7. Kết cấu của luận văn
3.3.4. Kiến nghị với Hội sở chính Vietcombank:
- Đầu tư và ứng dụng công nghệ hiện đại cho sản phẩm tiền vay cá nhân:
Muốn trở thành ngân hàng số 1 Việt Nam về bán lẻ, không thể không có hệ thống công nghệ hiện đại và tính năng đa dạng. Vietcombank đã triển khai thành công rất nhiều tiện ích, tính năng cho các mảng bán lẻ phí tín dụng như dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ,… giúp cho việc thực hiện giao dịch trở nên dễ dàng hơn từ các thiết bị công nghệ. Tuy nhiên, trong hoạt động cho vay cá nhân, hầu như chưa có ngân hàng nào triển khai được những tiện ịch cho dịch vụ này (lúc có nhu cầu vay, lúc thực hiện giao dịch tiền vay, hay lúc trả nợ). Do vậy, với tư cách là một ngân hàng hàng đầu, đây là cơ hội để Vietcombank khẳng định vị thế của mình trong hoạt động cho vay cá nhân nếu đem lại những tiện ích đặc biệt cho khách hàng vay vốn như nộp hồ sơ qua mạng, tự vay tiền đối với các khoản tiền gửi trực tuyến hay vay theo dạng thấu chi tín chấp, cho phép khách hàng vấn tin về tài khoản tiền vay hay trả nợ bằng các lệnh thanh toán trên ATM, trên điện thoại hay internet banking,… Việc phát triển hoạt động cho vay cá nhân ở các chi nhánh sẽ trở nên thuận lợi hơn nhiều nếu Hội sở chính đáp ứng được những yêu cầu về tính tiện lợi do công nghệ mang lại trong hoạt động này.
- Xây dựng một số chương trình quản lý hỗ trợ các Chi nhánh trong việc phát triển hoạt động cho vay cá nhân:
Ở góc độ là các Chi nhánh bán hàng, thông tin tổng hợp về các sản phẩm khách hàng đang sử dụng tại ngân hàng cần được thể hiện rõ để cán bộ bán hàng tránh tiếp thị lại sản phẩm khách hàng đang dùng hoặc bỏ sót sản phẩm cần giới thiệu. Hiện tại, thông tin tổng hợp này chưa được thể hiện trên hồ sơ của ngân hàng nên việc bán hàng còn thiếu chủ động. Để hỗ trợ cán bộ bán hàng, Hội sở chính cần nghiên cứu một chương trình tổng hợp về tất cả thông tin các sản phẩm khách hàng đang sử dụng để từ đó cán bộ có thể biết được khách hàng còn chưa dùng sản phẩm dịch vụ để bán. Việc này sẽ đặc biệt hữu ích cho việc phát triển hoạt động cho vay
khách hàng cá nhân vì các giao dịch viên sẽ tiếp thị thêm sản phẩm tiền vay đối với những khách hàng thực hiện giao dịch tại quày. Điều này sẽ khắc phục được những hạn chế từ trước đến nay trong việc bán chéo sản phẩm tiền vay của bộ phận giao dịch tại quày.
Ngoài ra, trong công tác quản lý ở cấp chi nhánh rất cần việc xác định được mức sinh lời của từng khách hàng. Hiện nay, việc tính toán mức lợi nhuận trên từng khách hàng chỉ mới dùng lại ở mức sơ khai, chứ chưa đầy đủ vì không có đầy đủ số liệu về mức độ giao dịch của khách hàng. Nguyên nhân chính là khách hàng ngày nay do một chi nhánh quản lý những lại có thể giao dịch ở khắp các chi nhánh khác trong hệ thống. Hơn nữa, việc tính toán này cũng khá thủ công nên chỉ tính toán khi có nhu cầu chăm sóc cho một khách hàng nào đó. Vì vậy, để phục vụ yêu cầu quản lý, Hội sở chính cần có chương trình hỗ trợ việc tính toán mức sinh lời của từng khách hàng, tạo cơ sở để xây dựng các chương trình bán hàng, chăm sóc khách hàng tốt hơn.
KẾT LUẬN
Phát triển cho vay KHCN của NHTM là quá trình ngân hàng nỗ lực để gia tăng quy mô cho vay KHCN theo hướng đáp ứng khách hàng ngày càng tốt hơn và thay đổi cơ cấu cho vay KHCN theo hướng ngày càng phù hợp hơn giữa nhu cầu thị trường và năng lực đáp ứng của ngân hàng, qua đó góp phần gia tăng thu nhập của ngân hàng trên cơ sở kiểm soát tốt rủi ro từ hoạt động cho vay KHCN và đảm bảo theo đúng mục tiêu kinh doanh của ngân hàng trong từng giai đoạn.
Trong điều kiện nền kinh tế chưa thực sự hồi phục sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động cầm chừng hoặc trên bờ vực phá sản thì việc hướng tới các sản phẩm dịch vụ NHBL, trong đó hướng tới phát triển cho vay KHCN và tăng nguồn thu từ cho vay KHCN là xu hướng của Vietcombank nói chung cũng như của Vietcombank Quảng Ngãi nói riêng.
Với mong muốn mang lại những sản phẩm, dịch vụ tiền vay có chất lượng cao của Vietcombank Quảng Ngãi để đáp ứng tốt nhất nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân, đồng thời đo lường được các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động cho vay KHCN, tìm ra những tồn tại, những hạn chế trong việc phát triển hoạt động cho vay, tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu về hoạt động cho vay KHCN nhằm đưa ra những giải pháp tại Vietcombank Quảng Ngãi để góp phần phát triển hoạt động cho vay KHCN Vietcombank Quảng Ngãi trong những năm tới. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu để thực hiện đề “Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ngãi “, tôi đã rút ra một số kết luận sau:
Luận văn đã đi vào giải quyết một số nội dung sau:
Thứ nhất, đã hệ thống hóa có chọn lọc và tập trung luận giải về hoạt động cho vay KHCN trên cơ sở xây dựng khái niệm, các lý luận cơ bản về cho vay KHCN, sự cần thiết phát triển hoạt động cho vay KHCN trong tương lai, các tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động cho vay KHCN, các nhân tố tác động đến phát triển hoạt động cho vay KHCN.
Thứ hai, đã đi sâu phân tích thực trạng hoạt động cho vay KHCN của Vietcommbank Quảng Ngãi qua các năm 2017 đến năm 2019. Từ đó, đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế trong hoạt động cho vay KHCN của Vietcombank Quảng Ngãi đồng thời đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay KHCN tại Vietcombank Quảng Ngãi .
Thứ ba, không chỉ đưa ra các giải pháp, tác giả còn mạnh dạn kiến nghị với Chính phủ, NHNN - là những cơ quan quản lý cấp Nhà nước về chính sách tiền tệ của quốc gia về những khó khăn vướng mắc cần được khắc phục mà NHTM nói chung đang gặp phải trong việc phát triển hoạt động cho vay KHCN. Ngoài ra, tác giả còn đề xuất kiến nghị đối với Vietcombank Hội sở chính có những định hướng và giải pháp hỗ trợ Vietcombank Quảng Ngãi phát triển hơn nữa hoạt động cho vay KHCN tại Chi nhánh.
Mục tiêu của Vietcombank là đưa Vietcombank trở thành ngân hàng “đứng đầu về bán lẻ, đứng thứ 2 về bán buôn” và mục tiêu của Chi nhánh Quảng Ngãi là Ngân hàng dẫn đầu thị phần về Dư nợ cho vay bao gồm giữ vững vị trí thứ nhất Dư nợ cho vay KHDN và vươn lên vị trí thứ nhất về Dư nợ cho vay KHCN. Chính vì vậy, thông qua luận văn, tác giả mong muốn đưa ra một cách nhìn khách quan và toàn cảnh về phát triển hoạt động cho vay KHCN hiện nay thông qua đó góp một phần nhỏ bé để Vietcombank Quảng Ngãi có những chính sách phát triển thích hợp nhằm phát triển hoạt động cho vay KHCN và chiếm lĩnh thị trường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và góp phần hoàn thành mục tiêu chung của hệ thống Vietcombank.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song điều kiện, khả năng còn hạn chế, đặc biệt mẫu phiếu khảo sát ít chưa đảm bảo tính đại diện nên các kết luận rút ra từ tổng hợp kết quả khảo sát có thể chưa hoàn toàn chính xác. Bên cạnh đó tính chất phức tạp và luôn luôn đổi mới, cập nhật thông tin của lĩnh vực nghiên cứu nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, tác giả rất mong nhận được sự tham gia, góp ý của các thầy cô và những người quan tâm đến đề tài để tác giả tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu.
I. SÁCH, GIÁO TRÌNH:
1. Hồ Diệu (2001), Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, Học viện Ngân hàng, NXB Thống kê.
2. Phan Thị Thu Hà (2006), Giáo trình Ngân hàng Thương mại, Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Thống Kê.
3. Nguyễn Thị Phương Liên (chủ biên) (2011), Quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại, trang 7, 8, 100, 101,113-116
4. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, trang 761 và 763, Nhà xuất bản Thống kê
5. Nguyễn Thị Mùi (2005), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.
6. Nguyễn Văn Tiến (2012), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê
7. Nguyễn Văn Tiến (2009), Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê .
8. Peter S. Rose (2001), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài Chính.
9. Phạm Tiến Thành và Lê Thị Vân Khanh (2011),Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đối với các NHTM tại Việt Nam, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, (7), tr. 35-36.
10. Thái Văn Đại (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội. 11. Trịnh Quốc Trung (2008), Marketing Ngân hàng, NXB Thống kê.
II. LUẬN VĂN, BÁO, TẠP CHÍ, WEB
12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn 13. Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn
14. Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia: nfsc.gov.vn 15. Tổng cục Thống kê: www.gso.gov.vn
16. NHTMCP Ngoại thương Việt Nam: www.vietcombank.com.vn 17. Báo điện tử Vietnamnet: www.vietnamnet.vn
18. Báo điện tử Quảng Ngãi: www.quangngai.gov.vn 19. Https://vi.wikipedia.org/wiki/Ngân_hàng_thương_mại
chỉ tài liệu:http//vietnamnet.vn
22. Bình An, Phía sau giải thưởng nhân hàng bán lẻ tốt nhất của Vietinbank, địa chỉ tài liệu: http//www.vietinbank.vn
23. Tạp chí tài chính.vn/Một số kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng của
TS.Nguyễn Thị Hồng Yến, ThS.Nguyễn Chí Dũng
24. Đặng Ngọc Việt (2012), Luận văn thạc sỹ kinh tế “Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại CP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng”, Đại học Đà Nẵng.
25. Lê Ngọc Thảo (2012), Luận văn thạc sỹ kinh tế “Giải pháp đẩy mạnh cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng”, Đại học Đà Nẵng.
26. Nguyễn Thị Đăng Thủy (2014), Luận văn thạc sỹ kinh tế “ Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Đà Nẵng”, Đại học Đà Nẵng.
27. Cao Thanh Hải (2014), Luận văn thạc sỹ kinh tế “Phát triển cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Mỹ Đình”, Trường Đại học Thương mại.
28. Nguyễn Văn Giang (2014), Luận văn thạc sỹ kinh tế “Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đan Phượng, Hà Tây”, Trường Đại học Thương mại.
29. Hoàng Thị Cẩm Vân (2015), Luận văn thạc sỹ kinh tế “Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình”, Trường đại học Tài chính – Marketing.
30. Nguyễn Lê Nguyên Hạ (2015), Luận văn thạc sỹ kinh tế “Giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ngãi”, Trường đại học Tài chính – Marketing.
33. Luật Doanh nghiệp năm 2014;
34. Các qui định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam về tín dụng và hoạt động cho vay
35. Phòng Kế toán NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ngãi (2017, 2018, 2019), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP
Phụ lục 01: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN KHÁCH HÀNG
Kính thưa Quý Khách hàng!
Vietcombank Quảng Ngãi trân trọng gửi lời chúc sức khỏe và lời cám ơn chân thành đến Quý khách hàng đã tín nhiệm lựa chọn Vietcombank Quảng Ngãi trong suốt thời gian qua. Xin Quý khách hàng vui lòng bớt chút thời gian điền vào phiếu thăm dò ý kiến sau đây và gửi lại cho chúng tôi trong thời gian sớm nhất có thể. Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của Quý khách hàng !
Phần I: THÔNG TIN KHÁCH HÀNG 1. Họ tên Quý khách hàng (nếu có thể):
2. Giới tính: Nam Nữ
3. Độ tuổi: 18-24 tuổi 25-40 tuổi 41-55 tuổi trên 55 tuổi
4. Nghề nghiệp: Doanh nhân Công nhân viên chức Công nhân Khác 5. Xin cho biết Quý khách hàng hiện đang sử dụng những sản phẩm, dịch vụ cho vay dành cho KHCN nào của chúng tôi
Sản phẩm cho vay mua xây nhà ở/đất ở
Sản phẩm cho vay phục vụ mục đích kinh doanh
Sản phẩm cho vay mua ô tô
Sản phẩm cho vay tiêu dùng dành cho Cán bộ công nhân viên (CBCNV tại các cơ quan và Vietcombank)
Sản phẩm cho vay tiêu dùng khác
Cho vay lĩnh vực Nông nghiệp nông thôn
Cho vay khai thác thủy hải sản/ Đóng tàu
5. Quý khách hàng đã sử dụng dịch vụ ngân hàng của chúng tôi trong bao lâu ?
dưới 3 năm 3-5 năm trên 5 năm
chú ý, ấn tượng là gì ?
Trang thiết bị ngân hàng hiện đại Sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, phong phú
Biểu phí, lãi suất hợp lý, linh hoạt Nhân viên ngân hàng phục vụ thân thiện, nhiệt tình
Ý kiến khác
Phần II: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DỊCH VỤ VAY VỐN KHCN
Quý khách hàng vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình đối với các phát biểu sau về chất lượng sản phẩm.dịch vụ vay vốn KHCN của ngân hàng Vietcombank Quảng Ngãi trong thời gian qua, bằng cách đánh dấu X hoặc vào ô thích hợp bên
dưới.
STT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨMDỊCH VỤ VAY VỐN KHCN
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 1 NH có chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp, thuận tiện 2 NH có hệ thống ATM hiện đại
và dễ sử dụng
3 Sản phẩm dịch vụ NH đa dạng, phong phú và phù hợp
4 Mẫu biểu quy định NH rõ ràng, dễ hiểu; thủ tục giao dịch đơn giản, thời gian giao dịch nhanh chóng
5 NH có trang thiết bị và máy móc hiện đại, cơ sở vật chất đầy đủ (ghế chờ, sách báo, nước uống…)
6 Trang Web internet đầy đủ thông tin; tờ bướm quảng cáo sản phẩm bắt mắt, hấp dẫn 7 Nhân viên ngân hàng ăn mặc
gọn gàng, lịch sự và ấn tượng 8 Nhân viên có trình độ chuyên
đồng ý ý
môn và thao tác nghiệp vụ tốt 9 Nhân viên NH rất lịch thiệp, ân
cần, sẵn sàng phục vụ và hướng dẫn khách hàng
10 Nhân viên NH luôn tư vấn nhiệt tình và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu vay vốn của khách hàng
11 Nhân viên NH lắng nghe và giải đáp thỏa đáng các thắc mắc của khách hàng
12 Nhân viên NH luôn phục vụ công bằng với tất cả khách hàng 13 Nhân viên NH không gây phiền
nhiễu cho Quý khách hàng 14 Nhân viên không tỏ ra quá bận
rộn để không phục vụ khách hàng
15 Ngân hàng bảo mật thông tin và giao dịch của khách hàng
16 Ngân hàng cung cấp đúng dịch vụ tại thời điểm đã cam kết 17 Ngân hàng áp dụng chính sách
mức lãi suất cạnh tranh và biểu phí giao dịch hợp lý 18 Ngân hàng luôn giữ chữ tín với
khách hàng và xem quyền lợi của khách hàng là trên hết 19 Ngân hàng có các hoạt động
marketing hiệu quả, ấn tượng và đi đầu trong các cải tiến
20 Các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng sau bán hàng của ngân hàng đáng tin cậy
21 Quý khách hàng hoàn toàn hài lòng với chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Vietcombank
Ngãi cải tiến để cung cấp đến Quý khách các sản phẩm dịch vụ tiền vay dành cho