Sự biến động giá trị MOE giữa các dòng Keo lá tràm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn giống đến chất lượng gỗ keo lá tràm (acacia auriculiformis) trồng tại đông hà, quảng trị (Trang 60 - 63)

Để so sánh giá trị MOE giữa các dòng Keo lá tràm, phân tích phương sai (ANOVA) đã được thực hiện để kiểm tra sự khác biệt giá trị MOE. Kết quả phân tích được trình bày trong Bảng 3.8. Kết quả phân tích đã chỉ ra rằng có sự khác biệt rõ ràng giá trị MOE giữa các dòng Keo lá tràm trong nghiên cứu này. Tương tự MOR, giá trị MOE cao nhất cũng được nhìn thấy ở các dòng Clt7 (9,14 GPa) và Clt57 (8,90 GPa). Dòng Clt19 có giá trị MOE thấp nhất với 7,37 GPa. Hệ số biến động giá trị MOE thấp nhất được nhìn thấy ở hai dòng Clt57 và Clt7 với lần lượt là 7,98 % và 8,21% (Bảng 3.8). Hình 3.9 mô tả sự biến động giá trị MOE giữa các dòng Keo lá tràm trong nghiên cứu này.

Bảng 3.8. Giá trị trung bình MOE các dòng Keo lá tràm và các phân tích thống

kê liên quan.

Dòng Trung bình Độ lệch chuẩn nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị Hệ số biến động (%)

Clt7 9,14a 0,75 7,26 10,86 8,21 Clt18 7,52bc 0,63 6,58 9,12 8,38 Clt19 7,37c 0,86 5,72 9,88 11,67 Clt25 7,94b 0,76 6,32 9,98 9,57 Clt26 7,55bc 0,67 6,17 8,97 8,87 Clt57 8,90a 0,71 7,31 10,60 7,98 Kết hợp các dòng 8,07 1,01 5,72 10,86 12,52

Ghi chú: Chữ cái nhỏ sau giá trị trung bình là kết quả phân tích thống kê ANOVA để kiểm tra sự khác biệt giá trị MOE giữa các dòng Keo lá tràm (P < 0,05)

Hình 3.8. Sự biến động giá trị MOE giữa các dòng Keo lá tràm

Bảng 3.9 trình bày giá trị MOE của Keo lá làm, Keo tai tượng, và Keo lai trong các nghiên cứu trước để so sánh với giá trị MOE trong nghiên cứu này. Chowdhury et al. (2012) đã báo cáo nghiên cứu sự biến đổi các tính chất cơ học của gỗ Keo lá tràm trồng tại Bangladesh. Các tác giả đã chỉ ra rằng giá trị trung bình MOE là 8,50 GPa. Kết quả này là cao hơn so với giá trị MOE ở các dòng Clt18, Clt19, Clt25, Clt26 nhưng thấp hơn giá trị MOE ở dòng Clt7 và Clt57. So với Keo tai tượng, thì giá trị MOE của các dòng Keo lá tràm Clt18, Clt19, Clt25, Clt26 là tương tự với giá trị MOE của Keo tai tượng trong các báo cáo trước của Dương Văn Đoàn và Hà Thị Quỳnh Lưu (2020), Duong Van Doan et al. (2021). Tuy nhiên, giá trị MOE của dòng Clt7 và Clt57 là cao hơn rõ ràng so với MOE của Keo tai tượng. Giá trị MOE của 2 dòng này là tương đương với giá trị MOE của Keo lai được báo cáo bởi Viet et al. (2020). 0 2 4 6 8 10 12 Clt7 Clt18 Clt19 Clt25 Clt26 Clt57 M O E ( G P a) Dòng Keo lá tràm

Bảng 3.9. So sánh giá trị MOE của Keo lá tràm trong nghiên cứu này với MOE

trong các nghiên cứu trước ở loài Keo.

Tên loài Giá trị MOE

(GPa)

Độ ẩm mẫu (%)

Keo lá tràm (5 tuổi, nghiên cứu này)

8,07 (7,37 – 9,14) 12

Keo lá tràm(1) (11 tuổi) 8,50 (7,70 – 8,90) 12

Keo tai tượng(2) (5 tuổi) 7,77 12

Keo tai tượng(3) (7 tuổi) 7,31 12

Keo lai(4) (5 tuổi) 8,6 - 8,7 12

(1)Chowdhury et al. (2012); (2)Dương Văn Đoàn và Hà Thị Quỳnh Lưu (2020); (3)Duong Van Doan et al. (2021); (4)Viet et al. (2020)

Sự tăng dần về KLTT cũng như các tính chất cơ học (MOR và MOE) là do sự tồn tại của phần gỗ sơ cấp (gỗ tuổi non) và phần gỗ thứ cấp (gỗ tuổi trưởng thành). Như chúng ta đã biết, phần gỗ sơ cấp được hình thành vào những năm đầu của quá trình sinh trưởng. Ở giai đoạn này, càng ở những năm đầu cây sinh trưởng càng nhanh hay nói cách khác độ rộng vòng năm giảm dần từ tủy đến phần gỗ trưởng thành. Tỷ lệ gỗ sơ cấp nhiều hay ít phụ thuộc vào loài cây và các tế bào của phần gỗ sơ cấp có vách mỏng nên KLTT của phần gỗ sơ cấp thấp, trong khi đó phần gỗ trưởng thành chứa nhiều tế bào vách dày nên có KLTT cao hơn (Vũ Huy Đại, 2016).

Nhận xét và đánh giá: Kết quả của nghiên cứu này gợi ý rằng Clt7 và

Clt57 có các tính chất cơ học (MOR và MOE) cao hơn rõ ràng so với các dòng Keo lá tràm khác được kiểm tra trong nghiên cứu này. Do đó dòng Clt7 và Clt57

có tiềm năng rất lớn được lựa chọn trong các chương trình trồng rừng lấy gỗ cho mục đích xây dựng, cấu trúc. Tuy nhiên, gỗ là một loại vật liệu sinh học. Tính chất gỗ không chỉ phụ thuộc vào nguồn gen mà còn phụ thuộc vào cả điều kiện môi trường sống (khí hậu, đất đai, …). Nghiên cứu này mới chỉ thực hiện kiểm tra KLTT và các tính chất cơ học tại một địa điểm. Do đó các nghiên cứu tiếp theo cần được thực hiện để kiểm tra tính chất cơ học của dòng Clt7 và Clt57 ở các điều kiện môi trường khác với các điều kiện môi trường trong nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn giống đến chất lượng gỗ keo lá tràm (acacia auriculiformis) trồng tại đông hà, quảng trị (Trang 60 - 63)