Tập trung và lắng nghe

Một phần của tài liệu bai_2_gd_tre_kttt_trong_truong_mam_non_hoc_hoa_nhapppt_611201814 (Trang 43 - 45)

Mức độ 1 độ 1

 Mục đích là để thu hút và duy trì sự chú ý của trẻ tới người, vật và sự kiện trong môi trường xung quanh trẻ.

 Khuyến khích tương tác mắt tốt bằng việc thu hút sự chú ý tới mắt bạn và nói “Con có thể nhìn vào mắt cô không?” – bất cứ cái gì để thu hút sự chú ý của trẻ vào khuôn mặt bạn.

 Sử dụng tên của trẻ một cách thường xuyên nhưng có chủ đích.

 Các kích thích thị giác và kí hiệu có thể được sử dụng để duy trì sự chú ý và sự hiểu.

 Mục đích là để giúp trẻ thoải mái với sự có mặt và sự tham gia của người lớn vào 1 hoạt động

 Trước hết ngồi với trẻ và xem trẻ, sau đó ngồi bên cạnh và chơi cạnh trẻ.

 Khi trẻ có thể thoải mái với người lớn và bắt đầu bắt chước người lớn, điều chỉnh chút ít trò chơi của trẻ ví dụ, đưa mẩu ghép hình cho trẻ hoặc thêm 1 viên gạch.

 Dần dần kết hợp các hành động với sự hướng dẫn bằng lời, ví dụ “Viên gạch đi lên trên cùng”.

PHÁT TRIỂN CÁC KỸ NĂNG GIAO TIẾP

Tập trung và lắng nghe

Mức độ 2 độ 2

 Mục đích: để thiết lập sự kiểm soát của bản thân trẻ tập trung chú ý. Một số hoạt động này phù hợp cho nhóm nhỏ

 Giới thiệu cho trẻ tài liệu hoạt động và cho phép 1 vài phút để chơi khám phá. Trước khi đưa ra bất cứ sự hướng dẫn bằng lời nào, đảm bảo rằng trẻ vẫn ngồi và không chán đồ chơi rồi gọi tên trẻ, thiết lập tương tác mắt mắt và đưa ra lời hướng dẫn đơn giản, ngắn gọn, ví dụ, yêu cầu trẻ vẽ lại các hình lên tờ giấy

 Bước tiếp theo để đạt sự chú ý của trẻ trong khi trẻ đang hoạt động. Gọi tên trẻ, nói “nhìn này”, “hãy lắng nghe” nhưng khong đưa ra bất cứ một sự hướng dẫn nào đến khi bạn thiết lập được sự tương tác bằng mắt

 Giảm dần số lượng các hành động cảnh báo cần thiết đến khi trẻ có thể nhìn lên và lắng nghe khi được gọi tên.

PHÁT TRIỂN CÁC KỸ NĂNG GIAO TIẾP

Một phần của tài liệu bai_2_gd_tre_kttt_trong_truong_mam_non_hoc_hoa_nhapppt_611201814 (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(62 trang)