Tự đánh giá: Đạt mức 2 Kết luận về Tiêu chuẩn 4:

Một phần của tài liệu TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ YÊN NGHĨA BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ (Trang 60 - 73)

Kết luận về Tiêu chuẩn 4:

Nhà trường đã có Ban đại diện cha mẹ học sinh hàng năm được bầu, kiện toàn đúng quy định. Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, và hoạt động theo đúng Điều lệ. Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp đã thường xuyên phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt tình hình của lớp kịp thời, chính xác, từ đó nâng cao hiệu quả phối kết hợp trong công tác giáo dục học sinh. Nhà trường luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến về công tác quản lý công tác giáo dục và các biện pháp giáo dục học sinh. Các văn bản về giáo dục, kế hoạch hoạt động của nhà trường được thông báo tới từng cha mẹ học sinh. Mọi vấn đề liên quan đến học sinh và các gia đình, các khoản thu trong nhà trường đều được công bố công khai ngay từ đầu năm học, cha mẹ học sinh được bàn bạc dân chủ, thấu đáo, được 100% cha mẹ học sinh nhất trí tạo ra sự đồng thuận giữa nhà trường và gia đình góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Nhà trường đã phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể của địa phương huy động sự tham gia của cộng đồng qua đó giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc tới đông đảo học sinh; phối hợp với Đoàn TNCSHCM, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh với các tổ chức Hội để thực hiện tốt các hoạt động giáo dục toàn diện.

Trong những năm học qua nhà trường đã làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, phối hợp có hiệu quả với các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường như: Công đoàn, ĐTNCSHCM, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội đồng đội, Đoàn thanh niên của phường, Hội Chữ thập đỏ phường để phối kết hợp giáo dục học sinh. Ban đại diện cha mẹ học sinh được kiện toàn ngay từ đầu năm học. Thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp, nhà trường đã tuyên truyền, phổ biến Pháp luật, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục đến cha mẹ học sinh nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm phối hợp cùng với nhà trường trong việc giáo dục học sinh.

* Tổng số tiêu chí đạt, tiêu chí không đạt

Mức 1:

Số tiêu chí không đạt yêu cầu: 0

Mức 2:

Số tiêu chí đạt yêu cầu: 02 Số tiêu chí không đạt yêu cầu: 0

Mức 3:

Số tiêu chí đạt yêu cầu: 01

Số tiêu chí không đạt yêu cầu: 01

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

Nhà trường thực hiện nghiêm túc kế hoạch thời gian năm học, tổ chức tốt các hoạt động thao giảng, hội giảng, duy trì tốt nếp dự giờ thăm lớp. Giáo viên tích cực khai thác, sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Nhà trường đã quan tâm tới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém và quản lý tốt hoạt động dạy thêm, học thêm. Thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục địa phương, giáo dục truyền thống. Tổ chức thực hiện nghiêm túc có chất lượng các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tạo sân chơi lành mạnh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Thực hiện tốt chủ đề năm học, các cuộc vận động, các phong trào thi đua, quan tâm đúng mức đến giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua chương trình chính khóa và ngoại khóa, quan tâm tới công tác giáo dục thể chất và chăm sóc sức khỏe cho học sinh, đảm bảo môi trường giáo dục trong sạch, an toàn, lành mạnh, thân thiện. Chất lượng giáo dục hằng năm ổn định.

Tiêu chí 5.1: Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông

Mức 1:

a) Tổ chức dạy học đúng, đủ các môn học và các hoạt động giáo dục theo quy định, đảm bảo mục tiêu giáo dục;

b) Vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học, tổ chức hoạt động dạy học đảm bảo mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp đối tượng học sinh và điều kiện nhà trường; bồi dưỡng phương pháp tự học, nâng cao khả năng làm việc theo nhóm và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;

c) Các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh đa dạng đảm bảo khách quan và hiệu quả.

Mức 2:

a) Thực hiện đúng chương trình, kế hoạch giáo dục; lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng và đáp ứng yêu cầu, khả năng nhận thức của học sinh;

b) Phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phụ đạo học sinh gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện.

Mức 3:

Hằng năm, rà soát, phân tích, đánh giá hiệu quả và tác động của các biện pháp, giải pháp tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên, học sinh.

1. Mô tả hiện trạng:

Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch năm học và kế hoạch từng tháng cụ thể, chi tiết theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT Hà Nội và Phòng GD&ĐT quận Hà Đông. Căn cứ vào kế hoạch năm học của nhà trường, các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch của từng kỳ, từng tháng và từng tuần. Các kế hoạch này đều được phổ biến công khai và lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các cuộc họp tổ, họp Hội đồng sư phạm để chỉnh sửa rồi được thông qua Hội nghị cán bộ viên chức và niêm yết tại phòng hội đồng sư phạm. Trong quá trình thực hiện chú trọng các văn bản điều chỉnh, bổ sung về hoạt động chuyên môn của ngành để kịp thời điều chỉnh kế hoạch chuyên môn của nhà trường [H5-5.1-01].

Nhà trường thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập, chương trình giáo dục theo quy định của Bộ GD&ĐT: thực hiện kế hoạch dạy học 37 tuần theo chương trình của Bộ GD&ĐT; nhà trường thực hiện chương trình trong sách giáo khoa hiện hành trên cơ sở phân phối chương trình của Sở GD&ĐT Hà Nội và kế hoạch giảng dạy các tổ nhóm xây dựng được Ban giám hiệu duyệt đối với tất cả các môn học ở các khối từ lớp 6 đến lớp 9 và được sự phê duyệt của Phòng GD&ĐT. Việc thực hiện kế hoạch giảng dạy được thể hiện trên hồ sơ của giáo viên như: lịch báo giảng của từng giáo viên, sổ ghi đầu bài của các lớp, biên bản kiểm tra của Ban giám hiệu [H5-5.1-02]; đảm bảo thực hiện nghiêm túc kế hoạch giảng dạy và học tập từng môn theo quy định, dạy đủ các phân môn, đủ số tiết của các môn theo quy định, đúng kế hoạch giảng dạy của từng môn học, không cắt xén, không dạy dồn ghép chương trình. Song do trong năm học có những ngày nghỉ học để sinh hoạt ngoại khoá, khảo sát chất lượng… nên còn phải bố trí dạy bù [H1-1.8-01]; [H5-5.1-02]; [H5-5.1- 03]; [H5-5.1-04]; [H5-5.1- 05].

Ban giám hiệu cùng các tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập hằng tháng thông qua kiểm tra lịch báo giảng, sổ ghi đầu bài, dự giờ, kiểm tra toàn diện 2 lần/ năm, kiểm tra đột xuất, kiểm tra hồ sơ giáo án... Sau khi kiểm tra, rà soát tiếp tục có biện pháp điều chỉnh, bổ sung cho kế hoạch năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập [H5-5.1-06].

Giáo viên nhà trường thường xuyên sử dụng sách giáo khoa một cách hợp lý; hướng dẫn cho học sinh sử dụng sách giáo khoa học ở nhà và làm bài tập;

Nghiên cứu bài mới trước khi đến lớp, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tốt hơn. Tất cả các bộ môn, giáo viên và học sinh đều có đủ sách giáo khoa. Trong các giờ học giáo viên thường xuyên liên hệ thực tế. Nhà trường thực hiện tốt chuyên đề dạy tích hợp và tích hợp liên môn; tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, kỹ năng sống, bảo vệ môi trường, nội dung của các môn học có liên quan đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Giáo viên luôn chú trọng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, chủ động gợi mở phát vấn, rèn luyện khả năng tự học, khả năng tư duy của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức [H5-5.1-07]; [H1-1.8-02]; [H5-5.1-04].

Nhà trường luôn chú trọng ứng dụng hợp lý công nghệ thông tin một cách hiệu quả trong dạy học. 100% giáo viên nhà trường tham gia các lớp tập huấn về công nghệ thông tin do nhà trường và các cấp tổ chức. Các tiết dạy hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi đều sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin. Hàng năm, nhà trường tổ chức thi thiết kế bài giảng Elearning, bài giảng điện tử cấp trường những bài giảng hiệu quả đưa vào kho học liệu điện tử dùng chung cho các môn. Nhà trường còn tích cực tham gia ngày hội công nghệ thông tin cấp quận tổ chức đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, đối với các giáo viên lớn tuổi còn mang tâm lý ngại ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, số lượng bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin chưa được cao. Bên cạnh đó nhà trường còn chú trọng chỉ đạo các tổ nhóm chuyên môn đổi mới đánh giá và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập. [H5-5.1-08]; [H1-1.1-05].

Đội ngũ giáo viên trong nhà trường có chuyên môn tốt, giúp học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình tiếp thu bài giảng và biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn qua việc giáo viên thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá về năng lực học sinh [H5-5.1-08]; [H1-1.1-05].

Đổi mới hình thức kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của học sinh, dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng từng môn học, hoạt động giáo dục từng môn, từng lớp, đảm bảo khách quan và hiệu quả [H1-1.1-05]. .

2. Điểm mạnh:

Nhà trường có đầy đủ kế hoạch chuyên môn theo năm, tháng, học kì và từng tuần cụ thể. Chỉ đạo việc giảng dạy từng môn học theo hướng dẫn của Phòng GD&ĐT, đồng thời luôn thực hiện nghiêm túc kế hoạch thời gian năm học theo đúng quy định. Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và kế hoạch thời gian năm học.

3. Điểm yếu:

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Trong năm học 2018-2019, nhà trường tiếp tục làm tốt hơn công tác kiểm tra thường xuyên và đột xuất việc thực hiện quy chế chuyên môn, kế hoạch thời gian năm học. Bố trí các hoạt động ngoại khóa hợp lý nhất để không ảnh hưởng tới thời gian học tập của học sinh.

5. Tự đánh giá:Đạt mức 3

Tiêu chí 5.2: Tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện

Mức 1:

a) Có kế hoạch giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện;

b) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện;

c) Hằng năm rà soát, đánh giá các hoạt động giáo dục học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện.

Mức 2:

Học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện đáp ứng được mục tiêu giáo dục theo kế hoạch giáo dục.

Mức 3:

Nhà trường có học sinh năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật được cấp có thẩm quyền ghi nhận.

1. Mô tả hiện trạng:

Đầu năm, thông qua kết quả học tập của học sinh từ năm học trước, nhà trường đã chỉ đạo giáo viên bộ môn phân loại học sinh, lập danh sách học sinh học lực giỏi, yếu kém về Ban giám hiệu, từ đó đề ra các biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém. Thông báo kết quả từng em tới phụ huynh học sinh để phối hợp giáo dục [H5-5.2-01]; [H5-5.2-02]; [H5-5.2-03].

Ngay từ đầu năm học nhà trường lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, triển khai thực hiện kế hoạch, thành lập đội tuyển học sinh giỏi khối 9, cử giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi trực tiếp giảng dạy [H5-5.2-02] và lựa chọn học sinh dự thi học sinh giỏi lớp 9 cấp Quận vào cuối tháng 11. Đối với học sinh giỏi các khối 6,7,8 nhà trường chỉ đạo giáo viên chủ động bồi dưỡng và sẽ tổ chức thi học sinh giỏi

cấp trường vào tháng 3, chọn học sinh giỏi dự thi giao lưu cấp Quận vào tháng 4 hằng năm.

Nhà trường dựa vào kết quả khảo sát chất lượng giữa học kì I, căn cứ vào thực lực của học sinh hình thành các lớp học sinh yếu kém theo khối, cử giám hiệu và giáo viên phụ đạo hai môn Ngữ văn và Toán. Nhà trường thường xuyên kiểm tra giám sát, động viên học sinh tham gia các lớp phụ đạo học sinh yếu kém. Trong 5 năm gần đây nhà trường có số lượng và chất lượng học sinh giỏi cấp Quận và cấp Thành phố tăng; học sinh đỗ vào trung học phổ thông công lập đạt tỷ lệ cao, chất lượng học sinh đại trà tăng. Bên cạnh các thành tích đó thì còn có một số học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, chưa được sự quan tâm của gia đình nên sự tiến bộ chưa được rõ rệt. Một số đồng chí giáo viên chưa có biện pháp phù hợp cho học sinh yếu kém trong các giờ dạy nên sự tiến bộ ở một số em học sinh yếu kém còn chưa rõ [H5-5.2-02]; [H5-5.2-03].

Sau mỗi học kỳ, nhà trường tiến hành rà soát, đánh giá kết quả học tập của học sinh, có thông báo cụ thể tới từng học sinh, cha mẹ học sinh, trên cơ sở đó điều chỉnh biện pháp thích hợp nhằm giúp đỡ các học sinh vươn lên trong học tập. [H5-5.2-04]; [H1-1.1-05].

2. Điểm mạnh:

Hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi và giúp đỡ học sinh có học lực yếu kém luôn được Ban giám hiệu, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, đội ngũ các thầy, cô giáo bộ môn quan tâm sát sao.

3. Điểm yếu:

Một số học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, chưa được sự quan tâm của gia đình nên sự tiến bộ chưa được rõ rệt. Một số đồng chí giáo viên chưa có biện pháp phù hợp cho đối tượng học sinh yếu kém trong các giờ dạy nên sự tiến bộ ở một số em học sinh yếu kém còn chưa rõ.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Trong thời gian tới, nhà trường tiếp tục quan tâm hơn đến việc bồi dưỡng học sinh giỏi, động viên giáo viên tăng cường thời gian dạy phụ đạo cho học sinh yếu, kém, đổi mới phương pháp giảng dạy đối với học sinh yếu kém để gây hứng thú học tập, mang lại hiệu quả tốt hơn.

Tăng cường phối hợp với gia đình học sinh để có biện pháp quản lý giờ tự học và chất lượng tự học của học sinh ở nhà.

5. Tự đánh giá:Đạt mức 3

Tiêu chí 5.3: Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định

Mức 1:

a) Nội dung giáo dục địa phương cho học sinh được thực hiện theo kế hoạch;

b) Các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh về nội dung giáo dục địa phương đảm bảo khách quan và hiệu quả;

c) Hằng năm, rà soát, đánh giá, cập nhật tài liệu, đề xuất điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương.

Mức 2:

Học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện đáp ứng được mục tiêu giáo dục theo kế hoạch

Một phần của tài liệu TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ YÊN NGHĨA BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ (Trang 60 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w