Hình 1.3. Mô hình 5 khoảng cách chất lượng dịch vụ (Parasuraman)

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ sự hài LÒNG của KHÁCH HÀNG đối với CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ tại CẢNG HÀNG KHÔNG CHU LAI TỈNH QUẢNG NAM (Trang 34 - 37)

Mô hình SERVQUAL đã đưa ra 5 thành phần để đo lường chất lượng dịch vụ được cảm nhận:

1 Phương tiện hữu hình (Tangible): thể hiện qua ngoại hình, trang phục của nhân viên dịch vụ và các trang thiết bị để thực hiện dịch vụ.

2 Độ tin cậy (Reliability): thể hiện khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp

và đúng hạn.

3 Khả năng đáp ứng (Responsiveness): thể hiện sự sẵn lòng dịch vụ của nhân viên nhằm cung

cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng.

4 Năng lực dịch vụ (Assurance): thể hiện trình độ chuyên môn và cung cách dịch vụ lịch sự, niềm nở với khách hàng .

5 Đồng cảm (Empathy): thể hiện sự quan tâm chăm sóc đến từng cá nhân

Trên thực tế, đo lường SERVQUAL gồm ba phân đoạn. Hai phân đoạn đầu, mỗi phân đoạn là 22 biến quan sát đo lường chất lượng dịch vụ mà kỳ vọng và thực tế cảm nhận được. Các biến dùng thang Likert 7 hoặc 5 điểm. Sai biệt (cảm nhận trừ kỳ vọng) của đánh giá biểu thị chất lượng dịch vụ. Mô hình đo lường này được gọi là phi khẳng định (disconfirmation model). Phân đoạn thứ ba yêu cầu đánh giá mức độ quan trọng của 5 thành phần. Cụ thể theo mô hình SERVQUAL, chất lượng dịch vụ được xác định như sau: Cht lượng dch v = Mc độ cm nhn – Giá tr k vng.

Parasuraman và cộng sự (1988, 1990, 1991, 1993) khẳng định rằng SERVQUAL là dụng cụ đo lường chất lượng dịch vụ tin cậy và chính xác và thang đo này đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu khác như Brown và Swartz (1989). Sau nhiều nghiên cứu kiểm định cũng như ứng dụng, SERVQUAL được thừa nhận như một thang đo có giá trị lý thuyết cũng như thực tiễn.

1.3.4. Mô hình SERVPERF

Khi cạnh tranh trong ngành công nghiệp dịch vụ đã tăng lên, các khái niệm về chất lượng dịch vụ ngày càng quan

trọng, chất lượng dịch vụ đã được xác định là một yếu tố quyết định thị phần, để đầu tư và giảm chi phí. Xác định và đo lường chất lượng dịch vụ có tầm quan trọng với các nhà cung cấp dịch vụ. Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng định nghĩa và đo lường chất lượng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ là khoảng cách giữa sự mong đợi về dịch vụ của khách hàng trước khi sử dụng dịch vụ và nhận thức của họ sau khi sử dụng dịch vụ thực tế. Các nhà nghiên cứu đầu tiên đã đưa ra thang đo SERVQUAL để đo lường chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, đã có một số khó khăn khi sử dụng thang đo này.

Từ những vấn đề trên, một biến thể của thang đo SERVQUAL ra đời, có tên là thang đo SERVPERF. Thang đo SERVFERP được sử dụng để đo lường cảm nhận của khách hàng, từ đó xác định chất lượng dịch vụ thay vì đo lường cả chất lượng cảm nhận lẫn kỳ vọng như thang đo SERVQUAL. Thang đo SERVPERF được các tác giả Cronin & Taylor (1992) đưa ra dựa trên việc khắc phục những khó khăn khi sử dụng thang đo SERVQUAL, cũng với 5 nhân tố của chất lượng dịch vụ: độ tin cậy, độ phản hồi, sự bảo đảm, sự cảm thông và tính hữu hình và 22 biến quan sát được sử dụng để đo lường 5 nhân tố kể trên.

Hình 1.4. Mô hình chất lượng dịch vụ của Cronin &

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ sự hài LÒNG của KHÁCH HÀNG đối với CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ tại CẢNG HÀNG KHÔNG CHU LAI TỈNH QUẢNG NAM (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w