Sự biến đổi giá trị KLTT bên trong mỗi dòng Keo lá tràm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn giống đến chất lượng gỗ keo lá tràm (acacia auriculiformis) trồng tại đông hà, quảng trị (Trang 46 - 48)

Sự biến đổi tính chất gỗ theo hướng bán kính (hướng từ tâm ra vỏ) là một trong những nghiên cứu được quan tâm nhiều nhất bởi vì ở mỗi loài khác nhau thì sự biến đổi các tính chất gỗ từ tâm ra vỏ là khác nhau. Hình 3.1. là quá trình thực hiện đo khối lượng thể tích bằng phương pháp cân – đo tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm Nghiệp. Bảng 3.1 trình bày kết quả giá trị trung bình khối lượng thể tích ở mỗi dòng và toàn bộ 06 dòng tại vị trí gần tâm và vị trí gần vỏ. Giá trị trung bình khối lượng thể tích ở mỗi dòng là giá trị trung bình từ 5 cây mẫu trong dòng đó. Giá trị trung bình khối lượng thể tích toàn bộ 06 dòng là giá trị trung bình từ 30 cây mẫu.

Hình 3.1. Thực hiện đo KLTT bằng phương pháp cân và đo thể tích.

Bảng 3.1. đã chỉ ra giá trị KLTT trung bình gỗ Keo lá tràm ở vị trí gần tâm là 0,53 g/cm3 với sự biến đổi từ 0,48 g/cm3 (Dòng Clt26) đến 0,58 g/cm3

(Dòng Clt57). Trong khi đó giá trị trung bình KLTT ở vị trí gần vỏ là 0,56 g/cm3

Bảng 3.1. Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn khối lượng thể tích gỗ Keo lá tràm ở vị trí gần tâm và gần vỏ. Dòng Khối lượng thể tích (g/cm 3) Vị trí gần tâm (R1) Vị trí gần vỏ (R2) Clt7 0,56(a) ± 0,02 0,57(a) ± 0,02 Clt18 0,53(b) ± 0,03 0,57(a) ± 0,02 Clt19 0,50(a) ± 0,03 0,51(a) ± 0,02 Clt25 0,55(a) ± 0,03 0,57(a) ± 0,04 Clt26 0,48(b) ± 0,02 0,52(a) ± 0,02 Clt57 0,58(a) ± 0,02 0,59(a) ± 0,03 Trung bình 0,53(b) ± 0,04 0,56(a) ± 0,04

Ghi chú: Chữ cái nhỏ sau giá trị trung bình là kết quả phân tích thống kê để kiểm tra sự khác biệt giá trị KLTT ở gần tâm (R1) và gần vỏ (R2) (P < 0,05)

Từ Hình 3.3 chúng ta thấy rằng giá trị KLTT có xu hướng tăng từ tâm ra vỏ ở tất cả các dòng Keo lá tràm được kiểm tra trong nghiên cứu này. Tuy nhiên khi thực hiện phân tích thống kê so sánh giá trị KLTT ở vị trí gần tâm và vị trí gần vỏ tôi thấy rằng: Giá trị KLTT chỉ có sự khác biệt rõ ràng (P < 0,05) giữa vị trí gần tâm và vị trí gần vỏ ở các dòng Clt18 và Clt26 và khi kết hợp toàn bộ các mẫu của cả 06 dòng; trong khi đó không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị KLTT giữa vị trí gần tâm và gần vỏ ở các dòng Clt7, Clt19, Clt25 và Clt57. Tìm hiểu các nghiên cứu trước đó, tôi chưa tìm được các nghiên cứu liên quan đến sự biến đổi KLTT của Keo lá tràm từ tâm ra vỏ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu về Keo tai tượng đã báo cáo rằng giá trị KLTT có xu hướng tăng dần từ tâm ra ngoài vỏ (Kim et al., 2008; Dương Văn Đoàn và Hà Thị Quỳnh Lưu, 2020; Duong Van Doan et al., 2021)

Tính chất gỗ đồng đều từ tâm ra vỏ là điều mong muốn đối với người trồng rừng. Khi đó lượng gỗ khai thác sử dụng được ở mỗi cây sẽ nhiều hơn và tính chất gỗ đồng đều hơn. Trong nghiên cứu này, có 4 dòng Keo lá tràm có ít sự biến đổi KLTT từ tâm ra vỏ là Clt7, Clt19, Clt25 và Clt57.

Hình 3.2. Sự biến đổi giá trị KLTT trong mỗi dòng Keo lá tràm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn giống đến chất lượng gỗ keo lá tràm (acacia auriculiformis) trồng tại đông hà, quảng trị (Trang 46 - 48)