Đặc điếm hoạt động kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị chi phí công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18 3 (Trang 64)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Đặc điếm hoạt động kinh doanh của Công ty

- Lĩnh vực kỉnh doanh

Là những DN hàng đầu về xây dựng ở Việt Nam nên lĩnh vực kinh doanh của Công ty gồm: Xây dựng các công trình giao thông; Xây dựng công trình dân dụng; Tư vấn đầu tư xây dựng; Khảo sát thiết kế; Giám sát thí nghiệm các công trình giao thông; Sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn; Sửa chữa xe máy thi công, gia công dầm cầu thép; Cung ứng xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng; Đầu tư công trình giao thông theo phương thức BOT, ppp...

- Đặc điểm sản phăm và quy trình tô chức thi công

Do sản phấm XDCB có tính đặc thù riêng nên mỗi công trình đều các biện pháp TCTC khác nhau. Có thể mô tả quy trình chung về tổ chức xây dựng công trình các giai đoạn sau:

Sơ đồ 3.1. Quá trình tố chức xây dựng công trình giao thông.

Như vậy, quy trình chung của Công trình xây dựng gồm 6 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Khi Chủ đầu tư có kế hoạch thi công một dự án. Chủ đầu tư phát

hành thư mời thâu trên báo đâu thâu (đôi với đâu thâu rộng rãi). Nhà thâu sẽ đăng ký mua hồ sơ thầu (Bao gồm: bản vẽ thiết kế và hồ sơ mời thầu trong đó ghi rõ những yêu cầu của chủ đầu tư khi nhà thầu tham gia đấu thầu dự án). Nhà thầu lập dự toán đấu thầu.

Giai đoạn 2: Sau khi trúng thầu nhà thầu tiến hành ký hợp đồng với chủ đầu tư và triển khai thi công.

Giai đoạn 3: Giai đoạn chuẩn bị bao gồm chuẩn bị các loại vật liệu xây dựng, các loại bán thành phẩm, các loại cấu kiện đúc sẵn trong xây dựng...

Giai đoạn 4: Thực hiện TCTC: Đây là giai đoạn thực hiện công tác xây lắp trực tiêp các hạng mục xây lăp.

Giai đoạn 5: Tố chức nghiệm thu CT/HMCT: Giai đoạn này sẽ thực hiện các công việc như: Đánh giá về chất lượng của CT/HMCT XD hoàn thành so với nhiệm

Giai đoạn 6: Bàn giao CT/HMCT cho chủ đâu tư:

Khi công trình hoặc tổ hợp hạng mục công trình hoàn thành đồng bộ được nghiệm thu kỹ thuật sẽ tô chức bàn giao cho chủ đâu tư.

3.1.3. Đặc điểm tồ chức quản lý của Công ty

* Đặc điểm tổ chức quản lý

Tồ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng. Bộ máy điều hành quản lý ở công ty bao gồm:

- Hội đông quản tri, Ban kiêm soát

- Tổng giám đốc, 04 Phó Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc gồm 6 phòng ban chức năng. Bộ máy giúp việc làm nhiệm vụ tham mưu giúp lãnh đạo công ty quản lý mọi hoạt động bao gồm:

- Phòng tổ chức hành chính - Phòng kỹ thuật - thi công - Phòng kinh tế - kế hoạch - Phòng tài chính - kế toán - Phòng vật tư công nghiệp

- Phòng thiêt bị

- Các xí nghiệp, đội sản xuất

* Sơ đỏ tô chức bộ máy công tỵ

hình tổ chức quản lý cùa Công ty cổ phần đầu tư & xây dựng số 18.3(

Phụ lục 3.1)

Các đội thi công hạch toán phụ thuộc chịu sự quản lý và điều hành bởi Tổng giám đốc công ty. Với kiểu tổ chức theo mô hình ba cấp (Công ty - Phòng ban - Đội), các đội thi công hạch toán phụ thuộc Công ty, có quyền tự chù về SXKD theo sự phân cấp của Công ty và chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ cũng như quyền lợi với Công ty. Đội thi công trực thuộc Công ty thì chịu trách nhiệm tố chức sản xuất thi công theo sự chỉ đạo trực tiếp của Ban lãnh đạo công ty.

* Co chế tài chính của Công ty

Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý công ty, trong phạm vi thấm quyền của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính của công ty trên các mặt: (1) về quản lý và sử dụng vốn; (2) về quản lý và sử dụng tài sản; (3) Chế độ thu chi tài chính; (4) LN và trích lập các quỹ; (5) Ke hoạch tài chính, chế độ KT, thống kê và kiểm toán.

+ về quản lý và sử dụng vốn.

Công ty thực hiện quản lý vốn theo quy định trong điều lệ của Công ty và phù hợp với Luật DN, đã ban hành quy định cụ thể việc trích lập các quỹ từ lợi nhuận.

4- Quản lý doanh thu và chi phí

Công ty có nhiều lĩnh vực hoạt động đem lại doanh thu như hoạt động xây lắp; hoạt động khai thác và SXKD vật liệu xây dựng; hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh doanh bất động sản,.. .nhưng trong đó hoạt động xây lắp hàng năm đem lại doanh thu khoảng 95% trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận. Tống giám đốc là người chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện chủ sở hữu và trước pháp luật trong việc tổ chức quản lý chặt chẽ, đảm bảo tính trung thực của các khoản doanh thu. Toàn bộ doanh thu và CP phát sinh trong quá trình hoạt động SXKD phải có đầy đủ hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật.

+ Phân phôi lợi nhuận.

Sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật Thuế TNDN, Luật Chứng khoán và được hội đồng quản trị thông qua tiến hành trích lập các quỹ, nộp thuế TNDN, phần lợi nhuận còn lại được phân phối theo quy định tại điều lệ hoạt động cùa Công ty.

3.1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty

3. ỉ.4. ỉ. Đặc điểm bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo kiểu nửa tập trung nửa phân tán. Ó dưới các đội, xí nghiệp có nhân viên kế toán thống kê với nhiệm vụ tập họp chứng tù’, thực hiện ghi chép ban đầu và định kỳ báo cáo lên phòng kể toán Công ty.

Phòng Tài chính kế toán công ty thực hiện việc tổng hợp số liệu ở các đơn vị trực thuộc, theo dõi các khoản chi phí chung trong toàn công ty, tập hợp chi phí và tính giá thành cho các công trình, hạng mục công trình, lập báo cáo kế toán định kỳ.

Đứng đầu phòng kế toán là Kế toán trưởng chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ các công việc về tài chính của công ty, giúp việc cho Ke toán trưởng có 1 Phó phòng (kế toán tổng họp) và các nhân viên kế toán thực hiện nhiệm vụ theo sự phân

công của Kế toán trưởng.

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần đầu tư & xây dựng số 18.3(Phụ lục 3.2)

3.1.4.2. Hình thức sổ kế toán áp dụng

- Hình thức kế toán: Nhật ký chung. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “Nhật ký chung”, được mô tả:

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung( Phụ lục 3.3) - Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc ngày 31/12

- Đơn vị tiền tệ sử dụng: đồng Việt Nam

- Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị hàng tồn kho xuất kho được tính theo phương pháp đích danh. Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Tài sản cố định: Nguyên giá của tài sản cố định được ghi nhận bằng giá mua và toàn bộ các chi phí khác liên quan trực tiếp tới việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn

sàng sử dụng. Nguyên giá tài sản cô định tự làm, tự xây dựng bao gôm chi phí xây dựng, chi phí thực tế phát sinh cộng chi phí lắp đặt sử dụng. Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo số ca máy hoạt động đối với máy thi công, và phương pháp khấu hao theo đường thẳng đối với các tài sản khác.

3.1.4. ỉ. Đặc điểm bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo kiểu nửa tập trung nứa phân tán. Ó dưới các đội, xí nghiệp có nhân viên kế toán thống kê với nhiệm vụ tập hợp chứng từ, thực hiện ghi chép ban đầu và định kỳ báo cáo lên phòng kế toán Công ty.

Phòng Tài chính kế toán công ty thực hiện việc tổng hợp số liệu ở các đơn vị trực thuộc, theo dõi các khoản chi phí chung trong toàn công ty, tập hợp chi phí và tính giá thành cho các công trình, hạng mục công trình, lập báo cáo kế toán định kỳ.Đứng đầu phòng kế toán là Kế toán trưởng chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ các công việc về tài chính của công ty, giúp việc cho Kế toán trưởng có 1 Phó phòng (kế toán tổng hợp) và các nhân viên kế toán thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Kế toán trưởng.

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần đầu tư & xây dựng số 18.3( Phụ lục 3.2)

3.1.4.3. Các chính sách, chế độ kế toán áp dụng tại Công Ty

Chế độ kế toán: Thông tư 200/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 22/12/2014. Công ty áp dụng áp dụng các chuẩn mực kế toán và các văn bản hướng dẫn chuẩn mực kế toán do Nhà nước Việt Nam ban hành. Các báo cáo tài chính được lập và trinh bày theo đúng quy định của từng chuẩn mực, công văn hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng.Hiện công ty đang sử dụng phần mềm kế toán Fast Accounting. Việc ứng dụng phần mềm đã giúp giảm thiếu thời gian, khối lượng công việc, nâng cao hiệu quả công việc. Tất cả các công việc đều được thực hiện bằng máy, các bộ phận được phân quyền trên phần mềm đối với phần công việc mà minh phụ trách.

3. ỉ.4.4. Hệ thống chứng từ kế toán

Kết quả quan sát và phỏng vấn cho thấy, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng số 18.3 đang áp dụng Chế độ Chứng từ kế toán theo Thông tư số 200/2014/TT - BTC

ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính. Hệ thông chứng từ kê toán bao gôm cả chứng từ kế toán hướng dẫn và bắt buộc.

Tại Công ty CP Đầu tư và Xây dựng số 18.3, mỗi CT, HMCT được tổ chức thành một đội thi công, chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất thi công theo sự chỉ đạo trực tiếp của Công ty. Mồi đội thi công có một kế toán đội chịu trách nhiệm tập họp chứng từ, xử lý, phân loại chứng từ theo các khoản mục giá thành của CT, HMCT, cuối tháng nộp về bộ phận kế toán cũa Công ty đề tập họp chi phí sản xuất và tính giá thành toàn Công ty.

- Chi phí nguyên vật liệu: Giấy đề nghị xuất vật tư, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận, hóa đơn mua hàng, phiếu chi, ủy nhiệm chi; và các chứng từ có liên quan khác.

- Chi phí nhân công trực tiếp: bảng chấm công, bảng tống họp thanh toán lương, họp đồng giao khoán, phiếu chi, bảng thanh toán tiền tạm ứng; và các chứng từ khác.

- Chi phí sử dụng máy thi công: Bảng trích khấu hao TSCĐ phần máy thi công, bảng tổng hợp sản phẩm gia công, phiếu xuất kho, họp đồng thuê máy thi công.

- Chi phí sản xuất chung: Bảng tính khấu hao TSCĐ, bảng tổng hợp khấu hao TSCĐ, bảng chấm công, phiếu chi, hóa đơn và các chứng từ khác.

- Chi phí ỌLDN: Bảng tính khấu hao TSCĐ, bảng tổng họp khấu hao TSCĐ, bảng chấm công, phiếu chi, hóa đơn và các chứng từ khác.

3.1.4.5. Hệ thống tài khoản và sô kế toán

về hệ thống tài khoản kế toán: Kết quả quan sát thực tế tại Công ty CP Đầu tư

và Xây dựng số 18.3 cho thấy, Công ty tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán về chi phí sản xuất theo Thông tư 200 ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính, bao gồm:

TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp

TK 623- Chi phí may thi công

TK 627- Chi phí sản xuất chung

TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK 642- Chi phí QLDN

về hệ thống sô kế toán'. Tại tổng Công ty CP Đầu tư và Xây dựng số 18 sử

dụng hình thức nhật ký chung và kê toán hàng tôn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Để tập họp chi phí, kế toán sử dụng hệ thống số kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp.

3.2. Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựngsố 18.3. số 18.3.

3.2.1. Nhận diện và phân loại chi phỉ tại công ty cố phần đầu tư và xây dụng số 18.3

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18.3 phân loại chi phí theo mục đích và công dụng kinh tế. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất phát sinh của từng công trình, hạng mục công trình được ghi nhận theo từng khoản mục cụ thể, như sau:

- Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp: là khoản mục chi phí chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm xây dựng (khoảng tới 70% ). Nguyên vật liệu trong xây dựng bao gồm: cát, sỏi, xi măng, sắt, thép, nhựa đường, phụ gia bê tông,... Trong đó mỗi loại nguyên vật liệu lại bao gồm nhiều loại khác nhau. Nguyên vật liệu sử dụng cho xây dựng hạng mục công trình nào phải được tính trực tiếp cho hạng mục công trình đó trên cơ sở Chứng từ gốc theo số lượng thực tế đã sử dụng và theo giá xuất kho thực tế là giá đích danh.

- Chi phí nhân công trực tiếp phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động xây lắp công trình, bao gồm các khoản phải trả cho người lao động thuộc quản lý của công ty và lao động thuê ngoài, bao gồm: tiền lương, các khoản phụ cấp của công nhân trực tiếp thi công, công nhân lái máy, tiền khoán trả cho lao động thuê ngoài,...

Lao động thuộc quản lý của doanh nghiệp là các lao động được ký họp đồng dài hạn. Đối với lao động thuộc quản lý của công ty, công ty tiến hành trích BHXH, BHYT, BHTN theo đúng quy định hiện hành.

- Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các chi phí trực tiếp phát sinh trong quá trình thi công để thực hiện khối lượng công việc xây lắp. Chi phí sứ dụng máy thi công của Công ty bao gồm: Chi phí nhiên liệu cho máy chạy, Chi phí khấu hao máy móc thiết bị, Chi phí sửa chữa máy thi công, Chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí nhân công lái máy được tập hợp vào TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”

Công ty đã dành một số quan tâm nhất định đối với việc đầu tư máy thi công. Tuy nhiên, số lượng máy vẫn chưa đáp úng được nhu cầu sử dụng, một phần, do đòi hỏi đặc thù của một số công trình về máy thi công, nên một phần các máy thi công được thuê ngoài, hoặc khoán thắng theo hạng mục công trình.

- Chi phí sản xuất chung: theo phân cấp quản lý, các đội thi công tự quản lý và kiểm soát các chi phí sản xuất chung phát sinh tại các đội mình bao gồm chi phí nhân viên quản lý công trình, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của nhân viên quản lý đội, công nhân sản xuất trực tiếp và công nhân lái máy thi công, các chi phí về điện, nước, điện thoại, vật liệu, công cụ dụng cụ dùng chung cho đội...

Tỷ lệ của các CP trên trong tổng CP của công ty được thể hiện theo biểu đồ sau: Chi phí chung 5% Chi phí MTC 20% Chi phí nhân còng 10% Chi phí NVL 65%

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ thực tế của từng KMCP trên tổng CPXL tại Công ty năm 2019

(nguồn BCTC của công ty cô phần đầu tư và xây dựng 18.3)

* Phương thức quản lý chi phí sản xuất bằng giao khoán

Công ty cô phân đâu tư và xây dựng sô 18.3 áp dụng phương thức quản lý chi phí “giao khoán sản phẩm xây lắp” cho các đơn vị cơ sở. Đây là một phương thức thích hợp với điều kiện kinh tế thị trường hiện nay vì nó gắn liền lợi ích vật chất của người lao động, đội thi công với khối lượng, chất lượng và tiến độ thi công.

Hiện công ty đang áp dụng phương thức khoán theo từng khoản mục, tức là công ty khoán những khoản mục chi phí thỏa thuận với đội nhận khoán. Đội nhận khoán chịu trách nhiệm chi tiêu, và quản lý chi phí những khoản mục này, đảm bảo chúng không vượt quá giá trị giao khoán. Công ty chịu trách nhiệm về các khoản mục

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị chi phí công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18 3 (Trang 64)