Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần đầu tư và xâydựng số

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị chi phí công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18 3 (Trang 70)

5. Kết cấu của luận văn

3.2. Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần đầu tư và xâydựng số

số 18.3.

3.2.1. Nhận diện và phân loại chi phỉ tại công ty cố phần đầu tư và xây dụng số 18.3

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18.3 phân loại chi phí theo mục đích và công dụng kinh tế. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất phát sinh của từng công trình, hạng mục công trình được ghi nhận theo từng khoản mục cụ thể, như sau:

- Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp: là khoản mục chi phí chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm xây dựng (khoảng tới 70% ). Nguyên vật liệu trong xây dựng bao gồm: cát, sỏi, xi măng, sắt, thép, nhựa đường, phụ gia bê tông,... Trong đó mỗi loại nguyên vật liệu lại bao gồm nhiều loại khác nhau. Nguyên vật liệu sử dụng cho xây dựng hạng mục công trình nào phải được tính trực tiếp cho hạng mục công trình đó trên cơ sở Chứng từ gốc theo số lượng thực tế đã sử dụng và theo giá xuất kho thực tế là giá đích danh.

- Chi phí nhân công trực tiếp phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động xây lắp công trình, bao gồm các khoản phải trả cho người lao động thuộc quản lý của công ty và lao động thuê ngoài, bao gồm: tiền lương, các khoản phụ cấp của công nhân trực tiếp thi công, công nhân lái máy, tiền khoán trả cho lao động thuê ngoài,...

Lao động thuộc quản lý của doanh nghiệp là các lao động được ký họp đồng dài hạn. Đối với lao động thuộc quản lý của công ty, công ty tiến hành trích BHXH, BHYT, BHTN theo đúng quy định hiện hành.

- Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các chi phí trực tiếp phát sinh trong quá trình thi công để thực hiện khối lượng công việc xây lắp. Chi phí sứ dụng máy thi công của Công ty bao gồm: Chi phí nhiên liệu cho máy chạy, Chi phí khấu hao máy móc thiết bị, Chi phí sửa chữa máy thi công, Chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí nhân công lái máy được tập hợp vào TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”

Công ty đã dành một số quan tâm nhất định đối với việc đầu tư máy thi công. Tuy nhiên, số lượng máy vẫn chưa đáp úng được nhu cầu sử dụng, một phần, do đòi hỏi đặc thù của một số công trình về máy thi công, nên một phần các máy thi công được thuê ngoài, hoặc khoán thắng theo hạng mục công trình.

- Chi phí sản xuất chung: theo phân cấp quản lý, các đội thi công tự quản lý và kiểm soát các chi phí sản xuất chung phát sinh tại các đội mình bao gồm chi phí nhân viên quản lý công trình, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của nhân viên quản lý đội, công nhân sản xuất trực tiếp và công nhân lái máy thi công, các chi phí về điện, nước, điện thoại, vật liệu, công cụ dụng cụ dùng chung cho đội...

Tỷ lệ của các CP trên trong tổng CP của công ty được thể hiện theo biểu đồ sau: Chi phí chung 5% Chi phí MTC 20% Chi phí nhân còng 10% Chi phí NVL 65%

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ thực tế của từng KMCP trên tổng CPXL tại Công ty năm 2019

(nguồn BCTC của công ty cô phần đầu tư và xây dựng 18.3)

* Phương thức quản lý chi phí sản xuất bằng giao khoán

Công ty cô phân đâu tư và xây dựng sô 18.3 áp dụng phương thức quản lý chi phí “giao khoán sản phẩm xây lắp” cho các đơn vị cơ sở. Đây là một phương thức thích hợp với điều kiện kinh tế thị trường hiện nay vì nó gắn liền lợi ích vật chất của người lao động, đội thi công với khối lượng, chất lượng và tiến độ thi công.

Hiện công ty đang áp dụng phương thức khoán theo từng khoản mục, tức là công ty khoán những khoản mục chi phí thỏa thuận với đội nhận khoán. Đội nhận khoán chịu trách nhiệm chi tiêu, và quản lý chi phí những khoản mục này, đảm bảo chúng không vượt quá giá trị giao khoán. Công ty chịu trách nhiệm về các khoản mục không giao khoán, đồng thời giám sát về kỹ thuật và chất lượng công trình.

* Để thu nhận các thông tin về chi phí, Công ty đã tổ chức nhận diện và phân loại CPXL như sau:

- Phân loại CPXL theo chức năng hoạt động.

Việc phân loại theo tiêu thức này giúp cho việc kế toán ghi nhận và cung cấp thông tin CPXL phát sinh của từng CT/HMCT theo từng KMCP phục vụ cho việc tính giá thành các CT/HMCT. Theo cách phân loại này toàn bộ CP được chia thành CPXL và CP ngoài sản xuất. CPXL bao gồm CPNVLTT, CPNCTT, CPMTC và CPSXC. Chi phí ngoài sản xuất là CPQLDN.

- Phân loại CPXL theo nội dung kinh tế.

Cách phân loại theo tiêu thức này giúp cho việc ghi nhận, kiểm soát và cung cấp thông tin CPXL theo từng yếu tố chi phí. Theo cách phân loại này, CPXL được phân thành các loại sau:

+ CP nguyên liệu, vật liệu: Gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu

phụ, chi tiết, bán thành phẩm, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ, vật liệu xây dựng,... sử dụng trong xây lắp CT/HMCT như đá dăm, đá cấp các loại, cát, bê tông nhựa, nhựa đường,...

+ CP nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình xây lắp: Gồm toàn bộ

CP nhiên liệư sử dụng trong xây lắp CT/HMCT như dầư hởa, dầư mazút, xăng, dầu diezel, điện.

4- CP nhân cong'. Là toàn bộ tiền lương, tiền công và các khoản phải trả cho

công nhân trực tiêp xây dựng, công nhân lái máy và nhân viên quản lý đội thi công.

+ CP khấu hao tài sản cố định: Là số tiền trích khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt

động SXKD như: Khấu hao các loại máy thi công như các loại máy ủi, xúc, ô tô vận chuyển đất đá, các máy trộn bê tông... Khấu hao các tài sản phục vụ cho đội, XNXL.

+ Các CP dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền mà DN chi trả cho các

loại dịch vụ mua từ bên ngoài phục vụ cho hoạt động SXKD.

+ CP dự phòng hảo hành công trình: Bao gồm toàn bộ CP mà Công ty đã chi

cho dự phòng bảo hành đối với các CT/HMCT hoàn thành, bàn giao trong kỳ.

+ CP khác bằng tiền: Là các CP phát sinh khác đã chi bằng tiền dùng cho

SXKD.

- Phân loại CPXL theo khoản mục chi phí.

Theo cách phân loại này CPXL cùa Công ty được chia thành CPNVLTT, CPNCTT, CPMTC, CPSXC và CPQLDN. Phân loại theo tiêu thức này giúp cho việc tập họp CP và tính giá thành các CT/HMCT.

Ví dụ, trong dự án Công trình chung cư LICOGI 18:

CP trực tiếp Số tiền (đồng) CPNVL trực tiếp: 1,229,753,704 CPNC trực tiếp: 592,033,228 CPMTC: 41,010,527 CP QLDN CPSXC: 121,081,834.8 Tổng cộng 1.983.879.293,8

( Nguôn BCTC LỈCOGỈ 18 của công ty CPĐT&XD sô 18.3 năm 2018)

Như vậy, việc phân loại CPXL như trên mới chỉ đáp úng được thông tin cho hạch toán và lập báo cáo KTTC cuối kỳ chưa đáp ứng nhu càu thông của nhà quản trị.

3.2.2. Thực trạng xây dựng định mức và lập dự toán chi phí tại công ty cổphần đầu tư và xây dựng sấ 18.3. phần đầu tư và xây dựng sấ 18.3.

Hiện nay, các doanh nghiệp xây lắp nói chung và Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18.3 nói riêng để tồn tại và phát triển cần phải có chiến lược sản xuất kinh doanh hợp lý, phải có những dự kiến chi tiết, cụ thể cho từng công trình, hạng

mục công trình sẽ thi công. Điêu này có nghĩa là các doanh nghiệp xây lăp phải thực hiện lập dự toán chi phí cho từng công trình, hạng mục công trình sau đó chi tiết cho từng công việc xây lắp cụ thể. Việc lập dự toán này đã được thực hiện tốt tại Công ty Cố phần đầu tư và xây dựng số 18.3, nó đã giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp có được những thông tin về kế hoạch xây lắp thi công cho từng công trình, hạng mục công trình trong từng thời gian cụ thể, đánh giá được tình hình thực hiện các chỉ tiêu chi phí đà dự kiến để từ đó có những giải pháp nhằm phát huy, khai thác những khả năng tiềm tàng của từng đội thi công, của doanh nghiệp.

Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng số 18.3 chưa xây dựng hệ thống định mức riêng, mà áp dụng hệ thống định mức chung của ngành. Cụ thế như sau:

- Định mức về lượng: công ty áp dụng hệ thống định mức do Bộ xây dựng ban hành, (phụ lục 3.5)

- Định mức về giá: Bộ xây dựng không ban hành hệ thống định mức về giá. Khi lập dự toán công trinh, công ty áp dụng các định mức do sở xây dựng các địa phương có công trình thi công ban hành.

+ Đơn giá nhân công: Tham khảo các Quyết định của ƯBND tỉnh, thành phố về việc Công bố điều chỉnh đơn giá nhân công trong quản lý CP đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh, thành phố có công trình để xây dựng đơn giá nhân công phù hợp.

+ Đơn giá máy: Xác định trên cơ sở bảng giá ca máy và thiết bị thi công nội bộ được công ty ban hành.

+ Giá vật liệu: Theo đơn giá thực tế khảo sát trên địa bàn nơi công trường thi công (Giá này được phòng Vật tư, kinh doanh trực tiếp đi khảo sát).

Các ĐMCP nội bộ được điều chỉnh khi có sự thay đổi về chế độ chính sách hoặc trong quá trình đội thi công nhận thấy không còn phù hợp thì điều chỉnh. Đe xây dựng ĐMCP các đơn vị áp dụng phương pháp phân tích kinh tế - kỹ thuật và phương pháp thống kê kinh nghiệm.

Ví dụ, Công ty đã xây dựng ĐMCP nội bộ kèm theo các quy chế liên quan đến công tác giao khoán của công ty để tính giá giao khoán. Cụ thể, đối với công trình “ CT Chung cư LICOGI 18”. Công ty đã xây dựng định mức lượng và định mức giá để

tính ra CPXL khoán của từng hạng mục công việc cho đơn vị nhận khoán: Mã hiêuHạng mục ĐVT Đinh mức• lượng Đinh mứcđơn giá AB.11322 a, Vătliêu7 • 9

A24.0797 Xi măng PC30 Hoàng Thạch kg 200.85 1,745,0

A24.0180 Cát vàng m3 0.53148 354,492.

A24.0010 Đá 4x6 m3 0.93627 337,371.

A24.0524 Nước lít 169.95 5.

b, Nhân công

N24.0005 Nhân công 3,0/7 công 0.82 178,948.

Nhân công Bậc 4/7 công 0,0171 164.000,00

Nhân công sử dụng máy rải ca 0,0002 293.203,0

Nhân công sử dụng lu YZ14 ca 0,0010 154.167,0

Nhân công sử dụng lu lốp ca 0,0005 154.167,0

c, Máy

M24.0191 Máy trộn bê tông 2501 ca 0.095 272,060,0

M24.0018 Đầm bàn lKw ca 0.089 206,216.

Máy lu lốp 7409 ca 0,0005 141.465,0

Cộng CP trực tiếp

Chi phí quản lý chung 1,50%

(Nguôn: Trích định mức CPXL nội bộ CT Chung cư LỈCOGI18 của Công ty CPĐT&XD số ỉ8.3)

Tuy nhiên, công ty không xây dựng định mức cho từng khoản mục CPSXC mà chỉ tính theo tỷ lệ % định mức CPSXC trên tổng CP trực tiếp (Vật liệu, nhân công, máy thi công): Bao gồm tiền lương của bộ phận chỉ huy cấp đội và CP hoạt động hàng tháng của đội (Tiền thuê nhà, CP sinh hoạt, CP phục vụ sản xuất...). Đối với những CT/HMCT có giá trị lớn (thường áp dụng cho các công trình cầu lớn) thì CP tiền lương bộ phận chỉ huy đội (quản lý trực tiếp công trình) tính theo % tiền lương công nhân trực tiếp. Còn CP hoạt động hàng tháng có tính toán chi tiết trong bảng giao khoán. Các công ty cũng chưa xây dựng định mức chung cố định và định mức chung biến đổi.

*Lập dự toán chỉ tiêt cho từng công trình, hạng mục công trình

Công việc lập dự toán chi tiết cho các công trình, hạng mục công trinh như vậy đòi hỏi công tác tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh phải được thực hiện theo từng khoản mục chi phí để có thể dễ dàng kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dự toán chi phí. Trong Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18.3, việc lập dự toán công trình, hạng mục công trình được phòng kỹ thuật - thi công chịu trách nhiệm, công việc được khái quát qua các bước sau:

Bước 1: Xác định khối lượng công trình, hạng mục công trình (trong đó người

lập dự toán phải bóc tách khối lượng công việc cho từng công trình, hạng mục công trình từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công).

Bước 2: Căn cứ vào định mức do Bộ Xây dựng ban hành và các đon giá do

các Sở Xây dựng của các tỉnh thành ban hành căn cứ trên định mức do Bộ xây dựng ban hành, căn cứ vào định mức nội bộ doanh nghiệp được xây dựng, tiến hành xác định dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung.

Bước 3: Xác định chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước theo quy định

của Bộ xây dựng.

Bước 4: Lập các bảng tồng họp dự toán kinh phí công trình, hạng mục công trinh

* Xác định tông dự toán công trình

Tổng dự toán công trình là: tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình thuộc dự án được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật thi công. Tại Công ty, tổng dự toán cho công trình thi công được xác định bao gồm:

- Chi phí xây dựng được lập cho các công trình chính, công trình phụ trợ, các công trình tạm phục vụ thi công. Dự toán chi phí xây dựng gồm: chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế và thuế GTGT.

- Chi phí thiết bị bao gồm chi phí mua sắm thiết bị, chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh (nếu có).

- Các chi phí khác như: chi phí kiến trúc, chi phí khảo sát xây dựng, chi phí thiết kế công trình, chi phí lập định mức, đơn giá và các chi phí cần thiết do người

quyêt định đâu tư quyêt định bô sung cho phù hợp.

- Chi phí dự phòng được xác định theo tỷ lệ % trên tống chi phí xây dụng, chi phí thiết bị và chi phí khác, nhưng tối đa không quá 10% các công trình thuộc dự án nhóm A và B, 5% đối với các công trình thuộc dự án nhóm c.

Giá trị dự toán xây lắp công trình tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18.3 được xây dựng dựa trên nội dung từng khoản mục chi phí của tổng dự toán công trình. Đây là cơ sở để doanh nghiệp xây dưng, lập kế hoạch khối lượng công tác xây lắp, là căn cứ để tính kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và để kiểm tra chỉ tiêu giá thành xây lắp của doanh nghiệp. Sau khi trừ đi phần thuế và lãi định mức, doanh nghiệp xây lắp xác định được giá thành dự toán xây lắp công trình.

Trích dẫn số liệu dự toán công trình Chung cư LICOGI 18:

- Căn cứ bản vẽ thi công, hồ sơ thiết kế kỹ thuật, đơn giá của từng hạng mục công trình của sở xây dựng tại địa điểm xây dựng công trinh, công ty tiến hành lập bảng tổng hợp dự toán công trình. Bảng tổng hợp dự toán công trình cung cấp cho nhà quản lý số liệu tổng họp về toàn bộ dự toán các chi phí phát sinh khi thực hiện xây dựng công trình (Phụ lục 3.6)

- Tiến hành lập bảng tổng họp dự toán chi phí xây dựng cho công trinh, hạng mục công trình, trong đó đưa ra các số liệu về chi phí vật liệu, chi phí máy thi công, chi phí chung với khối lượng công việc cụ thể cho từng hạng mục công trình (Phụ lục 3.7)

- Căn cứ vào giá xây dựng tại địa điếm xây dựng, khối lượng thi công công trình, lập bảng giá xây dựng hạng mục công trình, trong đó nêu ra số liệu chi tiết về giá vật liệu, nhân công, máy thi công đối với từng hạng mục công trình theo khối lượng công việc (Phụ lục 3.8)

- Lập Bảng đơn giá chi tiết xây dựng hạng mục công trình (Phụ lục 3.9)

• Đối với Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Đội thi công căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí thiết bị công trình, bảng tồng họp vật tư và chênh lệch giá do phòng kế hoạch cung cấp và nhu cầu thực tế khi thi công công trình báo về cho phòng kế toán, phòng kế toán kiểm tra giá thị trường, tiến hành lựa

chọn nhà cung cấp, để kịp thời cung cấp vất tư tới công trình xây dựng. • Đôi với chi phí nhân công trực tiêp

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị chi phí công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18 3 (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)