2. ỉ ỉ.Đặc điểm địa hàn khảo sát
3.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng cơ chế giám sát hoạt động dạy học tiếng Anh theo
hướng trải nghiệm của giáo viên
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Kiểm tra, giám sát hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm của giáo viên là chức năng của người quản lý nhằm tác động đến ý thức, trách nhiệm của GV
trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Kiếm tra, đánh giá kịp thời giúp nhà quản trị uốn nắn, sửa chữa những sai sót, khuyến khích, động viên mỗi cá nhân hoàn thành kế hoạch.
Thông qua kiểm tra, CBQL nắm rõ thực trạng của hoạt động tổ chức dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm như: tiến độ hoàn thành, hiệu quả đạt được, kịp thời khen thưởng và nghiêm khắc phê bình nếu kế hoạch không thực hiện đúng tiến
độ. Công tác đánh giá rất cần thiết để các lực lượng liên quan ý thức trách nhiệm
của mình trong hoàn thành công việc được giao.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện
• Nội dung biện pháp
Giám sát việc xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng trải nghiệm cùa giáo viên tiếng Anh: kế hoạch năm học; kế hoạch học kỳ; kế hoạch dạy học theo chủ đề.
Giám sát mức độ đáp ứng năng lực dạy học trải nghiệm của giáo viên tiêng
Anh và các điêu kiện dạy học.
Giám sát giáo án dạy học theo chủ đê trải nghiệm: Mục tiêu dạy học; nội
dung tích họp; cách thức dự kiến phương pháp, hình thức tổ chức; thiết kể hoạch động ọc của học sinh; các phương tiện chuẩn bị.
2 _
Giám sát cách thức triên khai thực hiện kê hoạch dạy học trải nghiệm của
r __ r
giáo viên tiêng Anh: Tiên trình thực hiện; mức độ thu hút học sinh tham gia; cách
thức triên khai và mức độ linh hoạt; hiệu quả giờ dạy và mức độ tiêp nhận của học
sinh; các lực lượng tham gia hỗ trợ vv...
Giám sát hoạt động phản hồi thông tin của giáo viên đối với học sinh và việc
điều chỉnh quá trình dạy học trải nghiệm. • Cách thực hiện
Đê công tác kiêm tra, đánh giá GV trong tô chức dạy học tiêng Anh theo hướng trải nghiệm, Hiệu trưởng chỉ đạo tổ ngoại ngữ thống nhất chuẩn đánh giá tiết
dạy của giờ học trải nghiệm, quy trình đánh giá hoạt động chuyên môn, nhất là yêu
cầu về quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm cùa GV.
Hiệu trưởng giao cho trưởng bộ môn thường xuyên kiểm tra giáo án, kế
hoạch dạy học tiêng Anh theo hướng trải nghiệm của giáo viên, phê duyệt kê hoạch và giáo án trước khi tồ chức thực hiện.
Khi tiến hành đánh giá năng lực của GV trong quá trình tổ chức dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm, CBQL cần căn cứ vào trình độ chuyên môn của GV, kiến thức về dạy học trải nghiệm, vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp
để truyền đạt kiến thức tới HS.
Khi dự giờ một giờ học dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm, CBQL
đánh giá hiệu quả giờ dạy dựa trên kiên thức, kỹ năng, thái độ HS đã đạt được trong giờ học, đánh giá cách xử lý các tình huống sư phạm cùa GV thế hiện nghiệp vụ sư phạm và bản lĩnh đứng lớp của GV.
Kiểm tra, đầu tư nâng cấp các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cua
nhà trường để tạo điều kiện thuận lợi cho GV tổ chức dạy học tiếng Anh theo hướng
trải nghiệm.
Khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thê có thành tích trong tô chức dạy
học trải nghiệm.
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện
Một ngôi trường có đủ điều kiện thực hiện dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm mà kết quả thu được không tốt thì trách nhiệm thuộc về năng lực tổ chức,
chỉ đạo của CBQL và GV. Để GV thực hiện tốt nhiệm vụ cùa mình đối với những chủ trương, kế hoạch, chỉ thị của ngành về công tác đổi mới PPGD môn tiếng Anh ở trường TH, nhà trường rất càn một CBQL có năng lực lãnh đạo, có tầm nhìn, có sự sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch, linh động trong việc tổ chức, chỉ đạo thực
hiện, cũng như tài tình trong công tác kiểm tra đánh giá việc đối mới PPGD môn
tiếng Anh ở trường TH.
3.2.6. Biện pháp 6: Quản trị công tác sử dụng CO' sỏ' vật chất và trang thiết bị dạy
học phục• J • vụ dạy • • học• tiếngo Anh theo hướng trải o nghiệmo •
3.2.6. ỉ. Mục tiêu của biện pháp
Trong công tác quản trị DH tiếng Anh theo hướng trải nghiệm không thế
không nhờ đến sự hỗ trợ của csvc cũng như các TBDH hiện đại. Do đó, Các nhà
trường phải không ngừng quan tâm đầu tư csvc và TBDH môn tiếng Anh để hỗ
trợ giáo viên thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm: GV có thể sử dụng hợp lý, khai thác hết khả năng của nó để
phục vụ tốt nhất cho dạy học tiếng Anh. Sừ dụng phương tiện, đồ dùng dạy học
hiệu quả đối với bộ môn tiếng Anh giúp HS được tăng cường luyện tập, được nghe
băng để sửa cách phát âm cho chuẩn, được tận mắt nhìn các hình ảnh thực làm cho các em tăng thêm hứng thú học tập, giúp các em tư duy nhanh, nhớ lâu bài học, được thực hành giao tiếp, tham gia các hoạt động nghe, nói, đọc, viết. Với năng lực chuyên môn kết hợp với TBDH GV có thể xây dựng các bài giảng để HS có thể
tương tác với thiết bị, tạo ra một môi trường trải nghiệm ảo để giúp HS có cơ hội thực hành tiếng Anh một cách hiệu quả như trong môi trường thật. Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngoại khóa diễn ra thường xuyên , hiệu quả, thu hút sự
tham gia học tập của HS để các em dần tự tin hơn trong giao tiếp tiếng Anh.
3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện
• Nội dung biện pháp
Hoàn thiện các trang thiết bị của phòng học tiếng đảm bảo các kênh nghe, nhìn đều triến khai hiệu quả.
Đảm bảo không gian lớp học dễ di chuyền vị trí thuận lợi cho học sinh tham gia các hoạt động học trải nghiệm, làm việc nhóm, tổ chức diễn đàn trong lóp học
• • •
vv
Các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính để triển khai các hoạt động có tính chất sự kiện, sân khấu hóa, báo tường bằng tiếng Anh hoặc triển lãm tranh, di sản
văn hóa các nước nói tiếng Anh vv...
Có phòng tố chức sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh cho học sinh tham gia với
đầu đủ các phương tiện hỗ trợ về nghe, nhìn, âm thanh, ánh sáng đầy đủ.
Đảm bảo đủ nguồn học liệu cứng và học liệu mở cho học sinh trong quá trình
học tập tiếng Anh.
• Cách thực hiện
Ưu tiên đầu tư csvc và TBDH môn tiếng Anh phục vụ cho HĐDH đặc biệt là cho công tác đổi mới PPDH tiếng Anh nhằm phát huy năng lực thực hành cho
HS. Sử dụng nguồn kinh phí theo ngân sách và dự trù kinh phí hằng năm đế mua sắm bổ sung các đồ dùng, trang thiết bị dạy học hiện đại giúp cho việc tổ chức hoạt
động học tập, vui chơi phù hợp với điều kiện của trường. Có kế hoạch đầu tư cho Thư viện nhà trường các tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo, sách giáo khoa môn tiếng Anh.
Thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá giáo dục, tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt
động dạy và học đặc biệt là việc đổi mới PPGD môn tiếng Anh trong nhà trường TH. Huy động nguồn tài trợ của các nhà hảo tâm, doanh nghiệp đế trang bị các phương tiện cần thiết nhất cho hoạt động giảng dạy của GV. Huy động nguồn tài trợ
từ GV, cựu HS, các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội đóng góp kinh phí xây dựng phòng đa năng, giúp nhà trường trang bị các phòng học hiện đại, an toàn, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho HS phát huy tính sáng tạo thông qua việc tham gia các hoạt động học tập đa dạng và phong phú trong nhà trường.
Có kê hoạch trang bị thư viện thân thiện cho HS với đây đủ sách tham khảo,
trang bị máy tính có kết nối internet để HS tự tìm kiếm thông tin tri thức phát huy năng lực tự học tiếng Anh.
Nâng cao nhận thức của CBQL và GV về vai trò và tác dụng của csvc,
phương tiện và đồ dùng dạy học trong giảng dạy nói chung và giảng dạy tiếng Anh
nói riêng.
Để GV có thể áp dụng các PPDH hiện đại hiệu quả, CBQL cần xây dựng kế
hoạch bồi dường, và hướng dẫn GV sử dụng được các TBDH hiện đại như máy tính, đèn chiếu, máy projector, nắm được các tính năng, sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học sáng tạo, triệt để, không lãng phí, kết hợp sử dụng TBDH hiện đại và
các đồ dùng dạy học đơn giản.
Từng thành viên trong nhà trường phải có ý thức và tinh thần trách nhiệm
bảo quản, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị hiện có và tích cực tham gia làm đồ dùng dạy học phục vụ cho dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm.
Động viên GV hướng dẫn và rèn luyện cho HS thói quen tự học, tự tra cứu tìm kiếm thông tin bổ ích trên mạng internet trên các trang website được đề nghị và kiếm duyệt của Hội đồng Anh. Ngoài ra, nhà trường có thế xây dựng trang web với
sự hợp tác của các tố bộ môn giới thiệu những kiến thức cần thiết cho HS tham khảo và tìm hiểu hỗ trợ việc tự học của các em.
Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn kiểm tra việc xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH của từng giáo viên cũng như việc thực hiện, ứng dụng có hiệu quả TBDH vào giảng dạy.
Triển khai phong trào sử dụng phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học đồng
bộ, thống nhất trong nhà trường, có chính sách khen, chê, thưởng phạt cụ thể để phát huy hơn nữa tinh thần tự giác của GV trong việc ứng dụng TBDH vào hoạt
động giảng dạy.
Chỉ đạo cho GVTA tích cực hướng dẫn cho HS kỹ năng tự học tập và nghiên
cứu thông tin trên mạng. Học tập và trao đối kiến thức với nhau qua các trang web
hừu dụng về tiếng Anh, hoặc trên trang web riêng của trường, cùa câu lạc bộ tiếng Anh của trường.
Việc xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp, hiện đại, chât lượng cao là những tiêu chí được đánh giá là trường chuấn quốc gia. csvc khang trang TBDH hiện đại
góp phân tạo nên thành công của quá trình dạy học nói chung và dạy học ngoại ngữ nói riêng, hỗ trợ đắc lực cho việc phát huy năng lực giao tiếp ngoại ngữ của HS.
CBQL có kê hoạch quản lí, săp xêp, tô chức hệ thông phòng học, phòng bộ môn phù hợp với tình hình thực tế cũa đơn vị, nhàm hỗ trợ tối đa cho GV trong việc
thực hiện đối mới PPGD môn tiếng Anh. Từng thành viên trong nhà trường phải có
ý thức và tinh thần trách nhiệm trong việc bảo quản, giữ gìn đồ dùng dạy học,
nghiên cứu cách sử dụng hiệu quả các trang thiêt bị hiện có và tích cực tham gia làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc đối mới PPGD môn tiếng Anh.
CBQL phải là người có kinh nghiệm và hiêu biêt vê TBDH hiện đại mới có thể là người cố vấn đắc lực cho nhà trường trong việc đầu tư thiết bị phù hợp với điều kiện dạy học bộ môn, của nhà trường. Phối hợp và huy động các lực lượng xã
hội để hỗ trợ, cấp kinh phí để các trường làm, mua sắm, đầu tư các trang thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học cần thiết cho giáo dục.
Các thành viên trong nhà trường phải có ý thức và tinh thân trách nhiệm trong việc sử dụng và bảo vệ, giữ gìn thiết bị, đồ dùng dạy học.
Có người chuyên phụ trách kỹ thuật, am hiêu vê máy móc đê hô trợ cho GV sử dụng một cách hiệu quả nhất trong việc nâng cao chất lương dạy học.
3.3. Quan hệ giữa các biện pháp
Trong sáu biện pháp đê xuât trên đây môi biện pháp đêu có những mục tiêu cụ thể, nội dung và cách thức tiến hành riêng. Mỗi biện pháp đều có những ưu,
nhược điểm nhất định phù họp với mỗi nhiệm vụ cụ thể của công tác quản trị dạy
học tiêng Anh theo hướng trải nghiệm. Tuy nhiên trong đó các biện pháp có tính chât là trọng tâm đó là:
Biện pháp 2: Xây dựng, thực hiện kế hoạch dạy học tiếng Anh theo hướng
trải nghiệm.
Biện pháp 3: Bồi dường nâng cao năng lực dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm cho giáo viên tiêng Anh.
Biện pháp 4: Chỉ đạo tô chuyên môn hướng dân giáo viên thực hiện đôi mới
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh theo hướng trải nghiệm.
Các biện pháp còn lại là những biện pháp có tính chất điều kiện và tạo động
lực cho việc dạy học tiêng Anh theo hướng trải nghiệm đạt hiệu quả. Vì vậy trong
quá trình triển khai phải tiến hành đồng bộ các biện pháp đề xuất.
Sơ đồ 3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
3.4. ỉ. Mục đích khảo nghiệm
Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã nêu trong luận văn.♦
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm
Đối tượng khảo nghiệm là học sinh của 3 trường Tiểu học Thị Trấn Khoái Châu, Tiểu học Đại Hưng và Tiểu học Hồng Tiến.
3.4.3. Nội dung ktỉăo nghiệm
Tính cần thiết của 6 biện pháp quản trị tổ chức hoạt động dạy học tiếng Anh
theo hướng trải nghiệm ở các trường Tiếu học huyện Khoái Châu.
Tính khả thi của 6 biện pháp quản trị tô chức hoạt động dạy học tiêng Anh theo hướng trải nghiệm ở các trường Tiếu học huyện Khoái Châu.
3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm
Đe tiến hành khảo nghiệm, chúng tôi đà thiết kế bảng câu hỏi và lấy ý kiến
của CBỌL và GV với 3 mức độ:
-Đối với tính cần thiết, 3 mức độ bao gồm: Rất cần thiết, cần thiết và không cần thiết.
-Đối với tính khả thi, 3 mức độ bao gồm: Rất khả thi, khả thi và không khả thi.
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm
Ta áp dụng công thức của mục 2.2.4 để tính các bảng dưới đây
Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của biện pháp quản trị hoạt động dạy học tiếng Anh theo hưóng trải nghiệm ỏ’ các trường Tiểu học huyện Khoái
Châu, tỉnh Hưng Yên
Các biện pháp Mức độ đánh giá Rất cần thiết Cần thiết ít cần thiết Không cần thiết ĐTB SL SL SL SL
Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh, phụ huynh học sinh về
phuơng pháp dạy học tiếng Anh theo
hướng trải nghiệm
48 4 2 0 3.85
Xây dựng, thực hiện kế hoạch dạy học
tiếng Anh theo hướng trải nghiệm 43 6 5 0 3.70
Bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm cho giáo viên tiếng Anh
50 2 2 0 3.89
Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo
viên thực hiện đối mới đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh theo hướng trải
nghiệm
46 6 2 0 3.81
5 f
(Nguôn: Kẻt quả khảo sát của tác giả)
Xây dựng cơ chế giám sát hoạt động dạy
học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm của giáo viên
43 4 7 0 3.67
Quản trị công tác sử dụng cơ sở vật chất
và trang thiết bị dạy học phục vụ dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm
40 7 7 0 3.61
Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của biện pháp quản tri hoạt động dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm ở các trường Tiểu học huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
Các biện pháp Mức độ đánh giá Rất khả thi khả thi ít khả thi Không khả thi ĐTB SL SL SL SL
Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo
viên và học sinh, phụ huynh học sinh về
phương pháp dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm
45 7 2 0 3.80
Xây dựng, thực hiện kế hoạch dạy học
tiếng Anh theo hướng trải nghiệm 43 9 2 0 3.76
Bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học
tiếng Anh theo hướng trải nghiệm cho