- Người XK giao hàng cho người giao nhận kèm thư chỉ dãn
B. Nhận hàng NK
7.4. Giao nhận hàng hóa XNK bằng đường bộ, đường sắt
A. Đường bộ
- Là phương thức giao nhận có tính quốc tế hóa kém nhất - Hợp đồng vận tải được xác nhận bằng 1 giấy gửi hàng
B. Đường sắt
- Điều kiện và cách gửi hàng
Hàng hóa phải gửi theo lô
Cách gửi hàng : có 2 cách : gửi nguyên toa và gửi hàng lẻ - Trách nhiệm dỡ hàng
Hàng nguyên toa : đường sắt chịu TN xếp dỡ ở những ga chính, còn tại các ga phụ, người gửi hàng có TN xếp dỡ (kể cả hàng nguy hiểm, hàng tươi sống, dễ hư hỏng, hàng quá khổ, phải xếp dỡ đặc biệt…) - Kỳ hạn chuyên chở
Thời gian nhận và giao hàng : tính chung là 2 ngày - Giao hàng ở ga đến
Khi hàng đến ga, đường sắt có TN thông báo cho người nhận, chủ hàng phải đến nhận trong thời hạn nhận hàng
Sau khi làm các thủ tục nhận hàng, đường sắt giao hàng cho chủ hàng. CÂU 8: BẠN HIỂU THẾ NÀO LÀ KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS
Đầu tiên, ta có một số quan điểm về logistic:
- Quan điểm thứ nhất: Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, thời gian, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế.
- Quan điểm thứ hai: Logistic là nghệ thuật và khoa học của quản lý và điều chỉnh luồng di chuyển của hàng hóa, năng lượng, thông tin và những nguồn lực khác nhau như sản phẩm, dịch vụ và con người, từ nguồn lực của sản xuất cho đến thị trường, thể hiện sự hợp nhất của thông tin liên lạc, vận tải, tồn kho, lưu kho, giao nhận nguyên vật liệu, bao bì đóng gói. Trách nhiệm vận hàng của hoạt động logistics là việc tái định vị của nguyên vật liệu thô, của công việc trong toàn quá trình và tồn kho theo yêu cầu chi phí tối thiểu có thể.
- Quan điểm thứ ba: Logistics là một quy trình nhằm tối ưu hóa các hoạt động để đảm bảo việc giao hàng từ nơi gửi đến nơi nhận thông qua một dây
chuyền vận tải. Hiệu quả của dây chuyền Logistics thương mại của một quốc gia có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại của quốc gia đó. Đối với những nước phát triển như Nhật, Mỹ chi phí Logistics chiếm khoảng 10% GDP.
- Quan điểm thứ tư: theo điều 133 Luật thương mại, “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng. vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi kí mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
Khái niệm dịch vụ: Dịch vụ là những hoạt động và kết quả mà một bên (người bán) có thể cung cấp cho bên kia (người mua) và chủ yếu là vô hình không mang tính sở hữu. Dịch vụ có thể gắn liền hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất.
Sau khi có khái niệm về Logistics, thì sẽ hình thành khái niệm kinh doanh dịch vụ logistic:
- Theo nghĩa rộng thì kinh doanh dịch vụ logistic là hoạt động thương mại bao gồm một chuỗi các dịch vụ được tổ chức và quản lý một cách khoa học gắn liền với các khâu của quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu dùng trong nền sản xuất xã hội.
- Theo nghĩa hẹp thì kinh doanh dịch vụ logistic là hoạt động thương mại bao gồm các dịch vụ bổ sung về vận chuyển kho hàng, hải quan, tư vấn khách hàng và các dịch vụ khác liên quan đến hàng hóa được tổ chức một cách hợp lý và khoa học nhằm đảm bảo quá trình phân phối lưu chuyển hàng hóa một cách hiệu quả và đáp ứng yêu cầu của khách hàng
Nói chung kinh doanh dịch vụ logistic là việc tổ chức các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ logistic là việc tổ chức các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ logistic cho khách hàng với tổng chi phí hợp lý để thu được lợi nhuận. Có rất nhiều loại hình kinh doanh logistic, nhưng trong phạm vi giao nhận vận tải có thể chia làm Logistics quốc tế và logistics nội địa.
Bản chất:
- Là sự phát triển cao và hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận hàng hóa. Nó làm đa dạng hóa khái niệm giao nhận vận tải truyền thống.
- Là sự phát triển hoàn thiện của dịch vụ vận tải đa phương thức.
CÂU 9: TRÌNH BÀY NỘI DUNG CỦA KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTIC (CÔNG VIÊC CỦA CÁC NHÀ KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTIC)