2. ỉ ỉ.Đặc điểm địa hàn khảo sát
2.6. Đánh giá chung
2.6.1. Thành công và hạn chế
• Thành công
Trong công tác quản trị hoạt động dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm ở các trường TH huyện Khoái Châu đã có sự chuyển biến khá tốt về nhận thức của đa số CBQL, giáo viên đã có nhận thức tương đối đúng về vai trò cùa dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm. Hằng năm, UBND huyện đã chỉ đạo các xã,
thị trấn rà soát, bồ sung cơ sở vật chất cho các nhà trường đặc biệt là việc quy hoạch
và xây mới phòng học, đảm bảo nhà trường có đù phòng học theo quy định và có
phòng học riêng dành cho học ngoại ngữ.
CBQL đã chỉ đạo phân công tổ ngoại ngữ, GV lập kế hoạch tổ chức dạy học trải nghiệm, khuyến khích GV tự học, tự bồi dường nhằm nâng cao năng lực tổ
chức dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm.
Triển khai mở rộng dạy học chương trình ngoại ngừ theo Đề án, dạy học tiếng Anh làm quen, bổ trợ trong các cơ sở giáo dục có điều kiện. Nội dung dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm đã được giáo viên quan tâm thực hiện.về phương
pháp, hình thức tố chức dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm đã được giáo
viên triến khai, về đánh giá kết quả dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm về cơ bản đã triển khai. Trong kiểm tra, đánh giá các trường cũng đã chú trọng đến việc sử dụng các dạng đề đánh giá được năng lực tiếng Anh cho học sinh.
• Nguyên nhân:
Do công cuộc tuyên truyên vê việc giảng dạy theo hướng trải nghiệm của sở
và bộ giáo dục có hiệu quả, nên đã tạo nên nhận thức cho hiệu trưởng và các CBQL. 2.Ố.2. Hạn chế và nguyên nhân
❖ Đánh giá chung về thực trạng quản trị dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm
• Hạn chế:
Công tác quản trị dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm đã được Hiệu trưởng các trường quan tâm thực hiện ở cả 4 khâu: lập kế hoạch dạy học tiếng Anh
theo hướng trải nghiệm; tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và đánh giá kết quả
thực hiện. Tuy nhiên mức độ triến khai thực hiện chưa đồng bộ giữa các nội dung,
phần lớn mới chỉ tập trung thực hiện dạy học theo chủ đề trải nghiệm theo định
hướng của Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Hưng Yên, việc lập kế hoạch mang tính khái quát chung cho môn học, học kỳ, năm học chưa được thực hiện hiệu quả, công tác
chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên; xây dựng các tiêu chuấn, tiêu chí
đánh giá kết quả chưa được thực hiện tốt.
Trong việc xây dựng kế hoạch chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh
giá dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm tại các trường TH huyện Khoái Châu
hiện nay chưa sâu sát, chưa tiến hành đồng bộ, ít khi thực hiện nên hiệu quả không cao. CBQL các nhà trường chưa chủ động mời chuyên gia ngoại ngữ đến tập huấn
cho GV ngoại ngữ mà chủ yếu GV tự học, tự bồi dưỡng. Hiện nay, Sở GD & ĐT
tỉnh Hưng Yên chưa tố chức tập huấn dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm
cho CBQL và GV các trường TH dẫn đến tình trạng GV thiếu sự chỉ đạo trực tiếp
cùa CBQL có trình độ chuyên môn tiếng Anh để tổ chức dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm.
Do nguồn kinh phí cho hoạt động ít, mức độ huy động xã hội hóa và huy động sự đóng góp của gia đình HS không hiệu quả nên việc đầu tư vào cơ sở vật
chất, các phương tiện dạy học chưa được đầu tư đúng mức và đầy đủ so với yêu
cầu.
Hiệu trưởng các trường chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể, dài hạn về chỉ
đạo tồ chức dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm, chưa tồ chức phong trào thi
đua và có chính sách khen thưởng nhăm động viên kịp thời các giáo viên tự giác,
tích cực tổ chức dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm.
-Một số hiệu trưởng các trường chưa chũ động trong việc lập kế hoạch, quy
hoạch đào tạo và bồi dưỡng năng lực tồ chức dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm giáo viên mà thường chờ kế hoạch của Sở GD & ĐT.
• Nguyên nhân của những hạn chế:
Năng lực dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm của giáo viên còn hạn chế; tính tích cực học tập môn tiếng Anh cùa học sinh chưa cao.
Nội dung chương trình tiếng Anh ở TH được đánh giá là tương đối nặng nề và quá tải khiến cho GV không còn thời gian để tố chức dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm.
CBQL chưa được tập huấn cách quản trị công tác tổ chức dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm. Vì vậy, CBỌL gặp một số khó khăn khi triển khai các biện pháp quản trị hoạt động này. Một số CBQL chưa có nhận thức đúng đắn về dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm, có năm học thì giao việc theo dõi, đánh giá hoạt
động giảng dạy của đội ngũ giáo viên tiếng Anh cho tổ trưởng chuyên môn.
CBQL tại các trường TH huyện Khoái Châu hiện nay hầu như không chú
trọng đến dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm, vi vậy, việc đánh giá, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch diễn ra không thường xuyên.
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu của dạy
học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm.
CBQL chưa tổ chức các đợt bồi dưỡng về dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm, đây cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra sự thiếu đồng bộ về nhận thức của CBỌL và GV, vì vậy chưa có sự phối hợp hoạt động chuyên môn tốt giữa
Phó Hiệu trưởng chuyên môn và các tổ trưởng phụ trách các khối lớp để tổ chức
hoạt động.
Một số CBQL không phải là chuyên trách bộ môn tiếng Anh mà là các môn tự nhiên hay xã hội khác, dẫn đến hạn chế việc am hiểu về đặc trưng bộ môn này,
thiếu đi sự cảm thông, chia sẻ kinh nghiệm,...Sở GD & ĐT tỉnh Hưng Yên vẫn
chưa có chuyên viên tiêng Anh, các đợt tập huân, thanh tra thường là kêt hợp với cộng tác viên có chuyên môn, kinh nghiệm từ các trường.
• Đánh giá chung về dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm • Hạn chế
Mức độ triển khai dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm thực hiện chưa
đồng bộ giữa các nội dung, phần lớn mới chỉ tập trung thực hiện dạy học theo chủ đề trải nghiệm theo định hướng của Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Hưng Yên, việc lập kế hoạch mang tính khái quát chung cho môn học, học kỳ, năm học chưa được thực hiện hiệu quả, công tác chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên; xây dựng các tiêu chuấn, tiêu chí đánh giá kết quả chưa được thực hiện tốt.
-Trong việc xây dựng kế hoạch chỉ đạo, tố chức thực hiện và kiểm tra đánh
giá dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm tại các trường TH ở huyện Khoái
Châu hiện nay chưa sâu sát, chưa tiến hành đồng bộ, ít khi thực hiện nên hiệu quả
không cao. CBQL các nhà trường chưa chủ động mời chuyên gia ngoại ngữ đến tập
huấn cho GV ngoại ngừ mà chủ yếu GV tự học, tự bồi dưỡng. Hiện nay, Sở GD &
ĐT tinh Hưng Yên chưa tổ chức tập huấn dạy học tiếng Anh theo hướng trải
nghiệm cho CBQL và GV các trường TH dẫn đến tình trạng GV thiếu sự chỉ đạo
trực tiếp của CBQL có trình độ chuyên môn tiếng Anh để tổ chức dạy học tiếng
Anh theo hướng trải nghiệm.
-Trình độ tiếng (lý thuyết) và kỹ năng giao tiếp (thực hành) thấp, ít có cơ hội
giao tiếp bằng tiếng Anh với người nước ngoài, không có động cơ giao tiếp bằng
tiếng Anh ở trường, và ít có điều kiện đề cập nhật với những phát triển mới trong
dạy và học ngoại ngữ.
-Nguồn tài chính chưa đáp ứng so với yêu cầu, việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị cần thiết như phòng Lab, máy cassette, băng đĩa CD phục vụ dạy học chưa đạt yêu cầu.
• Nguyên nhân của hạn chế:
Năng lực dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm của giáo viên còn hạn
chế; tính tích cực học tập môn tiếng Anh của học sinh chưa cao.
Nội dung chương trình tiếng Anh ở TH được đánh giá là tương đối nặng nề
và quá tải khiến cho GV không còn thời gian để tố chức dạy học tiếng Anh theo
hướng trải nghiệm.
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu của dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm.
KÉT LUẬN CHƯƠNG 2
Kết quả nghiên cứu về dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm và quản trị dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm cho thấy ở các trường TH huyện Khoái Châu thì đa số CBQL và GV tiếng Anh đều nhận định dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm là rất quan trọng. Tuy nhiên, còn một số ít CBQL, GV, HS cho
rằng dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm là không quan trọng, chưa nhận
thức đúng về tầm quan trọng của dạy học trải nghiệm.
Nội dung dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm đã được giáo viên quan tâm thực hiện tuy nhiên ở mức chưa thường xuyên, có những nội dung còn ít thực
hiện như tích hợp nội dung giáo dục văn hóa, dạy học theo chủ đề đế hình thành
kiến thức, kỹ năng mới vv...Phương pháp, hình thức tố chức dạy học đã được đa dạng hóa nhưng một số phương pháp, hình thức chiếm ưu thế trong dạy học tiếng
Anh theo hướng trải nghiệm chưa được khai thác thực hiện thường xuyên.
Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng trải nghiệm chưa
được quan tâm đúng mức. HS TH huyện Khoái Châu còn yếu về các kỹ năng nghe,
nói, đọc, viết. Kiến thức về từ vựng và ngữ pháp cũng ở mức trung bình.
Công tác quản trị dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm đã được Hiệu trưởng các trường TH huyện Khoái Châu quan tâm thực hiện ở cả 4 khâu: lập kế
hoạch dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm; tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế
hoạch và đánh giá kết quả thực hiện. Tuy nhiên mức độ triến khai thực hiện chưa
đồng bộ giữa các nội dung, phần lớn mới chỉ tập trung thực hiện dạy học theo chủ đề trải nghiệm theo định hướng cùa Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Hưng Yên, việc lập
kế hoạch mang tính khái quát chung cho môn học, học kỳ, năm học chưa được thực hiện hiệu quả, công tác chỉ đạo bồi dường nâng cao năng lực giáo viên; xây dựng
các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá kết quả chưa được thực hiện tốt. Nguyên nhân do năng lực dạy học trải nghiệm của giáo viên còn hạn chế; nội dung chương trình, kế hoạch dạy học tiếng Anh bị quy định bởi thời gian, số tiết; tính tích cực học tập của học sinh chưa cao; các yếu tố quản trị chưa thuận lợi; việc trang bị cơ sở vật chất,
nguồn kinh phí cho hoạt động dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm chưa được
quan tâm đúng mức.
CHUÔNG 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN tiếng Anh TẠI CÁC TRƯỜNG Tiểu học HUYỆN KHOÁI CHÂU
TỈNH HƯNG YÊN THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc tính kế thừa và phát triển
Đối mới quản trị dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm phải trên cơ sở
kế thừa những thành tựu về quản trị trong và ngoài nước, từ đó phát huy những mặt
tích cực, những ưu điểm trong thực hiện quản trị hoạt động này. Đồi mới quản trị dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm cần cơ cấu lại bộ máy quản lý, phân công nhân sự thực hiện hoạt động, cử GV đi bồi dường về dạy học tiếng Anh để
tiếp thu nhừng cái mới, cái tiến bộ mà hoạt động quản trị dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm đà đạt được. Dạy học tiếng Anh trong giai đoạn hiện đang có nhiều thay đổi để hội nhập quốc tế, vì vậy để tránh bị tụt hậu về kiến thức đòi hỏi
CBQL, GV thường xuyên phải cập nhật kiến thức đề góp phần nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh.
3.1.2. Nguyên tắc tính phù họp
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với tình
hình và điều kiện thực tế và có tính khả thi cao phải đem lại hiệu quả cao trong dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm cho HS ở các trường TH huyện Khoái Châu từ đó nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh nói chung và hiệu quả của dạy
học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm nói riêng.
3.1.3. Nguyên tắc hệ thắng
Tính hệ thống đòi hỏi các biện pháp nêu ra phải tác động lên toàn bộ quá
trình thực hiện hệ thống các khâu trong quản trị hoạt động dạy học tiếng Anh theo
hướng trải nghiệm, tác động đến hệ thống thể chế, chính sách và các điều kiện,
phương tiện để triển khai hoạt động. Khi triển khai thực hiện biện pháp này không
làm ảnh hưởng đến quy trình thực hiện các biện pháp kia, các biện pháp cần được
quan tâm, đầu tư. Các biện pháp dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm không
thực hiện một cách đơn lẻ mà phải tiên hành thực hiện hệ thông các biện pháp đê
xuất, tạo động lực, điều kiện để thực hiện các biện pháp.
3.1.4. Nguyên tắc tính cấp thiết, tính khả thì
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng một cách thuận lợi, nhanh chóng trong dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội ở huyện Khoái Châu. Các biện pháp phải sát với yêu cầu thực tế của môn học tiếng Anh, yêu cầu của ngành, phù hợp với điều kiện thực tế của các trường TH ờ huyện Khoái Châu. Khi triển khai thực hiện phải đảm
bảo được tiến độ thực hiện, đảm bảo các điều kiện về tài chính, về đội ngũ GV, về
tố chức, kịp thời giải quyết các vướng mắc và khó khăn trong quá trình thực hiện
biện pháp. Đe có căn cứ khách quan, các biện pháp phải được đem thử nghiệm để
kiểm chứng tính khả thi, từ đó áp dụng vào thực tiễn để thực hiện đồng bộ các giải
pháp.
3.2. Các biện pháp quản trị hoạt động dạy học tiếng Anh tại các trường Tiếu học huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên theo hướng trải nghiệm
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh, phụ
huynh học sinh về phương pháp dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Thúc đẩy sự tham gia cùa đầy đủ các
lực lượng có ảnh hưởng tác động đén quá trình dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm. Đây cũng là cơ sở để CBQL triển khai công tác tố chức chỉ đạo và thực
hiện các chức năng quản lí, phân công nhân sự xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm hiệu quả.
Hình thành ý thức trách nhiệm ở mỗi GV TH tự học, tự bồi dưỡng chuyên
môn, năng lực về dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện
• Nội dung thực hiện
Hiệu trưởng chỉ đạo nâng cao nhận thức cho CBQL, GV vê vai trò ý nghĩa
của dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm. Giúp giáo viên nhận diện rõ về yêu cầu năng lực đối với giáo viên trong dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm.
Hiệu trưởng, cán bộ quản lý thông qua nhiều hình thức khác nhau giúp giáo
viên xác định được cách thức, quy trình, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
tiếng Anh theo hướng trải nghiệm và các điều kiện cần và đù để thực hiện hoạt động.
Hiệu trường chỉ đạo giúp giáo viên nắm vững những yêu cầu về một chủ đề