Giải pháp trực tiếp

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay qua tổ vay vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh bắc nam định (Trang 73)

N 77 r

4.2 Giải pháp phát triển hoạt động cho vay qua tổ vay vốn của Agribank ch

4.2.1 Giải pháp trực tiếp

Trước những hạn chế về phát triển hoạt động cho vay qua tổ vay vốn tại Chi nhánh, tác giả đề xuất một số giải pháp trực tiếp để khắc phục giải quyết những hạn chế trên.

4.2.1. ỉ. Tăng trưởng dư nợ bình qn một tổ viên vay qua tơ vay vốn

Hiện nay cơ chế, chính sách, quy trình cho vay là một yếu tố tác động lớn đến dư nợ bình quân một tổ viên vay qua tổ vay vốn. Cơ chế, chính sách, quy trình là điểm khởi đầu của hoạt động cho vay, là căn cử để áp dụng trong từng thời kỳ. Đối với Chi nhánh cần rà soát, ban hành một cách đồng bộ các

cơ chê, chính sách, quy trình cho vay phù hợp với thực tê tại từng địa phương, đồng thời phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Mặt khác, ban hành các văn bản cần tránh sự chồng chéo, thay đổi quá nhanh dẫn đến các chi nhánh khó thực hiện, tốn nhiều chi phí mỗi lần thay đổi quy trình, mẫu biểu hồ sơ... Bên cạnh đó, Agribank cần khảo sát, thăm dò ý kiến khách hàng để hồn thiện hơn nữa chính sách cho vay phù hợp với từng đối tượng trong từng ngành nghề khác nhau đi kèm với quy chế cho vay phải phù hợp với từng ngành nghề.

về phía Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định cần hoàn thiện hơn một số vẩn đề về chính sách cho vay qua TVV thuộc quyền của chi nhánh. Có thể kể đến như việc chi trả hoa hồng cho tổ trưởng tổ vay vốn hợp lý, gắn việc chi trả hoa hồng với việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của ngân hàng, tạo động lực để tổ trưởng tích cực hơn, có trách nhiệm hơn trong việc phối hợp với Ngân hàng, giúp tăng trưởng dư nợ các tổ viên. Đặc biệt, Chi nhánh cần tăng mức cho vay tối đa với một tố viên trong tố vay vốn để phù hợp hơn với tình hình hiện tại...

4.2.1.2. Kiêm sốt nợ q hạn và nợ xấu

* Hiện nay nợ quá hạn và nợ xấu luôn là những vấn đề cấp thiết đối với Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định. Để làm tốt công tác kiểm soát nợ quá hạn và nợ xấu, Chi nhánh cần Tổ chức tập huấn tín dụng, nâng cao nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm:

- Tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn về quy trình cấp tín dụng, kỹ năng thẩm định khoản vay, đánh giá tài sản bảo đảm... đến tồn bộ đội ngũ cán bộ làm cơng tác cho vay. Điều này sẽ giúp cho cán bộ được trang bị kiến thức cần thiết cho công việc của mình, giúp họ tự kiểm sốt và giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.

- Bên cạnh đó, ngân hàng phối hợp với chính quyền địa phương thường

xuyên tô chức các lớp bôi dưỡng cho tô trưởng tô vay vôn kiên thức cơ bản vê hoạt động cho vay và nâng cao trách nhiệm, đạo đức của ban lãnh đạo tố trong việc bình xét cho vay. Phổ biến những điều không được làm trong hoạt động cho vay qua TVV, tránh xảy ra những trường hợp tổ trưởng sai phạm do sự thiếu hiểu biết quy định gây ra, từ đó làm mất uy tín ngân hàng, gây khó khăn cho hoạt động của TVV.

* Ngồi ra, Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định cần nâng cao công tác thẩm định của các cán bộ tín dụng để siết chặt hơn việc quản lý nợ quá hạn và nợ xấu:

Trong quy trình cho vay, thẩm định khoản vay là bước rất quan trọng, quyết định đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Một trong nhũng nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng là từ cơng tác thấm định sơ sài, không tốt. Cán bộ làm công tác cho vay khơng tn thủ các quy trình, điều kiện và nguyên tắc vay vốn, cho vay vượt quá thẩm quyền, đánh giá quá cao giá trị tài sản bảo

đảm cũng như năng lực tài chính của khách hàng... Việc thấm định không chỉ diễn ra ở những bước ban đầu xét duyệt cho vay mà còn kéo dài cho tới khi chấm dứt quan hệ tín dụng, ngân hàng thu hồi được vốn vay. Chính vì vậy Agribank - Chi nhánh Bắc Nam Định cần phải:

- Xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đổi tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ tại chi

nhánh.

- Xây dựng và tổ chức tốt hệ thống khai thác và xử lý thông tin phục vụ cơng tác thẩm định tín dụng. Thơng tin tín dụng, thơng tin khách hàng và các thơng tin tài chính tiền tệ, thơng tin kinh tế xã hội có ý nghĩa rất quan trọng với ngân hàng trong quá trình thẩm định, phân tích và đánh giá khách hàng để có được quyết định cho vay chính xác. Đồng thời, chi nhánh phải tổ chức, xây dựng hệ thống thông tin khơng chỉ thu thập mà cịn phải biết xử lý ,

phân tích thơng tin đó, đê đưa ra những nhận định và đánh giá vê dự án, vê khách hàng vay vốn, từ đó đưa ra được quyết định cho vay hay không cho vay.

- Việc thẩm định khách hàng nên tập trung vào một số điểm chủ yếu sau: + Thẩm định tư cách khách hàng

Tư cách khách hàng đóng vai trị hết sức quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng. Việc thẩm định tư cách khách hàng phải chú trọng thường xuyên, trong đó tư cách của người lãnh đạo giữ vai trị quan trọng. Thực tế, nếu khơng thẩm định kỹ tư cách khách hàng, tư cách người lãnh đạo điều hành sẽ dễ dẫn đến rủi ro. Vì nếu những khách hàng có tiền sử lừa đảo hoặc tư cách, đạo đức khơng tốt thì việc hợp tác sẽ rất khó khăn, đặc biệt trong q trình xử lý các tình huống thu hồi nợ vay.

Thẩm định tư cách khách hàng địi hởi cán bộ tín dụng phải có trình độ và chun mơn nhất định, muốn vậy đối với Agribank - Chi nhánh Bắc Nam Định nên bố trí những cán bộ có trình độ chun mơn tốt, có kinh nghiệm để làm cơng tác tín dụng. Bên cạnh đó, phải có sự phối họp của nhiều phịng ban trong q trình thu thập và xử lý thơng tin tín dụng.

+ Thẩm định tính pháp lý

Thẩm định tính pháp lý phải nên chú trọng đến cả hai phương diện: năng lực dân sự của khách hàng và tính pháp lý của phương án/dự án. Thấm định tính pháp lý để đảm bảo sự đầu tư đúng hướng, đúng pháp luật, tránh những rủi ro pháp lý có thể xảy ra. Muốn vậy, cán bộ ngân hàng phải thu thập đầu đủ hồ sơ pháp lý của khách hàng như: giấy phép kinh doanh, quyết định bổ nhiệm giám đốc, phó giám đốc; các văn bản ủy quyền cần thiết.v.v..từ đó đối chiếu với các quy định của pháp luật hiện hành. Đối với các phương án/dự

án quan trọng phải thu thập các tài liệu liên quan như: Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị đồng ý đầu tư phương án/dự án; các văn

bản ủy quyên cho giám đôc hoặc tông giám đôc được ký các văn bản như hợp đồng đảm bảo, hợp đồng vay vốn.v.v..

+ Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng vay vốn

Thẩm định tài chính chỉ chính xác khi thẩm định trên phương diện thị trường và thẩm định kỹ thuật chính xác. Thực vậy, nếu khơng có thị trường đàu ra thì sẽ khơng thể có doanh thu, ngược lại thị trường đàu vào khơng hợp lý dẫn đến chi phí cao, dự án có thể thua lồ; hoặc nếu máy móc không đồng bộ, không phát huy đúng công suất như thiết kế cũng ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí và nguồn trả nợ ngân hàng.”

Thẩm định tài chính của dự án nên chú trọng vào các vấn đề như: nguồn vốn của chủ sở hữu tham gia, cơ cấu vốn cố định và vốn lun động của dự án, phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp, các chỉ tiêu NPV, IRR, phân tích độ nhạy của dự ấn...”

Từ đó, chi nhánh cần nâng cao chất lượng của việc thẩm định. Nâng cao từ việc cải thiện trình độ của cán bộ làm công tác cho vay qua các lớp tập huấn. Ngoài ra, Hoạt động cho vay qua tổ vay vốn có lợi thế trong việc thu thập thông tin của khách hàng như năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, tư cách đạo đức, năng lực tài chính... thơng qua đội ngũ tổ trường, tổ phó hoặc các tổ viên trong cùng tổ vay vốn. Qua đó, ngân hàng có cái nhìn tổng qt hơn, chính xác hơn về khách hàng, đưa ra các quyết định sáng suốt, hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng.

4.2.1.3. Rà sốt hộ máy quản lý điều hành TW

Xuất phát từ bộ máy quản lý điều hành TVV chưa tốt tại ở một số tổ, Agribank chi nhánh cần rà soát lại bộ máy quản lý điều hành TVV. Để làm tốt được khâu này, Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định nên kiện toàn các tổ vay vốn, tăng cường mối liên hệ với chính quyền địa phương, các ban ngành, đồn thề trên địa bàn.Ngân hàng phối hợp với phòng đại diện đầu tư vốn tại

từng xã tiên hành kiêm tra, đánh giá và phân loại tô vay vôn theo các mức: Tơ vay vốn hoạt động tốt, khá, trung bình, yếu. Đối với tổ vay vốn hoạt động yếu kém thực hiện sắp xếp, củng cố lại, kể cả việc họp tổ vay vốn bầu lại ban lãnh đạo tổ. Việc phân loại tổ dựa trên việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch (Quý, năm) theo các tiêu chí: tăng trưởng dư nợ, tăng trưởng sổ lượng tổ viên có dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, tỷ lệ thu lãi... Đồng thời, rà soát lại hồ sơ pháp lý của tồ vay vốn, bổ sung danh sách tồ viên mới, chinh sửa tổ vay vốn có sự thay đối về ban lãnh đạo..

Duy trì sinh hoạt tổ vay vốn định kỳ, kết nạp thêm tổ viên mới, giao ban tố trưởng hàng tháng, quý, năm. Thực hiện chi trả hoa hồng đối với các tồ trưởng, thù lao hàng tháng đối với các cán bộ trong phòng đại diện vay vốn. Áp dụng mức chi hoa hồng gắn với kết quả hoạt động của tổ vay vốn, biểu dương, khen thưởng bằng vật chất đối với các tổ hoạt động hiệu quả.

Trong hoạt động cho vay qua TVV, vai trị của cấp uỷ, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể là hết sức quan trọng. Thực tiễn đã cho thấy, các địa bàn thực hiện tốt công tác phát triển hoạt động cho vay qua TVV đều là các địa phương có sự úng hộ với hoạt động ngân hàng và ngược lại nơi nào chính quyền thiếu quan tâm, có biểu hiện phó thác việc thực hiện các chính sách tín dụng cho ngân hàng thì nơi đó có chất lượng tín dụng kém, đời sống người dân bị ảnh hưởng, an sinh xã hội chưa tổt. Chính vì thế cần thường xun giữ mối quan hệ tốt với các bộ phận này, phổ biển những lợi ích của việc triến khai các hoạt động ngân hàng trên địa bàn. Nhiều khách hàng đến hạn trả nợ, gia đình có khả năng nhưng vì lý do nào đó khơng chịu hợp tác với ngân hàng, khi có sự can thiệp của chính quyền địa phương, ngân hàng mới thu hồi được nợ. Hoặc trong cơng tác thẩm định vốn vay, chính quyền địa phương có thể cung cấp nhũng thơng tin hữu ích về khách hàng cho ngân hàng để từ đó cán bộ cho vay đưa ra những quyết định đúng đắn.

4.2.2 Giải pháp gián tiêp

Ngoài những giải pháp trực tiếp trên, tác giả bố sung một số giải pháp gián tiếp để củng cố, nâng cao hom nữa chất lượng cũng như phát triển hoạt động cho vay qua tổ vay vốn tại chi nhánh:

- Tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò của các cấp Hội, Ban chỉ đạo huyện, Phòng đại diện ở các xã, thị trấn, tạo mối quan hệ, gắn kết tốt đẹp giữa ngân hàng với chính quyền địa phương các cấp để lãnh đạo chính quyền địa phương các cấp, ban chỉ đạo, phịng đại diện đồng thuận, ủng hộ trong phát triển cho vay thông qua tổ vay vốn. Đặc biệt tăng cường sự phối hợp chặt trẽ, có hiệu quả giữa Agribank và các cấp hội trong việc thực hiện thỏa thuận liên ngành.

-Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về triển khai vay vốn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015, Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 và các văn bản, chính sách mới về tín dụng của Chính phủ thơng qua các buối họp dân, họp xóm, sinh hoạt Hội. Ket nối hệ thông đài truyền thanh các xã, thị trấn, trang thông tin điện tử của Hội, bản tin cơng tác Hội, Đài Truyền hình Nam Định, Báo Nam Định tuyên truyền chính sách tín dụng, các sản phẩm dịch vụ của Agribank đến từng người dân.

- Hướng đầu tư cho hộ sản xuất và cá nhân thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhàm thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn. Bám sát các chương trình phát triển kinh tế của tỉnh, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được quy hoạch, kinh tế làng nghề; chuyển dịch cơ cấu kinh tế để cho vay

- Duy trì tổ chức Hội nghị giao ban Ban chỉ đạo đầu tư vốn huyện, Phòng đại diện đầu tư vốn xã hàng quý. Thực hiện giao ban Tổ trưởng tổ vay vốn với CBTD ở hàng tháng để tuyên truyền cơ chế tín dụng đồng thời nắm bắt nắm bất tâm tư, nguyện vọng của các tổ viên thông qua các tổ chức hội;

năm băt tình hình hoạt động của từng tơ từ đó có các giải pháp kịp thời.

- Chỉ đạo Hội cơ sở thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo với Hội cấp trên, thường xuyên bám sát cơ sở, giữ mối liên hệ với các tổ trưởng để kịp thời giải quyết những khó khăn trong q trình thực hiện.

- Chỉ đạo Hội các cấp chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp Ngân hàng tăng cường tổ chức kiểm tra công tác triển khai cho vay trong năm, phối hợp với cán bộ tín dụng kiểm tra đơn đốc hướng dẫn các tổ vay vốn, kiểm tra mục đích sử dụng vốn của các hộ vay sau giải ngân.

- Các cấp Hội đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ hồ trợ khoa học kỳ thuật, cung ứng vật tư phục vụ sản xuất cho các hộ vay: thường xuyên tuyên truyền hướng dẫn, phổ biến những kinh nghiệm làm ăn cùa những hộ sản xuất, kinh doanh giỏi nhờ vay vốn Ngân hàng. Đồng thời chỉ đạo thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác, các chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp để cho vay vốn theo mơ hình.

- Định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Thỏa thuận tại các huyện chỉ ra những mặt còn tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế đó và đưa ra bài học kinh nghiệm để làm tốt cho năm tiếp theo, có động viên khen thưởng kịp thời những đơn vị, cá nhân xuất sắc.

4.3 Kiến nghị

4.3.

J Kiến nghị đối với Nhà nước

- Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và các Bộ, ngành cần sửa đổi , bồ sung cơ chế chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn ; đối với các khoản vay cá nhân thông qua tổ vay vốn với mức cho vay qua NĐ 55 thì cho phép Agribank áp dụng hệ số rủi ro là 50% để tăng hệ số an tồn vốn theo thơng tư 41/2016/TT-NHNN, nâng cao khả năng thanh khoản, bố trí đủ nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn , hạn chế rủi ro cơng tác tín dụng.

- Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng quy

hoạch và định hướng ngành cùng các đơn vị sản xt nơng nghiệp, có chính sách khuyến khích cả người sản xuất lẫn đơn vị cung ứng sản phẩm nơng nghiệp hình thành nên chuồi liên kết , chính sách tiêu thụ sản phấm trong và ngoài nước.

- Tiếp tục ban hành các chính sách ưu đãi đối với hoạt động nông

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay qua tổ vay vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh bắc nam định (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)