo vốn () và theo lao động () . Hệ số co giãn cho biết, khi tăng 1% vốn hay 1% lao động thì sản lượng sẽ tăng tương
ứng % và % . Nói cách khác, tham số và mới là đại lượng thực sự đo lường năng suất biên của vốn và lao động. Song, vấn đề khơng dừng ở đó, bởi ngay cả khi hai nơng hộ có cùng và thì mức độ thay đổi sản lượng của hai nơng hộ cũng khơng giống nhau. Đó là do sự khác biệt ở năng suất yếu tố tổng hợp (TFP),1 bắt nguồn từ kỹ thuật sản xuất, kỹ năng của người lao động và khả năng tiếp cận thị trường (với các giả định về thể chế, chính sách và các nguồn lực khác là như nhau).
Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy kết quả khác biệt về tác động của tín dụng đối với năng suất lúa. Nếu đủ vốn cho sản xuất, nông hộ sẽ sử dụng số lượng các yếu tố đầu vào với chất lượng tối ưu để tăng năng suất. Ngược lại, thiếu vốn khiến các yếu tố
đầu vào khác (như đất đai và lao động) không được khai thác triệt để, kiến thức và kinh nghiệm sản xuất của nông hộ không được áp dụng để tận dụng các thành tựu của khoa học – kỹ thuật nhằm tối đa hóa năng suất. Thực tế cho thấy, khi tiếp cận được tín dụng, nơng hộ sử dụng lao động và vốn với tư cách là hai yếu tố đầu vào bổ sung, dưới sự hỗ trợ tích cực của các yếu tố đầu vào khác. Ngược lại, đối với nông hộ bị hạn chế tín dụng, lao động thường được sử dụng thay thế cho vốn và các ưu thế khác của nơng hộ có thể bị bỏ qua nên năng suất lúa bị hạn chế.
Đối với việc hiện đại hóa nơng nghiệp và phát triển kinh tế nơng thơn, tín dụng nơng nghiệp đóng một vai trị quan trọng (Zuberi, 1989). Hiện đại hóa nơng nghiệp là q trình áp dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật hiện đại, cải thiện nguồn nhân lực, quản lý hữu hiệu nguồn tài ngun và mơi trường, trong đó tín dụng vẫn là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Tín dụng nơng nghiệp tạo cơ hội cho nông hộ sử dụng đầy đủ các yếu tố đầu vào, áp dụng các kỹ thuật sản xuất hiện đại và phân bổ nguồn lực hợp lý hơn để tăng năng suất cây trồng. Theo Zuberi (1989), năng suất nông nghiệp của nông hộ ở Pakistan tăng là do nông hộ sử dụng các yếu tố đầu vào tiên tiến như phân bón hóa học, giống cải tiến và các cơng trình thủy lợi được hiện đại hóa, bên cạnh sự hỗ trợ của các kỹ thuật sản xuất mới chủ yếu được phát triển từ chính trong nước nên có tác động mạnh. Nghiên cứu này cịn nhấn mạnh rằng, nơng hộ tiếp cận được tín dụng thúc đẩy áp dụng rộng rãi và kịp thời các kỹ thuật sản xuất mới, qua đó làm giảm rủi ro trong sản xuất. Vì vậy, chính phủ có thể xem xét thực thi các chính sách cung ứng tín dụng theo các điều khoản và điều kiện dễ dàng để nơng hộ có thể khai thác tối đa ưu thế trên. Đặc biệt chính phủ cần quan tâm phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn để giúp nông hộ đủ kiến thức trong áp dụng và phát minh ra các kỹ thuật sản xuất ngày một tiên tiến hơn để cải thiện năng suất cây trồng.
Theo Feder và cộng sự (1990), tín dụng cho phép nông hộ thỏa mãn nhu cầu tiền mặt do chu kỳ sản xuất đặc trưng của nông nghiệp. Chuẩn bị đất, xuống giống, chăm sóc và thu hoạch thường được thực hiện trong khoảng thời gian vài tháng. Nông hộ chỉ thu được tiền mặt ở cuối vụ, nhưng chi tiêu cho yếu tố đầu vào thường phải được thực hiện bằng tiền mặt trước đó. Nếu khơng bị hạn chế tín dụng, quyết định sản xuất của nơng hộ hồn tồn độc lập với quyết định chi tiêu cho yếu tố đầu vào, do đó năng suất khơng bị ảnh hưởng. Song, với sự hiện diện của thông tin bất đối xứng, chọn lựa sai lầm và động cơ lệch lạc, hiển nhiên là nông hộ phải đối mặt với hạn chế tín dụng bởi TCTD muốn giảm thiểu rủi ro không thu hồi được nợ. Khi đó, quyết định sản xuất bị lệ thuộc vào lượng tiền mặt mà nơng hộ có được. Hệ quả là lượng sử dụng và cách thức kết hợp các loại yếu tố đầu vào sẽ khơng cịn tối ưu và vai trị của tín dụng là khắc phục khiếm khuyết này để làm tăng năng suất cây trồng trong điều kiện diện tích đất là cố định. Nói cách khác, việc tiếp cận tín dụng của nơng hộ chỉ có thể ảnh hưởng đến năng suất của họ thông qua sử dụng các yếu tố đầu vào bởi nông hộ bị hạn chế tín dụng sẽ có xu hướng sử dụng mức đầu vào thấp hơn trong hoạt động sản xuất so với nông hộ không bị hạn chế. Feder và cộng sự (1990) lập luận, nơng hộ tiếp cận được tín dụng sẽ cải thiện được
năng suất trong sản xuất nông nghiệp của họ. Tuy nhiên, nghiên cứu này nhận thấy, mức tăng năng suất trong sản xuất nông nghiệp của nơng hộ chưa tương xứng với mức tín dụng mà họ nhận được. Cụ thể, 1 Nhân dân tệ (yuan) vay được thêm làm tăng giá trị sản lượng khoảng 0,235 Nhân dân tệ. Nguyên nhân của hiện tượng này là nông hộ không sử dụng hết tiền vay cho mục đích sản xuất bởi tính đa dụng của tiền. Trong tổng số tiền vay, khoảng 1/3 được nông hộ chi cho tiêu dùng do các nhu cầu cấp bách nhưng thiết yếu.
Junejo (2002) lập luận rằng, tiềm năng nông nghiệp nên được khai thác bằng cách tăng năng suất của cây trồng thông qua công tác cải tiến giống với sự hỗ trợ của nguồn tín dụng mà nơng hộ tiếp cận được. Giống tốt giúp cây trồng chống chịu ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố ngoại biên (thời tiết, khí hậu và sâu bệnh) và đồng thời tăng năng suất (các giống lúa mới được gieo trồng ở các nước xuất khẩu gạo là minh chứng rõ nét cho điều này), do đó là cách tối ưu để giảm chi phí trong sản xuất lúa. Năng suất cây trồng tăng theo cách này đồng nghĩa với việc sử dụng các yếu tố đầu vào (đặc biệt là nơng dược) giảm do ít bị sâu, rầy và các dịch bệnh khác phá hại. Bên cạnh đó, cây trồng có năng suất và chất lượng cao sẽ giảm bớt chi phí quảng cáo tính trên đơn vị sản phẩm, đồng thời dễ xuất khẩu ra trị trường thế giới và tăng khả năng cạnh tranh. Junejo (2002) còn nhận thấy, nhu cầu tín dụng của nơng hộ ở địa bàn nghiên cứu tăng dần bởi họ chuyển từ sử dụng phân hữu cơ sang phân hóa học, sử dụng thuốc diệt cỏ và chuyển từ thu hoạch thủ cơng sang phương pháp cơ giới hóa. Để thực hiện điều đó, nơng hộ cần nguồn tài chính dồi dào nên có xu hướng vay nhiều hơn để có thể mua được các yếu tố đầu vào cần thiết trên thị trường thay vì tự sản xuất ra như trước đây.
Ở Pakistan, chính phủ nhận thấy khiếm khuyết cố hữu của thị trường tín dụng, đặc biệt trong việc kiểm sốt rủi ro liên hồn trong sản xuất nông nghiệp, nên đã thực thi chính sách tín dụng trợ giá cho nơng hộ (Khandker và Faruqee, 2003). Sử dụng phương pháp ước lượng hai giai đoạn có tính đến vấn đề nội sinh của vốn sản xuất, nghiên cứu này chỉ ra rằng nguồn tín dụng chính thức từ các chương trình trên giúp cải thiện năng suất và đời sống của nông hộ quy mô nhỏ mạnh hơn so với nơng hộ quy mơ lớn. Nói cách khác, hạn chế tín dụng ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp của nông hộ với quy mô sản xuất nhỏ mạnh hơn đối với nơng hộ sản xuất với quy mơ lớn. Đó là vì hầu hết nơng hộ sản xuất nhỏ thường có thu nhập thấp nên việc tự tài trợ để mua các yếu tố đầu vào cho sản xuất là khơng dễ dàng. Do đó, tín dụng giúp họ mua yếu tố đầu vào cần thiết để đảm bảo sản lượng nơng nghiệp. Như vậy, giảm hạn chế tín dụng thơng qua các chương trình tín dụng do chính phủ tài trợ có thể giúp nơng hộ thốt nghèo. Mặc dù các chương trình này chưa phải là hồn hảo bởi có nhiều khiếm khuyết và khá tốn kém nhưng, theo Khandker và Faruqee (2003), lợi ích của chúng cao hơn chi phí khoảng 13%. Kết quả của nghiên cứu này cịn cho thấy, nơng hộ sản xuất quy mơ nhỏ (có diện tích đất canh tác ít hơn 10.000 m2) sử dụng có hiệu quả vốn vay hơn, đặc biệt là trên phương diện làm tăng năng suất cây trồng thông qua việc thuê mướn lao động và mua phân bón, so với nơng hộ quy mơ lớn có nhiều đất bởi nhóm nơng hộ này bị giới hạn
bởi các loại yếu tố đầu vào khác như lao động hay năng lực tổ chức sản xuất. Khi lượng tiền vay từ chương trình tín dụng này tăng 10%, giá trị đầu tư cho sản xuất của các nông hộ được nghiên cứu tăng khoảng 1%. Lượng tiền cho vay đến các nông hộ quy mơ nhỏ cịn có tỷ lệ thu hồi nợ cao hơn do có thể kiểm sốt một cách hiệu quả hơn. Mặc dù vậy, chương trình tín dụng nói trên chỉ tiếp cận được một tỷ lệ nhỏ nơng hộ nên tính hiệu quả của nó cịn hạn chế trên phương diện quy mô.
Iqbal và cộng sự (2003) nhận thấy, khả năng tiếp cận tín dụng của nơng hộ tăng có thể tạo điều kiện sử dụng đầu vào gần với mức tối ưu nhằm tăng năng suất và ngược lại, hạn chế tín dụng sẽ làm giảm năng suất của nơng hộ. Cụ thể, nghiên cứu này cho thấy tín dụng ảnh hưởng tích cực đến việc sử dụng lao động và nguồn nước, từ đó giúp nơng hộ làm tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, tác giả cho rằng nơng hộ có thể bị mất mùa do mưa lớn và hạn hán kéo dài khiến năng suất nơng nghiệp giảm và có thể mất trắng. Khi đó, nếu dễ dàng tiếp cận tín dụng và tín dụng được cung cấp kịp thời, nơng hộ họ sẽ có thể phịng tránh và khắc phục tổn thất, giúp ổn định cuộc sống và tái đầu tư sản xuất ở vụ tiếp. Ngược lại, việc không vay được sẽ ảnh hưởng đến mùa vụ tiếp theo, không những ảnh hưởng đến sản xuất của nơng hộ mà cịn gây bất ổn về an ninh lương thực ở phạm vi vĩ mơ. Đặc biệt, nơng hộ có quy mơ sản xuất nhỏ mặc dù thường chiếm số đông và không tiếp tục vay được khi mất mùa bởi TCTD đặt mục tiêu an toàn trong cho vay lên hàng đầu bởi lý do thương mại (tối đa hóa lợi nhuận). Điều này dẫn đến việc cơ hội sản xuất khơng được khai thác, lãng phí tài ngun quốc gia và gây ra bất ổn xã hội do nghèo đói. Bên cạnh đó, việc thiếu cơ chế bảo hiểm nông nghiệp do hiện tượng thông tin bất đối xứng, chọn lựa sai lầm và động cơ lệch lạc từ phía người được bảo hiểm cũng làm cho nơng hộ gặp khó khăn khi họ gặp thiên tai, dịch bệnh làm mất mùa. Vì vậy, Iqbal và cộng sự (2003) đề xuất rằng các tổ chức tài chính cần được khuyến khích mở rộng tín dụng cho nơng nghiệp thơng qua việc mở rộng mạng lưới kinh doanh đến nông hộ, chú trọng đến các nông hộ quy mô nhỏ. Đặc biệt, các tổ chức tín dụng nên mở rộng các khoản vay cho nông hộ nghèo trong trường hợp mất mùa quy mơ lớn, đặc biệt là cho nơng hộ có hồ sơ vay tốt và các khoản vay này có thể được cấp ngồi tín dụng để giúp nơng hộ triển khai hoạt động sản xuất. Ngồi ra, cơ chế bảo hiểm mùa màng có thể được thực hiện để bảo hiểm cho nông hộ chống lại thiệt hại do hạn hán, sâu bệnh, mưa đá, giông bão, mưa lớn và các nguy cơ tự nhiên khác.
Sự khác biệt trong khả năng tiếp cận tín dụng chính thức có thể dẫn đến sự khác biệt trong việc khai thác tài sản, làm gia tăng sự khác biệt về năng suất giữa các nông hộ. Guirkinger và Boucher (2008) cho rằng, nơng hộ bị hạn chế tín dụng có năng suất thấp là do tài sản sản xuất (đất) của nông hộ không được khai thác một cách hiệu quả khi thiếu vốn. Thật vậy, khi thiếu vốn nông hộ không thể thuê lao động, mua yếu tố đầu vào tốt nhất để phục vụ cho tài sản sản xuất (đất) một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, đất là tài sản có tính thanh khoản thấp nên nơng hộ không thể khai thác được giá trị thị trường của nó, đặc biệt là khi thị trường đất đai cịn kém phát triển. Vì vậy, nghiên cứu này đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu sự khơng hồn hảo của thị trường tín dụng nơng
thơn thơng qua chính sách mở rộng tự do hóa tài chính để nâng cao năng suất nguồn lực của nơng hộ. Cụ thể, tự do hóa tài chính có thể đi kèm với tự do hóa thị trường đất đai ở nơng thơn dưới hình thức cấp đất, đầu tư vào đất đai và xóa bỏ các hạn chế pháp lý đối với chuyển nhượng đất. Đặc biệt, chính sách cần tạo điều kiện cho việc sử dụng đất làm tài sản thế chấp, qua đó giúp giảm thiểu hạn chế tín dụng. Bên cạnh đó, cải cách nhằm giảm chi phí giao dịch liên quan đến đơn xin vay, đăng ký tài sản thế chấp, cùng với tăng cường hiệu quả của hệ thống pháp lý và chia sẻ thơng tin tín dụng. Các chính sách đã nói ở trên có khả năng ảnh hưởng đến năng suất bằng việc giảm bớt hạn chế tín dụng đối với nơng hộ. Tăng cường tính hiệu quả của thị trường tín dụng nơng thơn cũng địi hỏi phải khắc phục các khiếm khuyết của thị trường bảo hiểm đối với khu vực nông thôn ở các nước đang phát triển.
Ethiopia là một trong các quốc gia nghèo nhất thế giới mặc dù đứng thứ 14 tính về quy mô dân số. Để đảm bảo lương thực cho số dân đông như vậy, năng suất trong sản xuất nông nghiệp cần phải được cải thiện bởi phần lớn diện tích đất màu mỡ ở đây đã được khai thác gần như triệt để (Matsumoto và Yamano, 2010). Từ năm 1994, chính phủ Ethiopia đã thực thi chính sách tín dụng ưu đãi dành mua phân bón với lãi suất thấp, thậm chí bằng khơng, nhằm khuyến khích nơng hộ tăng sử dụng phân bón để cải thiện năng suất cây trồng. Tuy nhiên, chương trình này phải đối mặt với nhiều thách thức khiến cho tính hiệu quả của nó bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thứ nhất, hệ thống phân phối phân bón do chính phủ tổ chức và điều hành hoạt động kém hiệu quả nên chất