- Người XK giao hàng cho người giao nhận kèm thư chỉ dãn
B. Nhận hàng NK
11.6. Tình hình hoạt động Logistics ở VN
- Theo VIFFAS có khoảng hơn 800 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics và con của tôi này đang tăng lên.
- Xét về mức độ phát triển có thể chia logistics VN thành 4 cấp độ.
- Phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics tại VN còn manh mún, tản mạn và nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước (mới đáp ứng được 25%). Gíá cả dịch vụ tương đối rẻ so với các nước trong khu vực nhưng chất lượng chưa cao. Các DN VN còn yếu kém song tính liên kết để nâng cao năng lực cạnh tranh còn kém.
- Nguyên nhân của thực trạng trên:
+ DN VN sinh sau đẻ muộn so với DN nước ngoài đang hoạt động tại VN + Tầm phủ của các DN VN còn rất hẹp
+ ... (tham khảo thêm trong giáo trình – Tr 138)
CÂU 12: TRÌNH BÀY THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTIC QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM. RÚT RA NHỮNG ƯU ĐIỂM, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC TỒN TẠI ĐÓ. NÊU CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC.
Trả lời:
- Thực trạng kinh doanh dịch vụ Logistics quốc tế ở Việt Nam:
Theo hiệp hội giao nhận kho vận tải Việt Nam ( VIFFAS) có khoảng hơn 800 daonh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics và con số này vẫn đang tăng lên. Xét về mức độ phát triển có thể chia logistic Việt Nam thành các cấp độ sau:
Cấp 1: Các đại lý giao nhận vận tải truyền thống- các đại lý giao nhận chỉ thuần túy cung cấp các dịch vụ do khách hàng yêu cầu. Các dịch vụ đó thông thường là: vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, làm các thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa.
Cấp 2: Các đại lý giao nhận đóng vai trò là người gom hàng và cấp vận đơn nhà ( Freight forwarding). Nguyên tắc hoạt động của các doanh nghiệp ở cấp độ này là phải có đại lý tại các cảng lớn để thực hiện việc đóng rút hàng xuất nhập khẩu. Hiện nay có khoảng 10% các tổ chức giao nhận tại Việt Nam có khả năng cung cấp dịch vụ gom hàng tại CFS ( Container Freight Station) của chính họ hoặc đi thuê của nhà thầu. Những người này sử dụng HBL (House Bill of Lading) như vận đơn của hãng tàu song chỉ có một số ít mua bảo hiểm trách nhiệm giao nhận vận tải
Cấp 3: Đại lý giao nhận đóng vai trò là nhà vận tải đa phương thức (MTO). Với vai trò này, một số công ty đã phối hợp với công ty nước ngoài tại các cảng dỡ hàng bằng hợp đồng phụ để tự động thu xếp vận tải hàng hóa tới điểm cuối cùng theo vận đơn. Tính đến nay có hơn 50% các đại lý giao nhận tại Việt Nam hoạt động như MTO với mạng lưới đại lý mở rộng trên khắp thế giới.
Cấp 4: Đại lý giao nhận là các nhà cung cấp dịch vụ Logistics và chuỗi cung ứng. Đây là kết quả tất yếu của quá trình hội nhập. Một số tập đoàn nổi tiếng trong lĩnh vực logistics trên thế giới đã đặt đại diện ở Việt Nam như APL Logistics, Maersk Logistics, NYK Logistics, Kuehn & Nagel, Schenker, Expeditor, UTI, UPS… tại Việt Nam, cũng đã hình thành nên một số liên doanh hoạt động trong lĩnh vực này như: First Logistics Co, Biển Đông Logistics… Ngày càng nhiều doanh nghiệp đổi tên là Logistics song hoạt động lại chưa đáp ứng được yêu cầu của Logistics.
Logicstics là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, hiệu quả của quá trình này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại mỗi quốc gia. Đối với những nước phát triển như Nhật và Mỹ logistics đóng góp khoảng 10% GDP. Đối với những nước kém phát triển thì tỷ lệ này có thể hơn 30%. Sự phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng. Logistics phát triển tốt sẽ mang lại khả năng tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Về phía doanh nghiệp, đặt biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực tiêu dùng, trong tương lai việc thuê lại một doanh nghiệp chuyên làm về dịch vụ Logistic sẽ rất phát triển. Không phải “nuôi” cái kho chứa hàng, không phải tự lo các dịch vụ tiếp vận, doanh nghiệp sẽ có thể chuyên tâm vào công việc sản xuất kinh doanh của mình mà không phải bận tâm đến từng khâu vụn vặt trong quá trình vận chuyển. Sử dụng toàn bộ dịch vụ của nhà cung cấp vận chuyển chuyên nghiệp, doanh nghiệp chỉ cần thông báo lịch giao hàng thì nhà vận chuyển lập tức có xe và nhà kho để vận chuyển kịp thời. Chính điều đó giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí rất nhiều vì không phải trả tiền thuê kho, tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trước đối thủ”.
Phân phối giống như mạch máu của nền kinh tế. Nắm được hệ thống phân phối chính là nắm được phần thắng trong tay. Và logistics là một mắt xích quan trọng trong hệ thống phân phối ấy. Chính vì vậy ngành logistics cần được quan tâm một cách thích đáng bởi thời hạn mở cửa ngành logistics trong lộ trình gia nhập WTO đang đến gần, và thua ngay trên sân nhà sẽ không chỉ dừng lại ở nguy cơ nữa mà có thể sẽ trở thành sự thật.
+ Phần lớn các doanh nghiệp dịch vụ Logistics tại Việt Nam còn manh mún, tản mạn, nhỏ lẻ, hoạt động chia cắt chỉ đáp ứng được 1 số công đoạn trong logistics.
+ Cơ sở hạ tầng chúng ta còn quá yếu kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ, hệ thống kho bãi quy mô nhỏ và rời rạc, trang thiết bị, phương tiện như xe vận chuyển hang, dây chuyền, băng tải, đường ống, thiết bị chiếu sáng , xe nâng hạ hàng hóa, máy đóng gói và các thiết bị mã vạch… với công nghệ thấp và cũ kỷ. Hệ thống vận tải đường biển, đường sông, hàng không, đường bộ, đường sắt còn nhiều bất cập, dẩn đến tốc độ lưu chuyển trong logistic còn khá chậm nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động hiệu quả của ngành logistics.
+ Một vài công ty lớn như Viconship, Vintrans, Vietrans..song vẫn chưa đủ năng lực tham gia vào các hoạt động Logistics toàn cầu.
+ Chất lượng dịch vụ logistics chưa cao
+ Các doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ nhưng yếu song tính liên kết để tạo ra sức mạnh cạnh tranh lại còn rất kém
+ Về trình độ công nghệ logistics. Theo đáng giá cùa VIFFAS thì trình độ công nghệ trong logistics ở VN so với thế giới vẫn còn yếu kém. Việc liên lạc giữa công ty giao nhận, logistics với khách hàng, hải quan chủ yếu vẫn là thủ công, giấy tờ. Phương tiện vận tải còn lac hậu, cũ kỹ nên năng suất lao động thấp. Trình độ cơ giới hóa trong bốc dỡ hàng hóa vẫn còn yếu kém, lao động thủ công vẫn phổ biến. Công tác lưu kho còn lạc hậu so với thế giới, chưa áp dụng tin học trong quản trị kho như mã vạch, chương trình quản trị kho.
+ Nhận thức của các doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực này về luật pháp quốc tế, tài chính, chuyên ngành còn thiếu dẫn đến tỷ lệ bị phạt hợp đồng cao, lãng phí trong tài chính và hoạt động khai thác.
- Nguyên nhân của tồn tại:
+ Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam sinh sau đẻ muộn so với rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
+ Tầm phủ của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hẹp (nội địa hoặc vài nước lân cận)
+ Doanh ngiệp Việt Nam chỉ mới đáp ứng khai thác được một vài mảng nhỏ trong toàn bộ chuỗi cung ứng chủ yếu là giao nhận trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài lại cung cấp một chuỗi dịch vụ trọn gói với giá trị gia tăng ca.
+ Trong quan hệ thương mại quốc tế, phần lớn các nhà xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu theo điều kiện FOB, theo hình thức gia công là chủ yếu. Còn nhập khẩu, chúng ta luôn có tên trong những nước nhập siêu lớn nhất thế giới, song miếng bánh logistics vẫn đang nằm trong tay các doanh nghiệp logistics nước ngoài.
+ Hạ tầng cơ sở vật chất logistics còn nghèo nàn, quy mô nhỏ, bố trí bất hợp lý.
+ Các cảng biển còn nông chỉ tiếp nhận được tàu có trọng tải nhỏ, đang trong quá trình container hóa, chưa có quy hoạch dài hạn. Đối với các cảng hàng không vẫn chưa có ga hàng hóa, khu vực gom hàng và làm các dịch vụ logistics khác…
+ Nhân lực. Có thể nói một cách chính xác là hiện nay nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho ngành logistics đang thiếu trầm trọng cả về vật chất lẫn lực lượng.
+ Hạ tầng về cơ sở thông tin. Công nghệ thông tin còn có khoảng cách quá xa về các tiện ích mà khách hàng mong muốn.
+ Tính liên kết: Các doanh nghiệp Việt Nam thiếu hẳn sự liên kết cần thiết.
+ Vai trò của nhà nước: vai trò định hướng và hỗ trợ của nhà nước là cực kì quan trọng. Hiện nay vai trò của nhà nước trong logistics và SC còn chưa rõ nét, rời rạc. Bản thân các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam chưa có một hiệp hội đúng nghĩa với sự tham gia của nhà nước.
+ Thương hiệu logistics: do thực trạng ngành logistics Việt Nam còn non trẻ chưa có các thương hiệu lớn về logistics nên chúng ta không có ưu thế hay cơ hội khi tham gia vào các dự án Logistics của các tập đoàn lớn.
+ Nhận thức của các chủ hàng về logistics. Ngành Logistics tại Việt Nam còn gặp khó khăn do các chủ hàng vẫn chưa nhận thức được vai trò của logistics đối với hoạt động của mình. Việ sử dụng dịch vụ Logistics thuê ngoài đòi hỏi chỉ có hiệu quả cao khi có sự chia sẻ thông tin đúng lúc, chính xác từ phía chủ hàng. Văn hóa và nhận thưcs kinh doanh tại Việt Nam có những điểm khác biệt trên thế giới nên vận dụng logistics cần có sự uyển chuyển. Chưa có chủ hàng nào tại Việt Nam sẵn sàng chia sẻ thông tin cho đối tác vì điều này với họ đồng nghĩa với việ mất kiểm soát thông tin và chưa hoàn toàn hiểu rõ về logistics.
- Giải pháp:
+ Nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng nhất là về độ an toàn, nhanh chóng cho hàng hóa và phát triển các dịch vụ kèm theo.
+ Mở rộng hệ thống kho bãi, Và trang thiết bị, phương tiện như xe vận chuyển hang, dây chuyền, băng tải, đường ống, thiết bị chiếu sáng , xe nâng hạ hàng hóa, máy đóng gói và các thiết bị mã vạch… phải được nhập khẩu về với công nghệ mới nhất.
+ Hệ thống vận tải đường biển, đường sông, hàng không, đường bộ, đường sắt phải quy hoạch đồng bộ, thống nhất.
+ Quy hoạch dài hạn các cảng biển tạo độ sâu tiếp nhận được tàu có trọng tải lớn, và quá trình container hóa. Đối với các cảng hàng không xây dựng ga hàng hóa, khu vực gom hàng và làm các dịch vụ logistics khác…
+ Áp dụng thương mại điện tử (EDI) cho phép các bên liên quan liên lạc với nhau bằng kỹ thuật mạng tin học tiên tiến, thông quan bằng các thiết bị điện tử. Áp dụng tin học trong quản trị kho như mã vạch, chương trình quản trị kho.
+ Thay đổi và tiêu chuẩn hóa các quy định (cấp phép, điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn...), vận tải đa phương thức. Thay đổi thói quen bán FOB mua CIF làm suy yếu các công ty vận tải Việt Nam, công nhận về mặt pháp lý các chứng từ điện tử. Thống nhất hóa, tiêu chuẩn hóa tên hàng và mã hàng hóa.
+ Đào tao nguồn nhân lực cho ngành Logistics còn non trẻ ở VN. Đào tạo và tái đào tạo, chương trình đào tạo phải được cập nhật, đổi mới. Hiệp hội cần sự hỗ trợ ngân sách cũng như tranh thủ các nguồn tài trợ của chính phủ, BộCông Thương, Bộ GTVT trong công tác đào tạo nghề logistics ở Việt Nam.
+ Đào tao nguồn nhân lực cho ngành Logistics còn non trẻ ở VN. Đào tạo và tái đào tạo, chương trình đào tạo phải được cập nhật, đổi mới. Hiệp hội cần sự hỗ trợ ngân sách cũng như tranh thủ các nguồn tài trợ của chính phủ, BộCông Thương, Bộ GTVT trong công tác đào tạo nghề logistics ở Việt Nam.
+ Chính phủ cần có chính sách và biện pháp hướng dân, thúc đây sự liên kêt các doanh nghiệp giao nhận kho vận với nhau để cố những doanh nghiệp có đủ quy mô, đủ điều kiện cạnh trành với các doanh nghiệp cùng loại trong khu vực và trên thế giới.