Tiêu chí 1.5: Lớp học
Mức 1
a) Có đủ các lớp của cấp học;
b) Học sinh được tổ chức theo lớp; lớp học được tổ chức theo quy định; c) Lớp học hoạt động theo nguyên tắc tự quản, dân chủ.
Mức 2
Trường có không quá 45 (bốn mươi lăm) lớp. Sĩ số học sinh trong lớp theo quy định.
Trường có không quá 45 (bốn mươi lăm) lớp. Mỗi lớp ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông có không quá 40 (bốn mươi) học sinh, lớp tiểu học không quá 35 (ba mươi lăm) học sinh (nếu có). Số học sinh trong lớp của trường chuyên biệt theo quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của trường chuyên biệt.
1. Mô tả hiện trạng:
Nhà trường có 27 lớp với đủ 04 khối lớp: khối 6, khối 7, khối 8 và khối 9. Mỗi lớp có 01 lớp trưởng và 02 lớp phó do tập thể lớp bầu vào đầu mỗi năm học, mỗi lớp chia thành 04 tổ, có 01 tổ trưởng, 01 tổ phó do học sinh trong tổ bầu ra[H1-1.5-01]; [H1-1.5-02].
Sĩ số học sinh giữa các lớp của trường không đồng đều. Lớp đông nhất là 45 học sinh, lớp ít nhất là 35 học sinh. Sĩ số học sinh các lớp đều đảm bảo theo quy định không có lớp nào vượt quá 45 họcsinh [H1-1.5-02]; [H1-1.5-03].
Trường được đặt tại vị trí trung tâm của phường Yên Nghĩa sát tổ dân phố 10, phía sau trường là khu đô thị Đô Nghĩa, gần trục giao thông của Phường và gần với đường Lê Văn Lương kéo dài thuận tiện cho việc đi lại của giáo viên và học sinh; đảm bảo môi trường giáo dục, an toàn cho học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên; thuận lợi cho công tác giáo dục học sinh[H1-1.5-04]; [H1-1.5-05].
2. Điểm mạnh:
Các lớp học của nhà trường có cơ cấu tổ chức lớp theo quy định của cấp học; số học sinh tại mỗi lớp đảm bảo đúng qui định. Địa điểm của trường ở vị trí trung tâm, thuận lợi cho việc đi lại và học tập của học sinh.
3. Điểm yếu:
Sĩ số giữa một số lớp còn chưa đồng đều.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Từ năm học 2018-2019 và những năm tiếp theo nhà trường tuyển sinh sắp xếp học sinh cân đối giữa các lớp trong một khối để thuận lợi trong công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
5. Tự đánh giá:Đạt mức 2
Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản
Mức 1
a) Hệ thống hồ sơ của nhà trường được lưu trữ theo quy định;
b) Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và tài sản; công khai và định kỳ tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định; quy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung, cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành;
c) Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục.
Mức 2
a) Ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản theo kết luận của thanh tra, kiểm toán.
Mức 3
Có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để tạo các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường, thực tế địa phương.
1. Mô tả hiện trạng:
Nhà trường có hệ thống hồ sơ, sổ sách theo quy định tại Điều 27- Điều lệ trường trung học, cập nhật thông tin, ghi chép đầy đủ như: Sổ đăng bộ; sổ gọi tên và ghi điểm; sổ ghi đầu bài; học bạ học sinh; sổ cấp phát văn bằng; sổ theo dõi học sinh chuyển đi, chuyển đến; sổ nghị quyết của nhà trường; hồ sơ thi đua của nhà trường; hồ sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên; hồ sơ khen thưởng, kỷ luật học sinh; sổ công văn đi, đến; sổ quản lý tài sản, tài chính; hồ sơ quản lý thiết bị dạy học và thực hành thí nghiệm; hồ sơ quản lý thư viện; hồ sơ theo dõi sức khỏe học sinh [H1-1.6- 01]; [H1-1.1-05].
Hiện nay nhà trường có 15 tủ lưu trữ đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo đúng quy định: 01 tủ học bạ, 02 tủ lưu các loại sổ sách chuyên môn, 02 tủ lưu bài kiểm tra, 02 tủ lưu trữ sổ điểm các năm và sổ sách của văn thư, 0 2 tủ lưu hồ sơ kế toán, 03 tủ lưu các hồ sơ sổ sách công tác quản lý, 03 tủ hồ sơ của các tổ chức đoàn thể. Tất cả được sắp xếp khoa học theo từng loại hồ sơ, theo quy định của Luật Lưu trữ. Tuy vậy, những năm học trước việc lưu trữ một số báo cáo còn hạn chế [H1-11.-05]; [H1-1.6- 01]; [H1-1.6- 02].
Hằng năm, trường có kế hoạch thực hiện và thực hiện tốt các nhiệm vụ của năm học; hưởng ứng các cuộc vận động; phát động các phong trào thi đua do Nhà nước, ngành GD&ĐT, các tổ chức đoàn thể như cuộc vận động "Hai không với 4 nội dung", cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh", cuộc vận động "Phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí", cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" [H1- 1.1-05];[H1-1.6-03].
Nhà trường có đầy đủ hệ thống các văn bản quy định về quản lý tài chính, tài sản phục vụ cho công tác thực hiện các nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường. Việc thực hiện lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo đúng quy định của Nhà nước ban hành. Nhà trường có đủ các văn bản quy định về quản lý tài chính như: Luật Ngân sách Nhà nước được Quốc hội thông qua ngày 16 tháng 2 năm 2002 và có
hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2004. Các Thông tư hướng dẫn Luật Ngân sách Nhà nước, Nghị định số 43/2006 ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Toàn bộ hồ sơ được lưu trữ đầy đủ, chứng từ đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính, được lưu giữ theo quy định [H1-1.6-04]; [H1-1.6-05].
Theo hướng dẫn của phòng tài chính, nhà trường đã lập dự toán cho từng năm và từng quý, thực hiện việc thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính theo đúng quy định. Việc sử dụng kinh phí, sử dụng tài sản được cấp đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, chế độ quy định, thủ tục và hồ sơ. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo tài chính, kiểm kê tài sản theo từng năm [H1-1.6-06]; [H1-1.6-07].
Đầu năm học, nhà trường đã xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ và công khai tại Hội nghị cán bộ viên chức [H1-1.6-08]. Thực hiện công khai tài chính bằng hình thức thông báo quyết toán và dự toán hàng quý, hàng năm qua cuộc họp toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và niêm yết tại phòng hội đồng sư phạm, tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên và nhân viên tham gia kiểm tra, giám sát [H1-1.6-09]. Nhà trường thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính, tài sản vào thời điểm cuối năm học và trong Hội nghị cán bộ viên chức. Hằng năm, nhà trường đánh giá hiệu quả sử dụng kinh phí được cấp. Thực hiện quyết toán tài chính hàng quý, năm, nộp cơ quan tài chính cấp trên là cơ sở dữ liệu để cơ quan tài chính thực hiện chấp hành quy định về quản lý tài chính. Định kỳ ban thanh tra nhân dân thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính nghiêm túc, đúng quy định và báo cáo công khai tại hội đồng nhà trường [H1-1.6-10].
2. Điểm mạnh:
Công tác lưu giữ hồ sơ thực hiện đúng quy định, hồ sơ được lưu trữ khoa học và đầy đủ. Công tác kiểm tra nội bộ của nhà trường, kiểm tra chéo của Phòng GD&ĐT về hồ sơ, sổ sách thường xuyên nên các bộ phận kịp thời bổ sung và hoàn thiện. Trong kế hoạch của mỗi năm học, đều thể hiện đầy đủ các cuộc vận động với các phong trào của ngành và của các cấp. Nhà trường đã triển khai phổ biến, tuyên truyền về các cuộc vận động, phong trào thi đua tới 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường. Ban giám hiệu chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong điều hành các hoạt động của nhà trường, có lồng ghép nội dung chủ đề năm học vào các cuộc vận động, phong trào thi đua.
Hằng năm, các văn bản quy định về quản lý tài chính của Nhà nước, các ngành, các cấp quản lý được nhà trường thực hiện đẩy đủ và đúng quy định. Nhà trường thực hiện tốt việc lưu trữ chứng từ, hồ sơ, sổ sách. Lập dự toán thu chi, báo cáo tài chính theo đúng chế độ. Thực hiện chi tiêu theo đúng quy
định của Nhà nước ban hành; thực hiện đúng quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường. Sử dụng các nguồn tài chính đúng mục đích có hiệu quả, công khai, minh bạch và đảm bảo tiết kiệm. Thực hiện tốt công tác lập dự toán nguồn kinh phí ngân sách hàng năm. Nhà trường thường xuyên thực hiện công khai tài chính, cập nhật chứng từ kịp thời.
3. Điểm yếu:
Những năm trước đây, công tác lưu trữ một số báo cáo còn hạn chế, quản lý tài chính, tài sản chưa khoa học.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Năm học 2018-2019 nhà trường mua thêm tủ đựng hồ sơ tài liệu, xây dựng kế hoạch lưu trữ và triển khai thực hiện việc sắp xếp, lưu trữ bào quản khoa học hơn.
Năm học 2018– 2019, nhà trường xây dựng kế hoạch thanh lý tài sản kịp thời. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định về tài chính; thực hiện thu, chi đúng mục đích bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ rõ ràng, chi tiết; công khai tài chính theo định kỳ. Nhà trường tạo điều kiện để kế toán được học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ do cấp trên tổ chức; Thực hiện tốt công tác tự kiểm tra tài chính. Thực hiện công khai tài chính, chế độ giám sát, kiểm tra định kì.
Cuối năm học, sau tự kiểm tra và kiểm tra chéo của Phòng GD&ĐT, nhà trường phân công các bộ phận chịu trách nhiệm sắp xếp theo nội dung từng mảng công việc cụ thể, khoa học niêm phong toàn bộ sổ điểm, có sơ mi chi tiết, cụ thể, cho từng nội dung thuận tiện cho việc sử dụng khi cần thiết.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 2
Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên
Mức 1
a) Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;
b) Phân công, sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhà trường;
c) Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đảm bảo các quyền theo quy định.
Mức 2
Có các biện pháp để phát huy năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng:
viên và nhân viên theo đúng các quy định. Những cán bộ, giáo viên và nhân viên được điều động và công tác tại trường đều có đủ quyết định của Ủy ban nhân dân quận Hà Đông và được thông báo công khai; việc bổ nhiệm thực hiện đúng quy trình, đúng luật như các chức danh Tổ trưởng, Tổ phó tổ chuyên môn do Hiệu trưởng bổ nhiệm; các chức danh đoàn thể quần chúng do Đại hội bầu. Việc quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên đúng theo quy định về nhân sự về chuyên môn, theo hồ sơ quy định [H1-1.7-01].
Hàng năm nhà trường đều xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn thể hiện rõ trong kế hoạch nhiệm vụ năm học và được cụ thể hóa trong kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ hàng năm. [H1.1.07.02] Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thể hiện rõ mục tiêu, thời gian và các giải pháp thực hiện trong đó quy định cụ thể số tiết bồi dường chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên với giáo viên. Kết thúc năm học, Ban giám hiệu tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm, báo cáo phòng GD&ĐT quận Hà Đông kết quả bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. và đề xuất phòng GD&ĐT quận Hà Đông ra quyết định công nhận kết quả xếp loại bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường. [H1.1.07.03]
Đầu năm học Ban giám hiệu ra quyết định phân công, sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhà trường. Quyết định phân công công việc dựa trên cơ sở chuyên môn đào tạo, vị trí việc làm và năng lực của cán bộ giáo viên nhân viên. Quyết định phân công công việc được công khai trước hội đồng sư phạm, trong Hội nghị viên chức đầu năm, niêm yết tại văn phòng nhà trường và đăng tải trên trang web của nhà trường. [H1.1.07.04] [H1.1.07.05]
Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đảm bảo các quyền theo quy định về quyền lợi của cán bộ công chức, viên chức trong pháp lệnh công chức, viên chức và điều lệ trường trung học.
Nhà trường có các biện pháp để phát huy năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục; tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên tham quan học tập thực tế; tham quan các mô hình điểm; đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn; tham gia sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường.... [H1.1.07.06] [H1.1.07.07]
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình và có kinh nghiệm trong giảng dạy. Bản thân mỗi giáo viên luôn có chí vươn lên, tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu nâng cao tay nghề và đúc kết nhiều kinh nghiệm. Việc phân công cán bộ, giáo viên, nhân viên hợp lý. Có các biện pháp nhằm phát huy năng lực, từ đó phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
3. Điểm yếu:
Việc phát huy năng lực của mọi thành viên trong hội đồng tham gia nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn chưa thật hiệu quả
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Trong những năm học tới nhà trường tiếp tục duy trì đủ số lượng, cơ cấu giáo viên cho tất cả các môn học. Tiếp tục làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, tạo mọi điều kiện để đội ngũ được tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Phân công nhiệm vụ căn cứ năng lực, trình độ và chuyên môn được đào tạo nhằm phát huy tối đa sở trường của mỗi thành viên. Có kế hoạch và các biện pháp cụ thể, giao chỉ tiêu trách nhiệm cho từng giáo viên, các tổ chuyên môn để nâng cao chất lương đào tạo mũi nhọn.
5. Tự đánh giá:Đạt Mức 2
Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục
Mức 1
a) Kế hoạch giáo dục phù hợp với quy định hiện hành, điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường;
b) Kế hoạch giáo dục được thực hiện đầy đủ;
c) Kế hoạch giáo dục được rà soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời.
Mức 2
Các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của nhà trường đối với các hoạt động giáo dục, được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả. Quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo quy định (nếu có).
1. Mô tả hiện trạng:
Nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục và