Sự biến động giá trị MOR bên trong mỗi dòng Keo lá tràm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn giống đến chất lượng gỗ keo lá tràm (acacia auriculiformis) trồng tại đông hà, quảng trị (Trang 51 - 54)

Hình 3.5 là quá trình đo các tính chất cơ học gỗ của 6 dòng Keo lá tràm 5 tuổi (ở độ ẩm 12 %) được trồng khảo nghiệm tại tỉnh Quảng Trị. Kết quả giá trị

0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 Clt7 Clt18 Clt19 Clt25 Clt26 Clt57 K LT T ( g/ cm 3) Dòng Keo lá tràm

độ bền uốn tĩnh (MOR) ở vị trí gần tâm và vị trí gần vỏ được trình bày trong Bảng 3.4.

Hình 3.4. Đo tính chất cơ học gỗ Keo lá tràm

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng giá trị trung bình MOR của Keo lá tràm ở vị trí gần tâm là 88,26 MPa biến động từ 77,68 MPa ở dòng Clt26 đến 98,17 MPa ở dòng Clt7. Ở vị trí gần vỏ, giá trị MOR cao nhất được tìm thấy ở dòng Clt57 (104,57 MPa), trong khi đó giá trị MOR thấp nhất là ở dòng Clt19 (86,64 MPa). Giá trị trung bình MOR ở vị trí gần vỏ khi kết hợp tất cả các dòng trong nghiên cứu này là 95,98 MPa.

Kết quả phân tích thống kê khi so sánh giá trị MOR của Keo lá tràm ở vị trị gần tâm và gần vỏ đã chỉ ra rằng: Giá trị MOR ở gần vỏ là cao hơn rõ ràng (P < 0,05) so với ở vị trí gần tâm trong các dòng Clt7, Clt18, Clt26, và Clt57. Ở các dòng Clt19 và Clt25, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng giá trị MOR ở gần tâm là thấp hơn so với giá trị gần vỏ, nhưng sự khác biệt này là rất nhỏ và không có

ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Hình 3.6 mô tả sự biến đổi giá trị MOR giữa vị trí gần tâm và gần vỏ của 06 dòng Keo lá tràm trong nghiên cứu này.

Bảng 3.4. Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn MOR gỗ Keo lá tràm ở vị trí gần

tâm và gần vỏ Dòng Độ bền uốn tĩnh (MPa) Vị trí gần tâm (R1) Vị trí gần vỏ (R2) Clt7 98,17(b) ± 10,95 104,68(a) ± 6,18 Clt18 86,90(b) ± 12,08 99,03(a) ± 8,49 Clt19 82,81(a) ± 11,13 86,64(a) ± 7,99 Clt25 89,53(a) ± 11,38 91,01(a) ± 7,02 Clt26 77,68(b) ± 9,07 89,95(a) ± 6,56 Clt57 94,44(b) ± 12,80 104,57(a) ± 10,74 Trung bình 88,26(b) ± 13,02 95,98(a) ± 10,61

Ghi chú: Chữ cái nhỏ sau giá trị trung bình là kết quả phân tích thống kê để kiểm tra sự khác biệt giá trị MOR ở gần tâm và gần vỏ (P < 0.05)

Hình 3.5. Sự biến động giá trị MOR trong mỗi dòng Keo lá tràm

Tìm hiểu các nghiên cứu trước liên quan đến sự biến đổi MOR từ tâm ra vỏ ở Keo lá tràm thấy rằng kết quả nghiên cứu này là phù hợp với các kết quả nghiên cứu khác. Cụ thể, Hai et al. (2010) đã báo cáo giá trị MOR của gỗ Keo lá tràm trồng tại Bình Dương ở phần gỗ giác (gần vỏ) là cao hơn nhiều so với phần gỗ lõi (gần tâm). Chowdhury et al. (2012) đã báo cáo sự biến đổi các tính chất cơ học của gỗ Keo lá tràm trồng tại Bangladesh. Các tác giả cũng chỉ ra rằng giá trị MOR ở vị trí gần vỏ là cao hơn so với ở vị trí gần tâm. Các kết quả nghiên cứu ở Keo tai tượng cũng chỉ ra xu hướng tương tự (MOR của gỗ ở gần vỏ cao hơn so với gỗ ở phần gần lõi) (Dương Văn Đoàn và Hà Thị Quỳnh Lưu, 2020; Duong Van Doan et al., 2021).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn giống đến chất lượng gỗ keo lá tràm (acacia auriculiformis) trồng tại đông hà, quảng trị (Trang 51 - 54)