Phương pháp khảo sát

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động dạy học tiếng anh tại các trường tiểu học huyện khoái châu, tỉnh hưng yên theo hướng trải nghiệm (Trang 59)

2. ỉ ỉ.Đặc điểm địa hàn khảo sát

2.2.4. Phương pháp khảo sát

-Xây dựng phiếu khảo sát.

-Tổ chức khảo sát: Phát phiếu theo mẫu đã chọn và tổ chức khảo sát và thu

lại phiếu khảo sát.

-Xử lý số liệu và phân tích kết quả:

-I-Thang điễm: mức độ đánh giá chưa thực hiện cho 1 điểm; ít khi thực hiện 2 điểm; thực hiện chưa thưòng xuyên 3 điểm; thường xuyên thực hiện 4 điểm

+Tính điểm trung bình cho mỗi mức độ thể hiện:

■ 1-1.5 điểm: Chưa thực hiện hoặc thực hiện ở mức dyểu.

■ 1.5- 2.25 điểm: ít thực hiện; hoặc thực hiện ở mức Trung bình.

■ 2.25 điêm - 3.0 điêm: Chưa thường xuyên; hoặc thực hiện ở mức Khá.

■ >3.0: Thường xuyên thực hiện; thực hiện ở mức tốt.

+Công thức tính điểm trung bình:

ĐTB = (Số lượng người chưa thực hiện * 1 điểm + số lượng người ít khi thực hiện * 2 điểm + số lượng người thực hiện chưa thường xuyên * 3 điểm + số

lượng người thực hiện thường xuyên * 4 điểm)/Tổng số người được khảo sát

+Công thức tính điểm trung bình cho mức độ cần thiết và mức độ khả thi:

ĐTB = (Số lượng người đánh giá không cần thiết/không khả thi * 1 điểm +

Số lượng người đánh giá ít cần thiết/ít khả thi * 2 điếm + số lượng người đánh giá

cần thiết/ khả thi * 3 điểm 4- số lượng người đánh giá rất cần thiết/rất khả thi * 4 điểm)/Tổng số người được khảo sát

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học tiếng Anh các trường Tiểu học huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên theo hướng trải nghiệm

2.3.1. Thực trạng áp dụng nội dung dạy học môn tiếng Anh theo hướng trải

nghiệm

Sử dụng câu hởi 2 phần phụ lục tiến hành khảo sát trên 29 giáo viên tiếng Anh và 25 cán bộ quản lý với các mức độ đánh giá chưa thực hiện cho 1 điểm; ít khi thực hiện 2 điểm; thực hiện chưa thường xuyên 3 điểm; thường xuyên thực hiện 4 điếm, kết quả thu được ở bảng 2.3.

Băng 2.3 Thực trạng nội dung dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm ô’ trưòng Tiểu học

Nội dung dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiêm“ • •đã thưc •hiên

Mức đô thưc hiên

TB

1 2 3 4

1. Chủ đề tích hợp nhằm hình thành kiến thức, kỹ

năng mới 0 29 20 5 2.56

2. Chủ đề tích hợp nhằm củng cố tri thức, kỹ năng

nghe, nói, đọc, viết đã hình thành 4 15 23 12 2.80 3. Chủ đề phát triển nãng lực giao tiếp bằng tiếng 13 27 13 1 2.04

(Nguôn: Kêt quả khảo sát của tác giả)

Anh cho hoc sinh•

4.Chủ đề lồng ghép với các nội dung giáo dục

vàn hóa 9 29 14 2 2.17

5. Chủ đề củng cố ngữ âm, Ngữ pháp; từ vựng

theo câp độ chương trình môn học 7 24 17 6 2.41

Áp dụng công thức ở mục 2.2.4: Nội dung 1: (0 *1+29 *2 + 16 *3 + 5* 4)/54 = 138/54 = 2.56 Nội dung 2: (4 * 1 + 15 * 2 + 23 * 3 + 12 * 4)/54 = 151/54 = 2.80 Nội dung 3: (13 * 1 + 27 * 2 + 13 * 3 + 1 * 4)/54 = 110/54 = 2.04 Nội dung 4: (9 * 1 + 29 * 2 + 14 * 3 + 2 * 4)/54 = 117/54 = 2.17 Nội dung 5: (7 *1+24 *2+17*3 + 6* 4)/54 = 130/54 = 2.41

Nhìn vào kết quả thống kê ở bảng 2.3 cho thấy các nội dung dạy học tiếng

Anh theo hướng trải nghiệm được thực hiện thông qua các chủ đề dạy học chưa được tiến hành ở mức thường xuyên.

Cao nhất là thực hiện dạy học tiếng Anh theo chủ đề tích hợp nhằm củng cố tri thức, kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đã hình thành nội dung này được cán bộ quản

lý và giáo viên đánh giá đạt 2.80 điểm xếp ở mức chưa thường xuyên.

Chủ đề tích họp nhằm hỉnh thành kiến thức, kỹ năng mới đạt 2.56 điểm, mặc

dù để dạy học theo định hướng năng lực thì đây là nội dung dạy học góp phần hình thành năng lực cho học sinh, giúp học sinh học thông qua hành động, học thông qua

làm, thực hành, thí nghiệm. Trao đổi với giáo viên H trường TH huyện Khoái Châu

cho thấy, giáo viên cho biết quỹ thời gian phân phối chương trình không nhiều, việc

dạy học phải thực hiện theo đúng thời khóa biếu nên giáo viên không có thời gian

để thiết kế, tổ chức dạy học theo hình thức trải nghiệm cho học sinh.

Nội dung được tiến hành dạy học theo hướng trải nghiệm trong dạy học tiếng Anh đó là: Chú đề phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh đạt

điểm trung bình là 2.04 điểm đạt mức ít khi thực hiện. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới kết quả học tập môn tiếng Anh của học sinh TH của huyện Khoái Châu chưa

cao vì nội dung này chưa được quan tâm thực hiện thường xuyên. Khi tiến hành

phong vấn sâu, cô Nguyễn Thị Bích Ngọc - GV tiếng Anh ở truờng TH Hồng Tiến,

giáo viên cho biết: Hiện nay, HS TH huyện Khoái Châu còn yếu về các kỹ năng

nghe, nói, đọc, viết. Kiến thức về từ vựng và ngữ pháp cũng ở mức trung bình. Lý giải về điều này, GV cho biết, chỉ có những HS khá, giỏi, nắm chắc ngữ pháp ờ

môn tiếng Anh thi các em có sự đầu tư tự học môn học này nên khả năng giao tiếp

tốt. Nhưng đa số HS trong trường học với mục đích đối phó với các bài kiểm tra và bài thi học kỳ, các năng lực giao tiếp và kỹ năng nghe, nói trong thực tế thì nhiều

em vẫn chưa giao tiếp bằng tiếng Anh được.

Hai nội dung còn lại được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá như sau: Chủ đề lồng ghép với các nội dung giáo dục văn hóa đạt 2.17 điểm, chủ đề củng cố ngữ

âm, Ngữ pháp; từ vựng theo cấp độ chương trình môn học đạt 2.41 điểm.

Nghiên cứu một số giáo án giảng dạy môn tiếng Anh của giáo viên TH

huyện Khoái Châu cho thấy các nội dung trên chưa được thực hiện thường xuyên

và rất ít được thể hiện, phần ôn tập chủ yếu là giáo viên hệ thống kiến thức, kỹ năng

theo các bài học chưa thiết kế thành các chủ đề học tập cho học sinh; nội dung giáo

dục văn hóa các nước nói tiếng Anh, các nền văn hóa dân tộc đà được thể hiện

nhưng rất mờ nhạt.

Nhận xét chung: Nội dung dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm đã được giáo viên quan tâm thực hiện tuy nhiên ở mức chưa thường xuyên, có những nội dung còn ít thực hiện. Nội dung dạy học tiếng Anh tính tích hợp chưa cao, bài học chưa thiết kế cho học sinh được hoạt động nhiều. Nguyên nhân do phân phối chương trình, do năng lực thiết kế và tổ chức dạy học tiếng Anh theo chủ đề tích hợp của giáo viên còn hạn chế đây là cơ sở để đề xuất các biện pháp ở chương 3.

2.3.2. Thực trạng các hình thức và phương pháp dạy học môn tiếng Anh

theo hướng trải nghiệm

Sử dụng câu hởi 3 phần phụ lục, tác giả luận văn khảo sát trên 45 cán bộ

quản lý và giáo viên tiếng Anh của các trường TH về các hình thức dạy học trải

nghiệm đã được tiến hành, kết quả thu được ở bảng 2.4.

Bảng 2.4 Thực trạng phương pháp dạy học tiêng Anh theo hướng trải nghiệm • • • • • </ •cho học sinh đã thực hiện tại các trường TH huyện Khoái Châu

(Nguôn: Kẻt quả khảo sát của tác giả)

Phưong pháp dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm đã thực hiện

Mức đô• ♦ thưchiên

TB

1 2 3 4

1. Thuyết trình 12 22 11 9 2.31

2. Phương pháp đàm thoại 1 13 24 16 3.02

3. Thảo luận theo nhóm nhỏ nhằm giải

quyết từng phần của vấn đề

1 13 25 15 3.00

4. Phương pháp Nghe - Nói 13 27 13 1 2.04

5. Thảo luận cặp đôi 4 19 17 14 2.76

Áp dụng công thức ở mục 2.2.4: Nội dung 1: (12 * 1 + 22 * 2 + 11 * 3 + 9 * 4)/54 = 125/54 = 2.31 Nội dung 2: (1 * 1 + 16 * 2 + 24 * 3 + 16 * 4)/54 = 163/54 = 3.02 Nội dung 3: (1 * 1 + 13 * 2 + 25 * 3 + 15 * 4)/54 = 162/54 = 3.00 Nội dung 4: (13 * 1 + 27 * 2 + 13 * 3 + 1 * 4)/54 = 110/54 = 2.04 Nội dung 5: (4 *1 + 19*2+17*3 + 14 * 4)/54 = 149/54 = 2.76

Từ kết quả thống kê cho thấy các phương pháp dạy học tiếng Anh theo

hướng trải nghiệm được giáo viên sử dụng thường xuyên là:

Phương pháp đàm thoại, Thảo luận theo nhóm nhỏ nhằm giải quyết từng phần của vấn đề, Thảo luận cặp đôi.

Các phương pháp dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm được giáo viên

sử dụng chưa thường xuyên đó là: Thuyết trình, Phương pháp Nghe - Nói.

Trao đối với cô Duyên - trường TH Đại Hưng, tác giả luận văn được biết do đặc thù môn tiếng Anh và đặc thù của hoạt động học theo hình thức trải nghiệm phương pháp thuyết trình được sử dụng ít hơn phương pháp dạy học trên lớp; tuy

nhiên các phương pháp dạy học tích họp và dạy học theo dự án học tập, tổ chức cho học sinh học theo tình huống chưa được giáo viên quan tâm thực hiện thường xuyên

do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về chương trinh và thời gian dành

cho bài học; năng lực thiêt kê tô chức dạy học tích hợp, dạy học phân hóa, dạy học theo dự án của giáo viên còn hạn chế.

Nhận xét chung: về cơ bản giáo viên đã quan tâm sử dụng các phương pháp

dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm, tuy nhiên mới thề hiện tập trung ở 3

phương pháp đó là: Nêu vấn đề, vấn đáp, hội thoại; Sử dụng trò chơi đóng vai theo

chủ đề học tập; Nhóm thảo luận nhóm cặp đôi; Còn nhiều phương pháp dạy học có

uu thế trong dạy học trải nghiệm chưa được giáo viên sử dụng thường xuyên đó là:

Dạy học tích hợp; dạy học theo dự án; học theo tình huống. Vì vậy trong bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên cần quan tâm đến các khía cạnh trên.

Bảng 2.5 Thực trạng các hình thức tố chức dạy học tiếng Anh theo hướng~ trải nghiệm£-3 cho học sinh đã thực hiện tại các trường TH huyện</ Khoái Châu

Các hình thức tổ chức dạy học tiếng Anh theo hưóng trải nghiệm đã thực hiện

Mức đôthưc♦ ♦ hiên

TB

1 2 3 4

1. Dạy học theo tình huống 12 22 11 9 2.31

2. Dạy học theo dự án 13 20 14 7 2.28

3. Hoạt động câu lạc bộ 16 20 11 7 2.17 4. Tổ chức hoạt động chơi theo chủ đề 1 13 24 16 3.02

5. Tổ chức diễn đàn 14 24 12 4 2.11

6. Sân khấu tương tác 10 22 12 10 2.41

7. Tổ chức sư kiên• • 11 26 16 1 2.13

8. Hôi• • thi / cuôc thi 4 23 17 10 2.61

(Nguôn: Kêt quả khảo sát của tác giả)

Áp dụng công thức ở mục 2.2.4: Nội dung 1: (12 * 1 + 22 *2 + 11 * 3 + 9 * 4)/54 = 125/54 = 2.31 Nội dung 2: (13 * 1 + 20 * 2 + 14 * 3 + 7 * 4)/54 = 123/54 = 2.28 Nội dung 3: (16 * 1 +20 *2+ 11 * 3 + 7 * 4)/54 = 117/54 = 2.17 Nội dung 4: (1 * 1 + 16 * 2 + 24 * 3 + 16 * 4)/54 = 163/54 = 3.02 55

Nội dung 5: (14 * 1 + 24 * 2 + 12 * 3 + 4 * 4)/54 = 114/54 = 2.11

Nội dung 6: (10* 1 + 22 * 2 + 12 * 3 + 10 * 4)/54 = 130/54 = 2.41 Nội dung 7: (11 * 1 + 26 * 2 + 16 * 3 + 1 * 4)/54 = 115/54 = 2.13

Nội dung 8: (4 * 1 + 23 * 2 + 17 * 3 + 10 * 4)/54 = 141/54 = 2.61

Nhìn vào kết quả thống kê cho thấy các hình thức dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm đã được giáo viên và các trường TH quan tâm triển khai thực

hiện khá đa dạng, phong phú, tuy nhiên mức độ thực hiện chưa thường xuyên cụ thề

như sau:

Hình thức được đánh giá triển khai thường xuyên với điểm số cao nhất là:

Tổ chức hoạt động chơi theo chủ đề với điểm trung bình là 3.02 điểm đạt

mức thường xuyên.

Hình thức đứng thứ 2 là Hội thi / cuộc thi đạt 2.61 điểm đạt mức chưa thực hiện xuyên.

Hình thức được tổ chức thực hiện thứ 3 là: Sân khấu tương tác đạt 2.41 điếm đây là hình thức tố chức giúp học sinh thực hành đóng vai và thực hiện các kỹ

năng giao tiếp, xử lý tình huống trong bối cảnh cụ thể mang tính giả định.

Các hình thức dạy học đang được áp dụng tại Huyện Khoái Châu chưa mang lại nhiều hiệu quả cho việc dạy học trải nghiệm. Các hình thức dạy học theo tình

huống, dạy học dự án chưa được áp dụng nhiều; hầu hết các tiết học tiếng Anh đi

theo tiến trình sách giáo khoa, chưa có nhiều sáng tạo trong thiết kế bài dạy. Thêm vào đó do điều kiện thực tế không cho phép nên việc hình thành câu lạc bộ tiếng

Anh rất ít; hoạt động còn mờ nhạt, chưa thường xuyên. Việc quản trị các hoạt động

trong câu lạc bộ tiếng Anh chưa bài bản, chưa xây dựng kế hoạch cụ thể và chưa tạo

được động lực để thúc đẩy các em tham gia tích cực và câu lạc bộ. Kinh phí chi cho hoạt động câu lạc bộ còn hạn hẹp nên khó để duy trì và phát triển. Điều này đối lập

hẳn với các trường Tiểu học ở các thành phố. Chính vì vậy nhà quản trị cần có

những giải pháp để khắc phục những hạn chế trên.

Phỏng vấn cô Ngọc - giáo viên trường TH Hồng Tiến cho biết thêm “Hình thức tố chức trò chơi rất thường xuyên được các giáo viên tổ chức trong quá trình

giảng dạy tiêng Anh theo hướng trải nghiệm, điêu này khiên cho HS có cảm giác thích thú hơn khi học”.

Bên cạnh đó, Cô Trang - giáo viên trường TH thị trấn Khoái Châu cho biết: “Hình thức tố chức Hội thị/ cuộc thi thường bị bỏ qua trong việc chọn lựa hình thức dạy, mặc dù thế, HS có hứng thú với lại các cuộc thi thuyết trình và thi năng khiếu

tiếng Anh”.Tuy nhiên để tổ chức cuộc thi đòi hỏi phải có nhiều lực lượng tham gia và phải có kinh phí đầu tư cho các hoạt động.

Tác giả tiến hành phỏng vấn một CBQL về nguyên nhân dẫn đến các hình

thức hoạt động câu lạc bộ, tổ chức diễn đàn, dạy học theo dự án; dạy học theo tình huống chưa thường xuyên và chưa hiệu quả, CBQL cho biết một phần do chương

trình dạy học, một phần do năng lực dạy học trải nghiệm của giáo viên còn hạn chế; một phần do: “cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm chưa có sự đầu tư, mặt khác, nguồn tài chính còn hạn hẹp, một số trường thì chưa được Hiệu trưởng quan tâm Vì vậy, đế hoạt động dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm đạt hiệu quả, cần thiết các trường TH huyện Khoái

Châu có sự đầu tư về ngưồn kinh phí, cơ sở vật chất.

Tìm hiểu sâu hơn về phương pháp dạy học, tác giả luận vàn tiến hành khảo sát trên 54 cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Anh ở câu hởi 4 phần phụ lục, kết quả khảo sát thu được thể hiện ở bảng 2.5.

2.4. Thực • trạng• “ quản 1 trị • hoạt • động• ơ dạy V học tiếng Anh các trường Tiếu học

huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên theo hướng trải nghiệm

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch tổ chức dạy học tiếng Anh theo hướng trải

nghiệm ỏ' trường Tiểu học

Khảo sát trên 54 cán bộ quản lý và giáo viên về công tác lập kế hoạch dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm ở câu hỏi 5 phụ lục, kết quả thu được ghi ở

bảng 2.6.

Bảng 2.6 Thực trạng lập kê hoạch dạy học tiêng Anh theo hướng trải nghiệm các trường TH huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

(Nguôn: Kêt quả khảo sát của tác giả)

Lâp kế hoach day hoc tiếng Anh theo hưóng trải nghiệm đã thực hiện

Mức đô• •thưc hiên•

TB

1 2 3 4

1. Xây dựng kế hoạch dạy học trải nghiệm

theo từng khối lớp 12 22 16 4 2.22

2. Xây dựng kế hoạch dạy học tiếng Anh

theo hướng trải nghiệm của kỳ học 16 20 13 5 2.13

3. Xây dựng kế hoạch cho từng chủ đề

dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm 1 13 16 24 3.17

4. Xây dựng các nguồn lực huy động

đê dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm

10 22 16 6 2.33

5. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao

năng lực giáo viên về dạy học tiếng Anh

theo hướng trải nghiệm

10 22 11 11 2.43

6. Xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí cần

đạt được của hoạt động dạy học tiếng Anh

theo hướng trải nghiệm

10 22 13 9 2.39 Áp dụng công thức ở mục 2.2.4: Nội dung 1: (12 * 1 + 22 * 2 + 16* 3 + 4 * 4)/54 = 120/54 = 2.22 Nội dung 2: (16 * 1 + 20 * 2 + 13 * 3 + 5 * 4)/54 = 115/54 = 2.13

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động dạy học tiếng anh tại các trường tiểu học huyện khoái châu, tỉnh hưng yên theo hướng trải nghiệm (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)