Các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sỹ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý THUẾ tại CHI cục THUẾ THÀNH PHỐ hội ANTỈNH QUẢNG NAM (Trang 31 - 35)

Các tiêu chí định lượng thể hiện ở kết quả thực tế của công tác quản lý thuế đã được tiến hành. Đó là kết quả cụ thể của việc thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc kết quả đem lại của các nghiệp vụ quản lý thuế. Các tiêu chí này thường gồm:

1.4.1.1.Tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý trên dự tốn pháp lệnh được giao

Đánh giá cơng tác lập dự toán thu ngân sách và năng lực thu thuế của cơ

quan thuế, tiêu chí này được dùng để phân tích nguyên nhân biến động theo từng năm.

- Tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý: Là tất cả các khoản thuế, phí ngành thuế thu được trong năm, bao gồm cả thu từ dầu, thu tiền sử dụng đất.

- Dự toán pháp lệnh được giao: Là dự tốn thu được Bộ Tài chính giao tương ứng (bao gồm cả các khoản: thu từ dầu, thu tiền sử dụng đất)

Cơng thức tính:

Tỷ lệ tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý trên dự toán pháp lệnh được giao

=

Tổng thu nội địa

do ngành thuế quản lý x 100% Dự toán pháp lệnh được giao

1.4.1.2. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả Quản lý thuế tại trụ sở cơ quan thuế. - Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng kê khai thuế: + Tỷ lệ hồ sơ khai thuế đã nộp/tổng số hồ sơ khai thuế phải nộp.

+ Tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn/số hồ sơ khai thuế đã nộp.

+ Số người nộp thuế có quyết định ấn định thuế, số thuế ấn định; số trường hợp xử phạt vi phạm/tổng số trường hợp không nộp hồ sơ khai thuế.

- Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế: Số trường hợp phát hiện sai sót u cầu phải giải trình; số thuế sai sót phát hiện qua kiểm tra hồ sơ khai thuế;…

1.4.1.3. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả tuyên truyền hỗ trợ: Phản ánh chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT của cơ quan thuế.

- Số bài viết tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng

- Số lượt NNT được giải đáp vướng mắc tại cơ quan thuế trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ: Đánh giá khối lượng công việc giải đáp vướng mắc của NNT trực tiếp tại cơ quan thuế mà một cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ đã thực hiện.

+ Số lượt NNT đã phục vụ: Là toàn bộ số lượt tổ chức, cá nhân đã được giải đáp vướng mắc trực tiếp tại cơ quan thuế trong năm đánh giá.

Cơng thức tính:

Số lượt NNT được giải đáp vướng mắc tại cơ quan thuế trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ

=

Số lượt NNT đã phục vụ Số cán bộ

của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ 1.4.1.4. Tiêu chuẩn thanh tra, kiểm tra: Đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT của cơ quan thuế trong năm.

- Tỷ lệ doanh nghiệp đã kiểm tra

Tỷ lệ doanh nghiệp đã kiểm tra =

Số doanh nghiệp

đã kiểm tra trong năm x 100% Số doanh nghiệp đang hoạt động

- Tình hình vi phạm pháp luật thuế đã phát hiện qua thanh tra, kiểm tra

Tỷ lệ doanh nghiệp thanh tra phát hiện

có sai phạm

=

Số doanh nghiệp thanh tra phát hiện có sai phạm

x 100% Số doanh nghiệp

Tỷ lệ doanh nghiệp kiểm tra phát hiện

có sai phạm

Số doanh nghiệp kiểm tra phát hiện có sai phạm

x 100% Số doanh nghiệp

đã kiểm tra trong năm

- Hiệu quả trực tiếp của kiểm tra: Chỉ tiêu này thường được đánh giá dựa vào: Số lượng doanh nghiệp được kiểm tra và số thuế truy thu qua kiểm tra; tỷ lệ số thuế truy thu, tiền phạt đã nộp vào NSNN/tổng số thuế truy thu, tiền phạt phát sinh qua kiểm tra…

1.4.1.5. Tiêu chuẩn quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

Đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế của cơ quan thuế.

Tỷ lệ tiền nợ thuế với số thực hiện thu của ngành thuế =

Số tiền nợ thuế tại thời điểm 31/12/Năm đánh giá

x 100% Tổng thu nội địa

do ngành thuế quản lý 1.4.1.6. Tiêu chuẩn khai thuế, hoàn thuế

Phản ánh chất lượng hiệu quả cơng tác quản lý khai thuế, hồn thuế của cơ quan thuế.

- Tỷ lệ doanh nghiệp nộp tờ khai thuế qua mạng trên số doanh nghiệp đang hoạt động

Tỷ lệ DN nộp tờ khai thuế qua mạng trên số DN

đang hoạt động =

Số doanh nghiệp nộp tờ khai thuế qua mạng

x 100% Số doanh nghiệp

đang hoạt động

- Số hồ sơ hoàn thuế được giải quyết đúng hạn trên số hồ sơ hoàn thuế phải giải quyết

Tỷ lệ hồ sơ hoàn thuế

được giải quyết đúng hạn =

Số hồ sơ hoàn thuế được giải quyết đúng hạn trong

năm x 100%

Số hồ sơ hoàn thuế phải giải quyết trong năm 1.4.1.7. Tiêu chuẩn phát triển nguồn nhân lực

Được sử dụng để đánh giá sự hợp lý trong cơ cấu tổ chức, bố trí sử dụng nguồn nhân lực của cơ quan thuế, sự phát triển nguồn nhân lực của cơ quan thuế.

- Tỷ lệ cán bộ làm việc tại 4 chức năng quản lý thuế

Số cán bộ làm việc tại 04 chức năng quản lý thuế: Là số công chức, viên chức thuế làm việc tại 04 chức năng quản lý thuế: Thanh tra, kiểm tra; Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; Kê khai và kế toán thuế; Tun truyền và hỗ trợ NNT (hiện có tính đến 31/12/Năm đánh giá).

Tỷ lệ cán bộ làm việc tại 04 chức năng quản lý thuế

Số cán bộ làm việc tại 4 chức năng quản lý thuế

x 100% Tổng số cán bộ

của cơ quan thuế

- Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học trở lên:

Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của cơ quan thuế.

Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học trở lên = Số cán bộ có trình độ đại học trở lên x 100% Tổng số cán bộ

của cơ quan thuế

Mặc dù, có thể tính tốn cụ thể được một số chỉ tiêu đã kể trên, song đa số các chỉ tiêu khơng phản ánh hết, đánh giá tồn diện hiệu quả công tác quản lý thuế trong thực tiễn. Bên cạnh, việc tính tốn các chỉ tiêu này trong năm, để đánh giá chính xác hơn tính hiệu quả, cần phải so sánh với các năm trước để đánh giá xu hướng biến động các chỉ tiêu.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sỹ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý THUẾ tại CHI cục THUẾ THÀNH PHỐ hội ANTỈNH QUẢNG NAM (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w