Phương pháp xác định khối lượng thể tích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn giống đến chất lượng gỗ keo lá tràm (acacia auriculiformis) trồng tại đông hà, quảng trị (Trang 41 - 44)

2.3.3.1. Nguyên tắc và cách tính

Xác định khối lượng của mẫu thử bằng cách cân và xác định thể tích mẫu bằng cách đo kích thước các chiều xuyên tâm, tiếp tuyến và dọc thớ. Khối lượng thể tích là tỷ số của khối lượng mẫu (g) trên thể tích mẫu (cm3).

2.3.3.2. Thiết bị, dụng cụ

Thước Panme điện tử (Chính xác 0,01mm)

Thước Panme (Chính xác 0,01 mm)

Cân điện tử (Chính xác 0,01 g)

- Thước Panme điện tử: Dùng đo chiều xuyên tâm và chiều tiếp tuyến

mẫu gỗ (kích thước mẫu tối đa đo được là 200 mm);

- Thước Panme: Dùng đo chiều dọc thớ mẫu gỗ vì mẫu có độ dài 300 mm;

- Cân điện tử: Dùng cân mẫu gỗ.

2.3.3.3. Tính toán kết quả.

Khối lượng thể tích của mỗi mẫu tính theo công thức (TCVN 8048- 2:2009):

KLTT =#

$ (g/cm3)

Trong đó: KLTT: khối lượng thể tích của gỗ (g/cm3); m: khối lượng mẫu gỗ (g);

V: thể tích của mẫu gỗ (cm3).

2.3.3. Phương pháp xác định độ bền uốn tĩnh và mô đun đàn hồi uốn tĩnh

2.3.3.1. Thiết bị, dụng cụ

Thiết bị: Instron Tester (Autograph AG-G, Shimazu, Kyoto, Japan) theo tiêu chuẩn JIS Z2101-1994 (2000)

2.3.3.2. Cách tiến hành

Bước 1. Đo bề ngang mẫu thử theo phương xuyên tâm và chiều cao theo

phương tiếp tuyến tại điểm giữa của chiều dài mẫu, chính xác đến 0,01 mm. Các thông số này được nhập vào máy tính kết nối máy đo.

Bước 2. Tiến hành thử tại điểm giữa tính từ tâm các gối đỡ, với khoảng cách giữa hai tâm gối là 260 mm. Truyền lực lên bề mặt xuyên tâm của mẫu thử (uốn tiếp tuyến) tại giữa tâm gối đỡ.

Bước 3. Tiến hành chất tải đều lên mẫu thử với tốc độ không đổi (5 mm/phút). Xác định tải trọng lớn nhất Pmax với độ chính xác không vượt quá qui định. Các kết quả MOR và MOE được hiển thị lên bảng máy tính gắn với thiết bị đo, dựa trên sự tính toán tự động bởi các công thức:

Độ bền uốn tĩnh, MOR tính theo công thức: MOR = ()*+

,- (N/mm2) Trong đó:

Pmax: là tải trọng phá hoại, tính bằng N;

l: là khoảng cách giữa hai gối tựa bằng 240 (mm); b: bề rộng mẫu, tính bằng mm;

h: là bề cao mẫu, tính bằng mm.

Môđun đàn hồi của mỗi mẫu, được tính bằng công thức sau: MOE = (

,- (N/mm2) Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

MOE: là mô đun đàn hồi uốn tĩnh (N/mm2); P: là tải trọng tính bằng N;

l: là khoảng cách giữa hai gối tựa, bằng 240mm; b: là chiều rộng mẫu tính bằng mm;

f: là mũi tên võng, ứng với tải trọng P, tính bằng mm.

Sau đó giá trị MOR và MOE được đổi sang đơn vị Pa (1 MPa = 1 N/mm2; 1 GPa = 1000 N/mm2).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn giống đến chất lượng gỗ keo lá tràm (acacia auriculiformis) trồng tại đông hà, quảng trị (Trang 41 - 44)