3.1.1. Quá trình hình thành phát trìển
Viện Nghiên cứu Cơ khí trực thuộc Bộ Cơng Thương là cơ quan nghiên cứu triển khai của Nhà nước về KHCN thuộc lĩnh vực cơ khí và có trên 55 năm hoạt• • •
động trong lĩnh vực cơ khí và tự động hố.
Viện Nghiên cứu Cơ khí ban đầu được thành lập theo quyết định số: 76/TTg ngày 06 tháng 7 năm 1962 của Thủ Tướng Chính phủ (mang tên là Viện Thiết kế
Chế tạo Cơ khỌ.Năm 1977 đổi tên thành Viện Nghiên cứu khoa học chế tạo máy (gọi tắt là Viện Nghiên cứu máy).
Năm 1996, thực hiện chủ trương sắp xếp lại các tổ chức nghiên cứu triển khai cùa Chính phù, Viện Nghiên cứu Cơ khí được thành lập theo quyết định số:
782/TTg ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Thủ Tướng Chính phủ, là cơ quan trực thuộc Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương). Trên cơ sở Quyết định số
782/TTg, Bộ trưởng Bộ Cơng nghiệp có Quyết định số 3995/QĐ-TCCB ngày 31
tháng 12 năm 1996 quyết định thành lập Viện Nghiên cứu Cơ khí.
Ngày 31 tháng 5 năm 2007 Bộ Cơng nghiệp (nay là Bộ Cơng Thương) đã có Quyết định số 27/2007/QĐ-BCN phê duyệt Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Viện Nghiên cứu Cơ khí - tố chức KH&CN thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
hoạt động theo mơ hình Viện với các đơn vị thành viên.
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy
3.1.2.1. Chức năng nhiệm vụ
• Chức năng nhiệm vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Theo Quyết định số 3995/QĐ-TCCB ngày 31 tháng 12 năm 1996 quy định Viện Nghiên cứu Cơ khí có các chức năng và nhiệm vụ sau:
a) Nghiên cứu chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển KHCN ngành cơ khí.
b) Tơ chức triên khai thực hiện các cơng trình, dự án, đê tài nghiên cứu khoa học công nghệ và kinh tế ngành cơ khí.
c) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan bồi dưỡng về chuyên môn cho đội
ngũ cán bộ kỹ thuật công nghệ của Viện và tổ chức đào tạo sau đại học, trên đại
học cho các đối tượng có nhu cầu.
d) Tố chức các hoạt động thông tin khoa học kỹ thuật và kinh tế bao gồm:
e) Xây dựng cơ sở dữ liệu, tố chức mạng lưới thông tin và làm đầu mối hợp tác
thông tin với nước ngồi;
f) Phục vụ thơng tin dưới các hình thức: xuất bản ấn phẩm, báo cáo chuyên đề, hội
thảo khoa học, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.
g) Tham gia xây dựng quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn Nhà nước, tiêu chuẩn và các định mức kinh tế - kỹ thuật ngành, giám định các cơng trình KHCN thuộc lĩnh
vực cơ khí.
h) Phát triển các quan hệ hợp tác về nghiên cứu KHCN cơ khí với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
i) Tư vấn về quản lý, lập Luận chứng kinh tế kỹ thuật, đầu tư, thiết kế, chế tạo, chuyến giao công nghệ và các hoạt động dịch vụ công nghiệp, sản xuất thử
nghiệm các sản phẩm thuộc các đề tài nghiên cứu.
Theo Quyết định số 420/QĐ-TCCB ngày 17/3/1997 của Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp về việc điều chỉnh nhiệm vụ tại Quyết định số 3995/QĐ-TCCB ngày 31/12/1996 của Bộ Cơng nghiệp cho Viện Nghiên cứu Cơ khí như sau:
- Tư vấn các dự án đầu tư phát triển thuộc lĩnh vực cơ khí;
- Tổ chức thực hiện việc thành lập các dự án đầu tư, chuyển giao công nghệ, thiết kế, chế tạo các sản phấm mới và lắp đặt các thiết bị công nghệ thuộc lĩnh vực công nghiệp;
- Sản xuất - kinh doanh các loại phụ tùng, máy móc, thiết bị và thiết bị đồng bộ thuộc các đề tài, cơng trình nghiên cứu.
Theo Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Viện Nghiên cứu Cơ khí - tồ chức
KH&CN thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm hoạt động theo mơ hình Viện• • •
với các đơn vị thành viên đã được Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) phê
duyệt tại Quyết định số 27/2007/QĐ-BCN ngày 31/5/2007, hoạt động nghiên cứu,
triển khai KHCN và ngành nghề kinh doanh của Viện như sau:
a) Nghiên cứu và xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triền, định mức
kinh tế - kỹ thuật, qui phạm, tiêu chuấn ngành cơ khí, tự động hóa;
b) Nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao cơng nghệ cơ khí, tự động hố,
thiết kế, chế tạo, lắp đặt và cung cấp máy, thiết bị đồng bộ thuộc dây chuyền công nghệ trong ngành công nghiệp và các ngành kinh tế khác;
c) Bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, điều hành các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ KHCN của Viện; tố chức đào tạo
sau đại học, trên đại học; đào tạo công nhân kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh chuyên ngành;
d) Giám định, kiểm định, kiểm tra chất lượng về thiết kế dây chuyền công nghệ, các cơng trình khoa học và các loại thiết bị, máy và phụ tùng chuyên ngành;
e) Tổ chức các hoạt động thông tin khoa học, công nghệ và kinh tế ngành cơ khí;
f) Hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đầu tư trực tiếp, liên
doanh, liên kết, dịch vụ KHCN về lĩnh vực cơ khí với các tố chức, cá nhân trong
nước và ngoài nước;
g) Tư vấn đầu tư, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, vận hành và chuyển giao công nghệ chuyên ngành; sản xuất - kinh doanh các thiết bị, máy và phụ
tùng cơ khí.
h) Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng;
i) Kinh doanh xuất và nhập khẩu công nghệ, kỹ thuật mới, sản phẩm mới, vật tư,
thiết bị, dây chuyền cơng nghệ thuộc ngành cơ khí;
j) Xuất khẩu lao động;
k) Đầu tư tài chính vào các cơng ty thành viên và các loại hình doanh nghiệp khác; l) Các lĩnh vực hoạt động khoa học - công nghệ, sản xuất - kinh doanh, dịch vụ và
các ngành nghề khác phù hợp với điều kiện năng lực của Viện, nhu cầu thị trường và được pháp luật cho phép.
• Chức năng, nhiệm vụ theo giây chứng nhận hoạt động KHCN
Bộ Cơng nghiệp (nay là Bộ Cơng Thương) có Quyết định số 3697/QĐ-BCN ngày 05/12/2005 cấp chứng chỉ hành nghề cho Viện theo các nội dung sau:
a) Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi, tư vấn về quản lý, kinh tế, thiết kế, chế tạo và đầu tư các lĩnh vực cơng nghiệp. Xây dựng các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc ngành cơ khí; b) Giám định, thẩm định, kiểm tra chất lượng các cơng trình khoa học, quy trình
cơng nghệ, thiết kế, các dây chuyền thiết bị, máy và phụ tùng các ngành công
nghiệp;
c) Thiết kế, chế tạo, chuyển giao công nghệ, sản xuất, kinh doanh các dây chuyền
thiết bị, máy và phụ tùng máy cho 1 số lĩnh vực như cơ khí thủy cơng, luyện kim....
Theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN số A-079 ngày 02 tháng 5
năm 2008 của Bộ KH&CN cấp cho Viện Nghiên cứu Cơ khí được hoạt động
KHCN trên các lĩnh vực sau:
- Nghiên cứu chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển KH&CN ngành cơ khí: Nghiên cứu, ứng dụng và triến khai tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực chế tạo máy và thiết bị cho ngành cơ khí; nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật cho ngành cơ khí;
- Sản xuất kinh doanh các loại phụ tùng, thiết bị và thiết bị đồng bộ trên cơ
sở các kết quả nghiên cứu và phát triển;
- Dịch vụ KH&CN, xây dựng cơ sở dữ liệu, tố chức mạng lưới thông tin; xây dựng quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật và giám định các
công trình KH&CNthuộc lĩnh vực cơ khí; tư vấn, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi; đầu tư, thiết kế, chế tạo và chuyển giao công nghệ, lắp đặt các thiết bị công nghệ: đào tạo bồi dường nghiệp vụ chuyên môn, tổ chức các Hội nghị và Hội thảo khoa học trong các lĩnh vực nghiên cứu nêu trên.
• Tơng sơ người làm việc được cơ quan có thâm quyên phê duyệt
Tổng số CBVC thường xuyên làm việc tại Viện hiện là 320 người, trong đó
biên chế chính thức theo phê duyệt của Bộ Cơng Thương là 299 người, cịn lại là
theo hình thức hợp đồng dài hạn và ngắn hạn theo yêu cầu công việc của từng thời
kỳ.
3.1.2.2. Tổ chức bộ máy
a) Lãnh đạo Viện và tổ chức chung: - Viện trưởng;
- Các Phó Viện trưởng;
- Kế tốn trưởng;
- Các Hội đồng tư vấn: - Hội đồng KH&CN;
+ Hội đồng tư vấn kinh tế;
+ Hội đồng đào tạo sau đại học; - Các phòng quản lý chức năng:
+ Phòng Kinh tế - KHCN;
+ Phòng Tài chính - Kế tốn; + hịng Tổ chức - Hành chính;
- 14 Trung tâm chun mơn kỹ thuật. - Các đơn vị trực thuộc Viện:
+ Phịng Thí nghiệm trọng điếm Công nghệ hàn và Xử lý bề mặt (được đầu
tư theo Quyết định số 850/QĐ-TTg ngày 07/9/2000 cùa Thủ tướng Chính phù về
xây dựng các phịng thí nghiệm trọng điểm và Quyết định số 348/QĐ-BKHCNMT ngày 21/3/2001 của Bộ KHCN và Mơi trường).
+ Phân Viện tại phía Nam: Phân Viện Nghiên cứu Cơ khí tại Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 64/1998/QĐ/BCN của Bộ Công nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ Văn phòng đại diện của Viện tại thành phố Hồ Chí
Minh. Phân Viện là đơn vị hạch tốn phụ thuộc có tư cách pháp nhân và tài khoản riêng.
a) Cơ câu cán bộ, viên chức và người lao động khác:
Viện đã tiến hành xắp xếp lại biên chế, cho nghỉ theo Nghị định 108/2016/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, tới nay cơ cấu
cán bộ của Viện cụ thể như sau:• • •
Tổng số cán bộ, viên chức và công nhân viên thời điếm hiện tại: 299 người - Phân theo trình độ:
Trên Đại học: 98 người;
Đại học: 201 người;
Phân theo độ tuổi:
Dưới 45 tuồi: 246 người;
Từ 45 đến dưới 60 tuổi: 53 người;
- Phân theo giới tính:
Nam: 261 người; Nữ: 38 người
Cán bộ sử dụng thành thạo 1 ngoại ngữ trở lên: 70 người.
3.2. Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Viện Nghiên cứu Co’ khí
Nguồn tài chính cùa Viện Nghiên cứu Cơ khí bao gồm các nguồn sau:
- Nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Viện Nghiên cứu Cơ khí là
đơn vị sự nghiệp cơ thu, với thế mạnh về lĩnh vực cơ khí, hàng năm Viện thực hiện
nhiều các hợp đồng lớn nhỏ, tham gia vào các dự án lớn của nhà nước như: thủy
điện, nhôm boxit, nhiệt điện, điện mặt trời....Đây là nguồn thu chủ yếu để đảm bảo chi thường xuyên của Viện;
- Nguồn thu từ việc thực hiện các dự án, đề tài KHCN có nguồn gốc từ NSNN. Hoạt động KHCN là điểm mạnh của Viện. Hàng năm, Viện thực hiện nhiều
các đề tài KHCN cấp Bộ, cấp Nhà nước;
- Nguồn thu từ nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng là nhiệm vụ
KH&CN, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ quy định tại quyết định thành lập, điều
lệ hoặc quy chế tổ chức và hoạt động cùa tổ chức KH&CN công lập; - Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Hiện tại, Viện có thực hiện hoạt động đào tạo nghiên cứu sinh. Nhưng hoạt động này của Viện chưa tạo ra nguồn thu do số lượng nghiên cứu sinh còn thấp, trong khi cơ chế cho nghiên cứu sinh là cán bộ viên chức của Viện được giảm 50%
học phí.
Thực hiện cơ chế tự chủ, Viện đã mở rộng được nguồn thu. Nếu như trước năm 2005, Nghị định 115 chưa ra đời, Viện còn bị động trong việc tìm kiếm nguồn
thu mà chủ yếu vẫn là tham gia các nhiệm vụ KHCN có nguồn vốn từ NSNNthì sau khi Nhà nước cho phép tự chủ, Viện đã phát triển mạnh mẽ nguồn thu từ sản xuất kinh doanh, chủ động ký kết các họp đồng, dự án lớn với sự hỗ trợ của ngân hàng
về vốn; sử dụng quỹ phát triển hoạt động của Viện để mua sắm trrang thiết bị. Đặc
biệt thực hiện cơ chế tự chủ, Viện đã huy động vốn vay cán bộ nhân viên đế xây dựng tòa nhà Phân viện tại Thành phố Hồ Chí Minh với giá trị trên 12 tỷ hoàn thành
năm 2012.
3.2.1. Cơ chế huy động, tạo nguồn tài chính
Thực trạng việc thực hiện tự chủ trong huy động các nguồn tài chính tại Viện
Nghiên cứu Cơ khí trong giai đoạn 2016 - 2020 được thể hiện qua bảng 3.1
Bảng 3.1.Tổng họp các nguồn thu của Viện Nghiên cứu Cơ khí giai đoạn năm 2016 - 2020 Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm So sánh 2016 2017 2018 2019 2020 2017/ 2016 (%) 2018/ 2017 (%) 2019 /2018 (%) 2020/ 2019 (%) Á • • Ằ SÔ tiên Tỷ trọng (%) SÔ tiên Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ tron (%)g o Ẩ A • Ầ SƠ tiên Tỷ trọng (%) o Ấ J • Ầ So tiên Tỷ trong (%) 1
Nguồn thu từ hoạt động
sản xuất kinh doanh 31.885 63 50.091 56 46.988 70 46.022 82 47.692 79,6 157 93 97 104
2
Nguồn thu từ NSNN thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng
4.300 9 4.300 5 4.300 6 4.300 8 3.870 7 100 100 100 90
3
Nguồn thu từ NSNN để thực hiện nhiệm vụ không thường xuyên: chương trình mục tiêu quốc gia, dự án. 14.581 29 34.977 39 15.818 24 5.786 10 7.998 13 240 45 37 Ỉ38 4 Nguồn thu khác 14 363 0,4 •» r T* A A Tõng so 50.766 89.368 67.120 56.108 59.923
Nguồn: Báo cáo tài chính của Viện Nghiên cứu Cơ khí từ năm 2016-2020
Càn cứ vào bảng sô liệu trên, nhận thây ngn thu của Viện Nghiên cứu Cơ
khí có xu hướng tăng. Tăng đột biến là nàm 2017, nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 157% so với năm 2016, nguồn thu từ nguồn NSNN từ nhiệm vụ
không thường xuyên tăng 240% so với năm 2016. Phân tích cụ thể như sau:
Nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh ’.
Trên cơ sở kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ ở các mức độ khác nhau, Viện đà ứng dụng và đưa vào thực tiễn qua các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ và đã mang lại doanh thu bình quân các năm gần đây đều đạt từ 400 đến 1.200 tỷ VNĐ/năm.
Với định hướng của Viện là lấy việc phục vụ các chương trình kinh tế lớn của đất nước làm định hướng cho mọi hoạt động và có đầu tư sớm, đàu tư sâu đề
đón bắt, đáp ứng các chương trình này, nên Viện đã tham gia vào các chương trỉnh kinh tế lớn của đất nước trong các ngành công nghiệp như: Xi măng, thùy điện, nhiệt điện, công nghiệp khai thác và chế biến bơ xít, giàn khoan,... Viện xác định
đây là các lĩnh vực cần đầu tư nghiên cứu thiết kể, chế tạo thiết bị, quản lý và xây dựng dự án ... phấn đấu để trở thành không những là nhà cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế, cung cấp thiết bị mà còn trở thành tổng thầu EPCM hay EPC mạnh.
Trong công tác chế tạo và cung cấp thiết bị, Viện chủ trương liên kết với các nhà sản xuất trong và ngoài nước: Các nhà cung cấp nước ngoài cung cấp một số máy và thiết bị quan trọng cùa hệ thống hay sản phấm nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm; Viện đầu tư một số công nghệ chế tạo nhất định để chế tạo một số sản phẩm hay chi tiết quan trọng của thiết bị nhằm giảm dần tỷ lệ nhập ngoại.
Do vậy, Viện ký kết được nhiều các hợp đồng kinh tế lớn, nhỏ và đẩy mạnh nguồn thu sản xuất kinh doanh.
Bảng 3.2. Nguồn thu sản xuất kinh doanh của Viện Nghiên cứu Cơ khí giai đoạn 2016-2020 Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 So sánh (%) 2017/2016 2018/