Từ các nhận định của các tác giả trên, nhóm chúng tôi đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 4 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo tại Trung tâm Tin học – ĐH Duy Tân.”: (1) Chương trình đào tạo; (2) Đội ngũ giảng viên; (3) Cơ sở vật chất; (4) Khả năng phục vụ.
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Có thể thấy các yếu tố như cơ sở vật chất, giảng viên, khả năng phục vụ và
chương trình đào tạo được hầu hết các nhà nghiên cứu sử dụng để đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo ở trường đại học của mình. Do đó, chúng tôi đã lựa chọn những yếu tố trên để sử dụng trong bài nghiên cứu này trong đó:
- Chương trình đào tạo: bao gồm các yếu tố liên quan đến nội dung chương trình, cấu trúc và các kiến thức mà sinh viên sẽ học. Đây chính là yếu tố đầu tiên khi một sinh viên lựa chọn trung tâm học Tin học phù hợp. Một trường có chương trình đào tạo tốt (kiến thức chuẩn, hiện đại, thiết kế hợp lý và thuận lợi cho việc học) sẽ dễ dàng thu hút học viên tham gia học tập. Vì vậy, một khi các yêu cầu này được thỏa mãn thì sự hài lòng của học viên đối với trung tâm Tin học lúc ban đầu chắc chắn sẽ cao.
- Đội ngũ Giảng viên: Trong thời gian sinh viên học tập tại trường, được tiếp thu các kiến thức mới thông qua các giảng viên. Nếu việc tiếp thu này tốt thì sự hài lòng lúc ban đầu của sinh viên sẽ được duy trì và nâng cao ngược lại thì sự hài lòng đó sẽ dần bị suy giảm. Trình độ chuyên môn của giảng viên, khả năng truyền đạt kiến thức về các kĩ năng nghe, nói, đọc và viết, phương pháp giảng dạy, cách thức kiểm tra đánh giá, thái độ, sự tận tâm, nhiệt huyết của giảng viên… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của sinh viên. Vì vậy, trong giai đoạn này yếu tố
người giảng viên đóng vai trò quyết định. Do đó, phần II của bảng hỏi sẽ là yếu tố Giảng viên.
- Cơ sở vật chất: Các yếu tố về công tác tổ chức học tập, trang thiết bị, cơ sở phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của học viên như trang bị phòng cách âm, máy chiếu, máy lạnh,…cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự hài lòng của sinh viên. Một khi chương trình đào tạo tốt, giảng viên giỏi nhưng thiếu thốn các trang thiết bị phục vụ học tập, thiếu các phòng thí nghiệm để thực hành thì những kiến thức mà sinh viên tiếp thu được chỉ nằm trong lý thuyết, không mang tính thực tế hoặc nhà trường không có đầy đủ phòng ốc để học viên học tập, nghiên cứu thì cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc theo học của học viên, điều này khiến cho sự hài lòng của học viên đối với trung tâm Tin học suy giảm. Do đó, phần III của bảng hỏi sẽ là cơ sở vật chất.
- Khả năng phục vụ: Khả năng phục vụ của các nhân viên hành chính, tốc độ xử lý các thắc mắc và các công tác của sinh viên, sự nhiệt tình và thái độ phục vụ của nhân viên cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự hài lòng của sinh viên đối với trung tâm Tin học.
Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo tại Trung tâm Tin học – ĐH Duy Tân.” có phương trình tuyến tính được thể hiện như sau:
Y = α0 + α1X1 + α2X2 + α3X3+ α4X14+ei Trong đó:
Y: sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo tại Trung tâm Tin học – ĐH Duy Tân
X = {X1,…,X4} Các biến thang đo nhân tố ảnh hưởng đến Y α = {α1,…, α4} Hệ số hồi quy tác động đến Y
ei Sai số
Đặt giả thuyết cho mô hình như sau:
Giả thuyết H1 - Các trung tâm Tin học có chương trình đào tạo càng lớn thì khả năng đào tạo thành công càng cao.
Giả thuyết H2 – Các trung tâm tin học có người chủ/người điều hành trung tâm có hiểu biết về tin học, trình độ chuyên môn cao khả năng vận dụng càng cao.
Giả thuyết H3 - Các trung tâm có chất lượng giảng viên có chứng chỉ, bằng cấp chuyên môn cao thì khả năng đào tạo của trung tâm tin học thành công cao hơn. Giả thuyết H4 – Các trung tâm tin học hoạt động trong thành phố Đà Nẵng có mức độ cạnh tranh càng cao thì khả năng dịch vụ đào tạo tin học thành công cao hơn.
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện việc nghiên cứu sự hài lòng của SV đối với dịch vụ đào tạo tại Trung tâm tin học- ĐH Duy Tân cần áp dụng các phương pháp nghiên cứu thích hợp nhằm hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu. Theo Creswell và cộng sự, (2003) thì có 3 phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng khi nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh doanh đó là: nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng và hỗn hợp. Để đáp ứng mục đích của đề tài thì việc sử dụng phương pháp kết hợp giữa định tính và định lượng là phù hợp. Phương pháp này không những giải thích hiện tượng khi nghiên cứu một cách đầy đủ mà còn xác định được các nhân tố chính tác động đến đề tài. Khi thực hiện theo phương pháp hỗn hợp, bước tiếp cận đầu tiên là nghiên cứu định tính, nhằm khám pháp các nhân tố, làm cơ sở cho bước tiếp cận nghiên cứu định lượng được thực hiện ở bước tiếp theo.
3.1.1. Phương pháp định tính
Việc nghiên cứu định tính được thực hiện dựa trên việc phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý, thực hiện thông qua bảng câu hỏi được chuẩn bị từ trước nhằm cho biết ý kiến về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của SV đối với dịch vụ đào tạo tại Trung tâm tin học . Từ đó nhóm tổng hợp các ý kiến và đưa ra kết luận cuối cùng về thông tin liên quan đến đề tài, tập hợp vào bảng câu hỏi khảo sát, hiệu chỉnh sao cho các thông tin được chi tiết, sát với đề tài nghiên cứu.
3.1.2 Phương pháp định lượng
Từ những nhận định chung về đề tài nghiên cứu, xây dựng các biến dựa trên kết quả của các nghiên cứu trước, tiến hành điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với đề tài, từ đó tiến hành thảo luận nhằm xây dựng thang đo và xác định lại các biến của mô hình. Tổng hợp các ý kiến để hoàn thiện bảng khảo sát với các biến phụ thuộc, các biến quan sát và biến độc lập. Cụ thể như sau:
+Thiết kế thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của SV đối với dịch vụ đào tạo tại Trung tâm tin học
+ Đánh giá giá trị và độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA)
3.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU3.2.1 Khung nghiên cứu: 3.2.1 Khung nghiên cứu:
Vấn đề nghiên cứu :
- Nguyên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo tại trung tâm Tin Học – ĐH Duy Tân.
- Tổng quan nguyên cứu, cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo tại trung tâm Tin Học – ĐH Duy Tân.
Mục tiêu nguyên cứu:
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo tại trung tâm Tin Học – ĐH Duy Tân.
- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo tại trung tâm Tin Học – ĐH Duy Tân.
- Giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo tại trung tâm Tin Học – ĐH Duy Tân
Mô hình nguyên cứu:
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo tại trung tâm Tin Học – ĐH Duy Tân.
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo tại trung tâm Tin Học – ĐH Duy Tân.
Nghiên cứu kiểm định ( Nghiên cứu định lượng ):
- Khảo sát thông qua bảng câu hỏi để đo lường mức độ ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo tại trung tâm Tin Học – ĐH Duy Tân.
- Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu.
- Mô hình hồi quy tương quan của các nhân tố ảnh hưởng đến nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo tại trung tâm Tin Học – ĐH Duy Tân.
3.2.2 Quy trình nghiên cứu:
Quá trình thực hiện nghiên cứu bao gồm hai bước chính: (1) nghiên cứu tổng quát và (2) nghiên cứu chi tiết.
Ở bước nghiên cứu tổng quát tác giả sử dụng phương pháp định tính để khám phá các nhân tố (các biến quan sát) tác động đến sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo tại Trung tâm Tin học – ĐH Duy Tân, điều chỉnh và bổ sung chúng thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm và lấy ý kiến .
Đến bước nghiên cứu chi tiết thì tất cả các biến sẽ được phân tích theo phương pháp định lượng thông qua các kỹ thuật bao gồm: tập hợp dữ liệu khảo sát bằng cách chọn mẫu và gửi bảng khảo sát trực tiếp đến các đối tượng có liên quan đến Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo tại Trung tâm Tin học – ĐH Duy Tân., kiểm tra lại mô hình đo lường, mô hình lý thuyết cũng như các giả thuyết trong mô hình thông qua các mô hình hồi quy tuyến tính và kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA). Sơ đồ quy trình nghiên cứu như sau:
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo tại Trung tâm Tin học – ĐH Duy Tân.
3.3. NGUỒN DỮ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP THU NHẬP VÀ PHÂN TÍCH DỮLIỆU TRONG NGHIÊN CỨU LIỆU TRONG NGHIÊN CỨU
3.3.1. Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu
Liên quan đến mục tiêu nghiên cứu thì nguồn dữ liệu bao gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp được thu thập từ các nguồn:
- Dữ liệu thứ cấp: Từ các tạp chí, luận văn, công trình NCKH, các báo cáo
tổng kết đã được công bố
- Dữ liệu sơ cấp: Thông qua việc phỏng vấn, trao đổi với các cán bộ nhân viên có kinh nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo tại trung tâm Tin học – ĐH Duy Tân.
+ Đối với các nguồn dữ liệu từ tài liệu: Nhóm tác giả đã tiếp cận được dưới dạng các số liệu từ Cục thống kê về tình hình đăng ký và học tập của các sinh viên tại trung tâm Tin học – ĐH Duy Tân.
+ Đối với dữ liệu thu thập từ kết quả thảo luận, phỏng vấn: Những dữ liệu này sẽ được hệ thống lại trên những tiêu chí, nội dung phù hợp với mục đích nghiên cứu để nhờ chuyên gia góp ý.
3.3.2. Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu định tính
Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, trước tiên qua tìm hiểu, tiếp xúc và đánh giá mức độ chuyên sâu của các giảng viên tin học, danh sách các giảng viên dự kiến sẽ được thiết lập gồm 10 giảng viên. Sau khi tiếp xúc và trao đổi với các giảng viên về mục đích nghiên cứu và các vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài, nhận thấy rằng để đảm bảo tính khoa học và khách quan của kết quả nghiên cứu, các đối tượng được phỏng vấn phải là những giảng viên có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy đặc biệt là lĩnh vực tin học.
3.4.NGUỒN DỮ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
3.4.1. Nguồn dữ liệu của nghiên cứu định lượng
Nguồn dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu định lượng của đề tài NCKH là những dữ liệu thu được trực tiếp từ các bảng khảo sát đã được làm sạch nhằm loại bỏ những bảng khảo sát không đầy đủ và không đáp ứng được yêu cầu của nghiên cứu (phụ lục 2 Bảng câu hỏi khảo sát tại các sinh viên tại ĐH DuyTân)
3.4.2. Đối tượng khảo sát và mẫu khảo sát trong nghiên cứu định lượng
Theo Kumar, 2005 thì kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào việc ta muốn nghiên cứu vấn đề gì từ những dữ liệu thu thập được và mối quan hệ ta muốn thiết lập với mục tiêu nghiên cứu. Nguyên tắc chung là mẫu càng lớn thì độ chính xác của kết quả nghiên cứu càng cao, vấn đề nghiên cứu càng đa dạng thì mẫu càng lớn. Tuy nhiên trên thực tế thì việc lựa chọn kích thước mẫu còn phụ thuộc vào năng lực tài chính và thời gian mà nhà nghiên cứu có thể thực hiện được, đây là yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến mẫu khảo sát.
Theo Green (1991) và Tabachnick và Fidell (2007) trích trong Đinh Phi Hổ (2014, trang 46) thì quy mô mẫu có thể được xác định theo công thức: n ≥ 50 + 8k, với k là số biến độc lập của mô hình. Trong nghiên cứu này, số lượng biến độc lập đưa vào phân tích là 23 biến quan sát nên kích thước mẫu nghiên cứu chính thức n = 290 > 50+ 8 x 23 = 234 Trung tâm Tin học ĐH Duy Tân phù hợp với công thức trên và phù hợp trong việc chạy phân tích EFA và hồi quy bội.
3.4.3. Xây dựng thang đo
Sau khi tổng hợp các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề nghiên cứu đồng thời kết hợp với ý kiến từ những kết quả thảo luận với nhóm chuyên gia tham gia phỏng vấn, nhóm tác giả xác định được 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo tại trung tâm Tin học – ĐH Duy Tân gồm: Chương trình đào tạo, Đội ngũ giảng viên, Cơ sở vật chất, Khả năng phục vụ, Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo.
Các biến quan sát được đo lường thông qua bộ t hang đo Likert 5 mức độ được sử dụng cho toàn bộ nội dung chính của bảng câu hỏi: 1 - hoàn toàn không đồng ý,2 - không đồng ý, 3 – bình thường, 4 - đồng ý, 5 - hoàn toàn đồng ý.
Đối với các biến độc lập, dùng để đo lường mức độ tán thành của đối tượng khảo sát về tác động của từng nhân tố đến sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo tại trung tâm Tin học – ĐH Duy Tân. Đối với biến phụ thuộc, tùy vào đánh giá của từng đối tượng được khảo sát để lựa chọn mức độ phù hợp biểu thị cho tính hữu hiệu chung của hệ thống này thông qua việc chọn vào giá trị tương ứng trong thang đo.
3.4.3.1 Thang đo chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo sẽ được ký hiệu là CTDT và được đo lường bằng 5 biến quan sát. Để xây dựng thang đo nhân tố quy mô trung tâm trường học, nhóm tác giả căn cứ vào các đặc điểm về quy mô, cũng như những ảnh hưởng trong đặc điểm về quy mô đến việc thiết lập, vận dụng các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo tại trung tâm Tin học – ĐH Duy Tân.
CTDT 1: Chương trình đaò tạo có mục tiêu chuẩn đầu ra rõ ràng về Tin học đáp ứng được kĩ năng của học viên.
CTDT 2: Chương trình đào tạo được thông báo đầy đủ cụ thể cho học viên. CTDT 3: Chương trình đào tạo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu phát triển nghề nghiệp sau này của học viên .
CTDT 4: Chương trình đào tạo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu phát triển nghề nghiệp sau này của học viên.
CTDT 5: Học viên được chủ động đăng kí lịch học tại Trung tâm.
3.4.3.2 Thang đo đội ngũ giảng viên:
Đội ngũ giảng viên được ký hiệu là DNGV. Thang đo biến này sẽ được đo lường bằng 7 biến quan sát sau:
DNGV 1: Giảng viên có trình độ cao, sâu rộng về chuyên môn Tin học mà