Đặc điểm sinh thái và sinh học của Keo lá tràm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn giống đến chất lượng gỗ keo lá tràm (acacia auriculiformis) trồng tại đông hà, quảng trị (Trang 27 - 28)

Keo lá tràm mọc tự nhiên tập trung chủ yếu ở các vĩ độ từ 8-160 Nam, độ cao tuyệt đối dưới 600m, phân bố nhiều nhất ở dưới 100m. Hiện nay Keo lá tràm đã được trồng hiệu quả nhân rộng và gây trồng ở nhiều nước trên thế giới như Đông Phi, Thái Lan, Trung Quốc, Malaixia, Philippin, Việt Nam, Ấn Độ...

Keo lá tràm được nhập nội và đưa vào Việt Nam trồng thử nghiệm vào những năm 1960 tại miền Nam, đến đầu những năm 70 đã được mở rộng diện tích trồng ra một số tỉnh miền Trung, tại Huế Keo lá tràm được sử dụng làm cây xanh đô thị dọc hai bên bờ sông Hương. Cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX Keo lá tràm đã được gây trồng ở hầu hết các tỉnh miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở ra điển hình là tại Ba Vì – Hà Nội, Hữu Lũng – Lạng Sơn, Đại Lải – Vĩnh Phúc, Đồng Hỷ – Thái Nguyên. Vào đầu những năm 80 nhiều nguồn giống có giá trị đã được đưa vào nước ta trồng sản xuất và phục vụ cho công tác nghiên cứu được tài trợ của các tổ chức quốc tế.

Keo lá tràm là loài cây ưa sáng mạnh, khả năng thích ứng rộng thích nghi được với nhiều loại đất đai khác nhau như đất phù sa cổ cát ven biển, đất đồi núi phát triển trên phiến thạch sét, phiến thạch mica, nai, granit…, chịu được đất

nghèo dinh dưỡng, đất thiếu Oxy, nhờ có nốt sần có khả năng cố định đạm nên chúng có thể sống được ở nhiệt độ trung bình quanh năm 26 - 300C những vùng có mùa khô kéo dài hoặc những vùng lạnh nhiệt độ xuống dưới 100C nhưng phát triển kém. Tuy nhiên, chúng sinh trưởng tốt ở những nơi có khí hậu nóng ẩm và cận ẩm.

Keo lá tràm là loài cây dễ gây trồng, khả năng tái sinh hạt và chồi đều rất tốt. Chúng thích nghi tốt với những nơi có tầng đất sâu ẩm, giàu dinh dưỡng và nơi có pH trung tính hoặc hơi chua.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn giống đến chất lượng gỗ keo lá tràm (acacia auriculiformis) trồng tại đông hà, quảng trị (Trang 27 - 28)