THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2018 của ĐBSCL là 7,08%, với cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hạn chế tín dụng đến lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào và năng suất lúa của nông hộ ở Đồng bằng Sông Cửu Long. (Trang 96 - 103)

6 Niên giám Thống kê 2018.

4.2 THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2018 của ĐBSCL là 7,08%, với cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2018 của ĐBSCL là 7,08%, với cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, trong đó sản xuất nơng, lâm và ngư nghiệp (khu vực I) chiếm tỷ trọng 14,57%, sản xuất công nghiệp (khu vực II) xấp xỉ 34,28% và thương mại – dịch vụ đóng góp 41,17%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,8%. Thu nhập bình quân đầu người của Vùng là 58,42 triệu đồng/năm. Tuy chậm nhưng kinh tế ĐBSCL cũng chuyển dịch theo hướng giảm sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, tăng sản xuất công nghiệp và thương mại – dịch vụ. Đây cũng là nguyên nhân khiến diện tích đất nơng nghiệp mất dần bởi sự xuất hiện của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch và sân golf. Việc chuyển dịch đó đáng khích lệ nếu các ngành mới phát triển sử dụng quỹ đất một cách hiệu quả. Song, việc chuyển cơ cấu sản xuất sang khu vực công nghiệp và ưu tiên xuất khẩu lại không làm lan tỏa nhiều đến thu nhập của người dân bởi hầu hết các ngành này chỉ gia công lắp ráp. Vả lại, nhiều ngành công nghiệp được triển khai gần đây lại làm ô nhiễm nguồn nước một cách nghiêm trọng. Nhóm ngành nơng nghiệp và cơng nghiệp chế biến nơng sản có lan tỏa tích cực đến thu nhập của nền kinh tế mà lại ít ảnh hưởng đến nhập khẩu – yếu tố gây thâm hụt cán cân thương mại – và ít tàn phá mơi trường tự nhiên.

(km2)(%) (km2) (km2) An Giang 3.536,7 2.827 79,93 116 242 135 Bạc Liêu 2.669,0 1.018 38,14 37 108 49 Bến Tre 2.394,8 1.405 58,67 70 110 81 Cà Mau 5.221,2 1.432 27,43 950 234 65 Cần Thơ 1.439,0 1.123 78,04 119 82 Đồng Tháp 3.383,8 2.603 76,93 111 256 146 Hậu Giang 1.621,7 1.359 83,80 43 113 45 Kiên Giang 6.348,8 4.630 72,93 711 297 137 Long An 4.494,9 3.182 70,79 293 387 266 Sóc Trăng 3.311,9 2.132 64,37 98 208 57 Tiền Giang 2.510,6 179,5 07,15 30 143 100 Trà Vinh 2.358,3 1.478 62,67 77 136 49 Vĩnh Long 1.525,7 1.197 78,46 101 60 ĐBSCL (A) 40.816,4 26.181 64,14 2.536 2.454 1.272 Cả nước (B)331.235,7115.08034,7414.910518.7437.149 (A)/(B)0,123 0,255 0,017 0,131 0,178

Nguồn: Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam (http://www.siwrp.org.vn)

Hình 4.1. Suy thối và ơ nhiễm mơi trường ở ĐBSCL 4.2.1 Diện tích lúa

Năm 2018, ĐBSCL chiếm 54,26% diện tích trồng lúa của cả nước. Diện tích lúa ở ĐBSCL tăng chậm trong giai đoạn 2015 và giảm vào năm 2016 đến năm 2018 (Bảng 4.3). Xu hướng giảm diện tích lúa ở ĐBSCL ngày một hiện hữu do chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Vùng (sang công nghiệp, thương mại và dịch vụ), cùng với các khó khăn trong sản xuất lúa như thiên tai, dịch bệnh, giá bán lúa bấp bênh, giá đầu vào (vật tư nông nghiệp) tăng và môi trường tự nhiên bị tàn phá.

Bảng 4.3 Diện tích lúa ở ĐBSCL giai đoạn 2015–2018

Tỉnh (thành)Tiêu chí2015201620172018

Diện tích (1.000 ha)644669641623

Tốc độ tăng/năm (%)2,943,85–5,00–3,00

Bạc Liêu Diện tích (1.000 ha)Tốc độ tăng/năm (%) 0,22181 –5,00172 4,75181 2,43185

Bến Tre Diện tích (1.000 ha)Tốc độ tăng/năm (%) –5,4163 –42,342 32,2855 –5,8351.7

Cà Mau Diện tích (1.000 ha)Tốc độ tăng/năm (%) –0,62127 –0,11112 0,01113 0,03117

Cần Thơ Tổng cộng (1.000 ha)Tốc độ tăng/năm (%) 0,02238 0,01240 0,04240 237.4–0,01

Đồng Tháp Diện tích (1.000 ha)Tốc độ tăng/năm (%) 3,29546 0,98551 –2,37538 –3,32520

Hậu Giang Diện tích (1.000 ha)Tốc độ tăng/năm (%) 0,877207 –2,36202 2,17207 –5,81195

Kiên Giang Diện tích (1.000 ha)Tốc độ tăng/năm (%) 2,11769 –0,46766 –3,99735 –0,93728

Long An Diện tích (1.000 ha)Tốc độ tăng/năm (%) 0,71523 0,86527 –0,13527 –2,92511

Sóc Trăng Diện tích (1.000 ha)Tốc độ tăng/năm (%) –0,33363 –1,68357 –2,35348 1,01352

Tiền Giang Diện tích (1.000 ha)Tốc độ tăng/năm (%) –2,55225 –4,09216 –2,18211 –4,51201

Trà Vinh Diện tích (1.000 ha)Tốc độ tăng/năm (%) 0,00236 –10,68211 4,55220 1,41223

Vĩnh Long Diện tích (1.000 ha)Tốc độ tăng/năm (%) 0,16181 –2,27176 –3,96169 –4,48162

Diện tích (1.000 ha)4.3024.2414.1854.107

ĐBSCLTốc độ tăng (%)1,23–1,41–1,32–1,86

So với cả nước (%)54,9554,8254,3254,26

Nguồn: Niên giám thống kê 2018 An Giang

Với xu thế trên, diện tích lúa ở cả ba vụ Đơng xn, Hè thu và Thu đông – Mùa cũng giảm. Do năng suất và hiệu quả của ba vụ này khơng đồng đều (Đơng xn là vụ có năng suất và hiệu quả cao nhất, kế đến là Hè thu) nên diện tích lúa của cả ba vụ đều giảm ngụ ý rằng năng suất và hiệu quả của sản xuất lúa ở ĐBSCL thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Diện tích đất giảm thường là những vùng đất màu mỡ và thuận lợi trong giao thông – do bị thay thế bởi các khu công nghiệp, khu chế xuất và sân golf, mặc dù các mục tiêu sử dụng đất mới này chưa phát huy hiệu quả mà còn tàn phá mơi trường, như vừa phân tích.4.2.2. Năng suất lúa

Bên cạnh diện tích, năng suất cũng quyết định sản lượng và số cung lúa trên thị trường. Năng suất lúa chịu ảnh hưởng của giống, kỹ thuật canh tác và điều kiện tự nhiên. Kỹ thuật canh tác không khác biệt lớn giữa các nông hộ nên điều kiện tự nhiên là yếu tố quyết định năng suất lúa ở ĐBSCL. Các địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi có năng suất lúa cao hơn bình quân của Vùng (Bảng 4.4), bao gồm An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang và Vĩnh Long. Ngoại trừ Kiên Giang, đất canh tác lúa của các địa phương còn lại đều nằm dọc theo hai nhánh sông Tiền và sơng Hậu và ít bị nhiễm mặn nên năng suất cao. Mặc dù vậy, năng suất lúa ở các địa phương này có dấu hiệu chững lại và thậm chí giảm (Bảng 4.4 trang sau).

Một trong những nguyên nhân của hiện tượng trên là do đất bị khai thác quá mức (để trồng lúa ba vụ) nên ngày càng bạc màu và sâu bệnh gây hại liên tục phát triển. Để đảm bảo năng suất, các nông hộ phải đầu tư nhiều hơn nhưng năng lực tài chính có hạn. Do đó, nếu khơng được hỗ trợ về kỹ thuật canh tác và vốn từ các cơ quan chức năng và các tổ chức tín dụng, năng suất lúa của nơng hộ khó có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng như vừa qua.

Gần đây, nơng hộ ở ĐBSCL đã chú trọng canh tác các loại giống lúa năng suất và chất lượng cao, có thể chống chịu sâu bệnh, xâm nhập mặn và tác động của biến đổi khí hậu. Các tổ hợp tác, HTX và câu lạc bộ nông dân sản xuất giống lúa chất lượng cao đã đóng vai trị quan trọng trong việc đưa các giống lúa này đến cho nông hộ. Các trung tâm khuyến nông ở các địa phương cũng đã tổ chức các buổi hội thảo, tham quan các mơ hình sản xuất giống hay đánh giá các giống lúa triển vọng để giúp nơng hộ có cơ hội tìm hiểu thêm các giống lúa và khả năng thích nghi của chúng. Nhờ đó, việc sản xuất các giống lúa chất lượng cao được thuận lợi hơn và nông hộ cũng dễ tiếp cận các loại giống lúa này để đưa vào canh tác.

78 8

7 Điển hình, Nhà máy giấy Lee & Man ở tỉnh Hậu Giang gây ra mối quan ngại sâu sắc đối với môi

trường. Ở hầu hết các nước, khu công nghiệp thường được xây dựng ở những nơi dễ cô lập chất thải, biệt lập địa bàn dân cư và đất không thể sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Ta làm điều ngược lại : các khu cơng nghiệp lại được xây dựng cạnh sơng (rất khó cơ lập chất thải), cạnh (hay ngay trong) các địa bàn dân cư đơng đúc và nơi có đất đai màu mỡ.

8 Hầu hết các giống lúa này là do Viện Lúa ĐBSCL sản xuất. Việc đã chuyển giao 132 giống lúa

Bảng 4.4 Năng suất lúa ở ĐBSCL giai đoạn 2015–2018

Tỉnh (thành)Tiêu chí 2015201620172018

An Giang Năng suất (tấn/ha)Tốc độ tăng (%) –1,716,32 –6,015,94 6,051,85 6,243,14

Bạc Liêu Năng suất (tấn/ha)Tốc độ tăng (%) 5,892,43 –2,215,76 5,902,43 6,001,69

Bến Tre Năng suất (tấn/ha)Tốc độ tăng (%) –7,524,43 –52,372,11 96,214,14 10,634,58

Cà Mau Năng suất (tấn/ha)Tốc độ tăng (%) –15,243,61 09,814,03 –2,233,94 14,724,52

Cần Thơ Năng suất (tấn/ha)Tốc độ tăng (%) 5,920,51 –1,695,82 –0,695,78 6,013,98

Đồng Tháp Năng suất (tấn/ha)Tốc độ tăng (%) –0,646,20 –0,656,16 –3,255,96 6,397,21

Hậu Giang Năng suất (tấn/ha)Tốc độ tăng (%) 6,246,30 –2,406,09 6,100,16 6,374,43

Kiên Giang Năng suất (tấn/ha)Tốc độ tăng (%) 6,030,33 –9,955,43 5,521,66 5,855,98

Long An Năng suất (tạ/ha)Tốc độ tăng (%) 5,581,27 –4,845,31 –5,465,02 5,489,16

Sóc Trăng Năng suất (tấn/ha)Tốc độ tăng (%) 6,270,64 –2,876,09 –0,666,05 6,060,17

Tiền Giang Năng suất (tấn/ha)Tốc độ tăng (%) 5,980,67 –1,675,88 5,930,85 6,255,40

Trà Vinh Năng suất (tấn/ha)Tốc độ tăng (%) 5,680,89 –20,074,54 13,885,17 5,649,09

Vĩnh Long Năng suất (tấn/ha)Tốc độ tăng (%) 6,060,5 –12,215,32 5,564,51 5,997,73

ĐBSCL Năng suất(tấn/ha)Tốc độ tăng (%) 5,950,17 –5,625,55 5,640,36 5,955,50

Nguồn: Niên giám thống kê 2018

Như vừa phân tích, nơng hộ ở ĐBSCL đã bắt đầu quan tâm đến sử dụng giống lúa chất lượng cao, đặc biệt là các nông hộ tham gia Cánh đồng lớn. Song, việc sản xuất và nhân rộng giống lúa chất lượng cao đang gặp nhiều khó khăn bởi chưa có đơn vị kiểm định chất lượng hạt giống khi đưa ra thị trường. Hệ thống tiếp thị các giống lúa này chưa được tổ chức chặt chẽ nên giống “thật” và giống “giả” lẫn lộn và giá cả cũng rất bất hợp lý nên nhiều nơng hộ có xu hướng quay lại sử dụng giống lúa truyền thống do chính mình sản xuất. Chỉ khoảng 25% số nông hộ sử dụng giống lúa được xác nhận.9 Do đó, cần có các tổ chức chuyên trách để kiểm nghiệm giống lúa xác nhận và vận hành mạng lưới sản xuất và cung ứng giống lúa chất lượng cao đến tận nông hộ.

4.2.3 Sản lượng lúa

Sản lượng lúa là kết hợp giữa diện tích và năng suất lúa. Do hai khía cạnh này biến động qua các năm nên sản lượng lúa của ĐBSCL cũng biến động (Bảng 4.5). Năm 2018, ĐBSCL đóng góp 55,57% sản lượng lúa và xấp xỉ 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước nhờ thừa hưởng truyền thống canh tác lúa lâu đời, điều kiện tự nhiên thuận lợi,

tính cần cù và chịu khó nên nơng hộ ở ĐBSCL khá hiệu quả trong canh tác lúa. Song, nông hộ nơi đây đang phải đối mặt với nhiều thách thức gay gắt bắt nguồn từ việc sản xuất lúa phát triển không bền vững do thiếu tầm nhìn chiến lược, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, suy thối nguồn tài nguyên tự nhiên và ô nhiễm môi trường bởi nông hộ ngày càng lạm dụng nơng dược để duy trì năng suất (Wassmann và cộng sự, 2004). Bảng 4.5 Sản lượng lúa của ĐBSCL (2015–2018)

Tỉnh (thành) Tiêu chí 2015201620172018

An Giang Sản lượng (tấn)Tốc độ tăng (%) 4.073,701,26 3.974,70–2,43 3.879,60–2,39 3.890,700,29

Bạc Liêu Sản lượng (tấn)Tốc độ tăng (%) 1.064,502,65 993,10–6,71 1.064,907,23 1.110,504,28

Bến Tre Sản lượng (tấn)Tốc độ tăng (%) 278,80–12,57–87,6068,58 227,20159,36 236,804,23

Cà Mau Sản lượng (tấn)Tốc độ tăng (%) 465,20–15,72 452,00–2,84 446,00–1,33 530,7018,99

Cần Thơ Sản lượng (tấn)Tốc độ tăng (%) 1.408,102,95 1.397,80–0,73 1.387,20–0,76 1.426,3002,82

Đồng Tháp Sản lượng (tấn)Tốc độ tăng (%) 3.384,502,56 3.396,800,36 3.206,80–5,59 3.327,503,76

Hậu Giang Sản lượng (tấn)Tốc độ tăng (%) 1293,107,35 1.231,00–4,80 1.261,002,44 1.239,60–1,70

Kiên Giang Sản lượng (tấn)Tốc độ tăng (%) 4.643,002,44 4.161,60–10,37 4.058,80–2,47 4.260,204,96

Long An Sản lượng (tấn)Tốc độ tăng (%) 2.918,702,03 2.802,20–3,99 2.643,20–5,67 2.802,706,03

Sóc Trăng Sản lượng (tấn)Tốc độ tăng (%) 2.275,500,45 2.171,10–4,59 2.105,10–3,04 2.131,501,25

Tiền Giang Sản lượng (tấn)Tốc độ tăng (%) 1.344,40–1,89 1.268,10–5,68 1.249,30–1,48 1.257,300,64

Trà Vinh Sản lượng (tấn)Tốc độ tăng (%) 1.339,500,95 –956,3028,61 1.137,4018,94 1.259,3010,72

Vĩnh Long Sản lượng (tấn)Tốc độ tăng (%) 1094,700,69 –938,7014,25 942,500,40 968,802,79

ĐBSCL Sản lượng (tấn)Tốc độ tăng (%) 25.583,701,34 23.831,00–6,85 23.609,00–0,93 24.441,903,53

Nguồn: Niên giám thống kê 2018

Sản lượng lúa của ĐBSCL tăng với tốc độ nhanh hơn chút ít so với diện tích (sản lượng năm 2015 tăng 1,34% so với năm 2014, diện tích năm 2015 tăng 1,23% so với năm 2014) nhờ năng suất tăng do thâm canh, nhưng từ năm 2016 đến 2018 sản lượng giảm nhanh hơn diện tích (Bảng 4.5). Thực tế trên cho thấy tính cấp bách của việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Vùng (theo hướng phát triển công nghiệp – thương mại – dịch vụ và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao) để tránh lệ thuộc vào sản xuất nông nghiệp truyền thống một khi diện tích canh tác và năng suất đã đạt ngưỡng.

Thách thức đối với nông hộ trồng lúa ở ĐBSCL là khối lượng sản phẩm lớn (hơn 24 triệu tấn năm 2018) nhưng giá trị thấp bởi ít chú trọng nâng cao chất lượng mà sản xuất tự phát, theo “đuôi” thị trường và thiếu chiến lược dài hạn được hoạch định trên cơ sở dự báo nhu cầu thị trường và khai thác bền vững các nguồn lực. Phần lớn nông hộ

trồng lúa sử dụng giống lúa thường. Tỷ lệ nông hộ trồng các giống lúa đặc sản chỉ xấp xỉ 17,8%.

Hộp 4.1. Chi phí của nơng hộ trồng lúa ở ĐBSCL

Như vừa phân tích, khơng chỉ khơng chủ động được giá bán lúa mà nông hộ ở ĐBSCL – do thu nhập thấp, năng lực tài chính, dự trữ yếu, kiến thức khoa học hạn chế và thiếu thông tin thị trường – cịn phải đối mặt với chi phí cao nên thu nhập càng teo tóp.

Chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất cao là hệ quả của việc nông hộ lạm dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật giết chết hệ vi sinh vật có lợi và có tác dụng cải tạo đất, khiến cho đất canh tác nhanh bạc màu và nghèo chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, do làm lúa ba vụ nên khơng có thời gian để cày phơi ải nên cỏ dại và sâu bệnh có điều kiện phát triển mạnh. Canh tác liên tục ba vụ lúa trong điều kiện ruộng thường xuyên ngập nước sẽ sản sinh polytinol – chất kềm giữ dinh dưỡng trong đất nên cây lúa không thể hấp thu. Khi thấy lúa khơng phát triển thì nơng hộ lại bón thêm phân nên kích thích sâu bệnh phát triển và sau đó lại sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều hơn. Đây là vòng lẩn quẩn làm tăng gánh nặng chi phí trong sản xuất lúa (Đức Vịnh, 2013).

Do nghèo, thiếu vốn và khó vay tín dụng chính thức (nếu có thì cũng khơng đủ để sản xuất) nên có hơn 60% nơng hộ sản xuất lúa phải mua chịu vật tư nông nghiệp (phân bón và thuốc bảo vệ thực vật). Thậm chí, nhiều nơng hộ cịn mua chịu “gối đầu” – số tiền mua chịu vụ này chưa trả xong thì lại ký nợ mua chịu cho vụ sau (và có thể vụ sau nữa) – nên nợ vật tư nông nghiệp cứ thế mà chồng chất.

Khi bán chịu vật tư nông nghiệp cho nông hộ, các đại lý vật tư nông nghiệp “vô tư” nâng giá bởi khơng ai kiểm sốt.10 Chẳng hạn, một nông hộ mua chịu một chai thuốc diệt cỏ Taco giá 140,000 đồng (giá trả tiền mặt trên thị trường là 120,000 đồng), một bao phân đạm Trung Quốc giá 520,000 đồng (460,000 đồng), một bao phân DAP của Philippines giá 880,000 đồng (780,000 đồng) và một bao phân TE hiệu Đầu trâu giá 860,000 đồng (750,000 đồng), với thời gian trả chậm thường là bốn tháng.11 Chỉ với số vật tư này, nông hộ đã phải trả thêm số tiền là 290,000 đồng, tương đương với 13,7% giá trị hàng hóa. Nếu thanh tốn vào cuối vụ (chậm hơn bốn tháng), nơng hộ phải trả thêm lãi suất 3%/tháng tính trên số tiền mua chịu. Theo các đại lý vật tư nông nghiệp, cơ sở để ấn định mức lãi suất này là lãi suất ngân hàng, chi phí hoạt động và rủi ro khơng trả nợ. Nếu tính tất cả các khoản trên thì chi phí mua chịu cao hơn 20%– 25% so với mua bằng tiền mặt (Đức Vịnh, 2013).

Hệ quả của thực tế này là chi phí cho phân bón và thuốc bảo vệ thực vật chiếm đến 80% giá thành sản xuất lúa – khoảng 2,56 triệu đồng/1000m2. Khi khơng cịn chịu nổi số nợ ngày một phình to, nhiều nơng hộ phải bán đất để trả nợ. Cứ thế, theo thời gian, đất đai mất dần vào tay các trung gian thương mại ở nông thôn và các nông hộ nghèo lại càng nghèo hơn do thiếu (hay khơng cịn) đất canh tác.

10 Tất cả các đại lý vật tư trên cùng địa bàn gần như áp dụng cơ chế giá bán (chịu) như nhau nên nơng

hộ khơng có nhiều cơ hội để chọn lựa. Vả lại, để có thể được cho mua chịu, nơng hộ cịn phải có quan hệ thân thiết với chủ đại lý.

11 Nếu trả bằng tiền mặt, các đại lý sẽ bán vật tư nông nghiệp với giá gốc bởi cạnh tranh giữa các đại

lý là khá khốc liệt (Đức Vịnh, 2013). Để làm tăng lợi nhuận, các đại lý vật tư nơng nghiệp cịn cho nơng hộ vay khi cần.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hạn chế tín dụng đến lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào và năng suất lúa của nông hộ ở Đồng bằng Sông Cửu Long. (Trang 96 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w