Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu Cơ chế tự chủ tài chính tại viện nghiên cứu cơ khí (Trang 87)

Trong các năm tiếp theo, Viện vẫn duy trì và phát triển 3 lĩnh vực hoạt động

chính theo chức năng nhiệm vụ là nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hoạt

động sản xuất kinh doanh và đào tạo với chiến lược phát triến chung của Viện trong

thời gian tới như sau:

- Lấy việc phục vụ các chương trình kinh tế lớn của đất nước làm định hướng

cho mọi hoạt động và có đầu tư sớm, đầu tư sâu để đón bắt, đáp ứng các chương trình này. Trong giai đoạn 2018-2025, về công nghiệp Việt Nam phát triển mạnh

ngành: công nghiệp thủy điện, nhiệt điện, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Viện xác định đây là các lĩnh vực cần đầu tư sâu về nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị, quản lý và xây dựng dự án. Viện phấn đấu đề trở thành không những là nhà cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế, cung cấp thiết bị hàng đầu và là tổng thầu EPCM

hay EPC.

- Tiếp tục nâng cao, làm chủ kiến thức về thiết kế trong các lĩnh vực công nghệ xi măng, thủy điện, nhiệt điện, bô xít, tự động hóa..., bằng cách tự tố chức đào tạo các kiến thức chung đi đôi với hợp tác với các công ty hàng đầu trong các lĩnh vực này để học hỏi, nhận chuyển giao công nghệ, về chuyển giao công nghệ, Viện

tập trung chuyển giao trong quá trình thực hiện dự án, ví dụ, nhà thầu nước ngoài

đảm nhận phần thiết kế cơ sở, cùng với Viện thiết kế chi tiết, như vậy nếu có sự

chuẩn bị nhất định, Viện có thể làm chủ công nghệ với giá thành hợp lý.

- về chế tạo, cung cấp thiết bị, Viện chủ trương liên kết với các nhà sản xuất

trong và ngoài nước: Các nhà cung cấp nước ngoài cung cấp một số máy và thiết bị quan trọng của hệ thống hay sản phẩm nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm; Viện

đầu tư một số công nghệ chế tạo nhất định để chế tạo một số sản phẩm hay chi tiết

quan trọng của thiết bị nhằm giảm dần tỷ lệ nhập ngoại; các thiết bị không quan

trọng hay kết cấu, Viện liên kết với các đơn vị chế tạo cơ khí trong nước để thực

hiện. Tuy nhiên, phần tích hợp hệ thống, phần chạy thử và đưa vào vận hành Viện

trực tiếp thực hiện với sự giúp đờ của chuyên gia hoặc công ty nước ngoài.

- Để làm chù công nghệ thiết kế, chế tạo như đã đề cập ở trên, việc họp tác với các công ty nước ngoài là yểu tố quyết định, ngoại ngữ được xác định là chỉ tiêu

bắt buộc đối với cán bộ của Viện. Trong chiến lược, đến năm 2020 ít nhất có 50% cán bộ có khả năng giao tiếp, 70% cán bộ có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong

nghiên cứu, thiết kế. Đe thực hiện mục tiêu này, ngoài việc mở các lóp ngoại ngữ,

bắt buộc các cán bộ đã và đang làm việc tại Viện phải nâng cao trình độ ngoại ngữ, các cán bộ mới tuyển dụng bắt buộc phải sát hạch trinh độ tiếng Anh.

- Viện xác định công tác nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng. Yêu cầu của Viện là các đề tài nghiên cứu phải có mục tiêu rõ ràng, trong đó khoảng

70% đề tài công nghệ cấp nhà nước, cấp Bộ phục vụ các chương trình xi măng, thúy

điện, nhiệt điện, tự động hóa; 30% số lượng đề tài phục vụ cho các công nghệ mới, cơ bản nhằm sẵn sàng đón bắt, cập nhật những tiến bộ của KHCN trong các lĩnh vực hoạt động của Viện. Các đề tài nghiên cứu hoặc phải có ứng dụng cụ thế, hoặc phải có giá trị khoa học thể hiện bàng những bài báo quốc tế và trong nước, hoặc các giải thưởng, giải pháp hữu ích, bằng phát minh sáng chế.

- Chiến lược• phát triểnX của Viện là• Viện • thực• sự có thể• hoạt• động• <^7 như doanh nghiệp, đảm bảo thực sự gắn kết được hoạt động nghiên cứu phát triến với hoạt

động sản xuất kinh doanh, tạo cho cán bộ, các nhà nghiên cứu cùa Viện có được cơ

hội học tập, phát triển, có được thu nhập tương xứng với sức lao động đảm bảo không những không chảy máu chất xám mà còn thu hút được lực lượng cán bộ trình độ cao. Bên cạnh đó, Viện tham gia thành lập một số công ty cố phần nhằm ứng dụng và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu của Viện vào thực tế đồng thời nâng cao năng lực của Viện.

Cụ thể tập trung cho các lĩnh vực như sau:

- Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

Tập trung các hoạt động nghiên cứu, đào tạo đê có kiên thức vê các công

nghệ nền trong một số lĩnh vực: công nghệ tự động hóa, điều khiển hệ thống, dây chuyền công nghiệp; công nghệ hàn và xử lý bề mặt; công nghệ thiết kế cho thiết bị và hệ thống thiết bị phụ trọn bộ trong các nhà máy nhiệt điện, nhà máy khai thác và chế biến bô xít, các nhà máy tuyển than và khoáng sản;

Tập trung liên kết, nhận chuyền giao công nghệ với các đối tác nước ngoài trong các ngành công nghiệp nhiệt điện, khai thác chế biến bô xít, chế biến than, khoáng sản, phấn đấu trở thành nhà tổng thầu EPC, EPCM với các dự án trong các

lĩnh vực này.

- Phát triển nguồn nhân lực

Xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật đầu đàn có kiến thức rộng, tác phong làm

việc chuyên nghiệp làm nòng cốt tại các trung tâm chuyên môn. Xây dựng các bộ

phận chuyên sâu là cán bộ kỹ thuật trẻ có trình độ chuyên môn, có ngoại ngừ, có sức khoẻ tốt và nhiệt tình công tác. Thường xuyên tồ chức đào tạo, đào tạo lại cập

nhật các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, chuyên sâu để nâng cao trinh độ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Viện, về nhân lực, đến năm 2020 cán bộ công nhân viên trong Viện là 500 người trong đó bao gồm 30 giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, 150 thạc sỹ,

trên 300 người có trình độ kỹ sư, 60% cán bộ thông thạo ít nhất một ngoại ngữ.

- Xây dựng chính sách chất lượng

Mục tiêu chất lượng: Là một Viện nghiên cứu chuyên sâu, nhanh nhạy và đối mới để phục vụ khách hàng. Không ngừng thay đổi tạo ra môi trường phát triển cho cho cán bộ, khuyến khích sự làm việc sáng tạo, họp tác để đạt được kết quả cao

nhất. Hợp tác chặt chẽ với các cơ sở sản xuất và nghiên cứu. Cung cấp các công nghệ, sản phấm và dịch vụ cạnh tranh.

Biện pháp đảm bảo chất lượng: Thực sự đưa qui trình kiểm soát chất lượng

vào hoạt động. Chuẩn hóa công tác tổ chức thực hiện hợp đồng kinh tế. Chuẩn hoá

quy trình nghiên cứu thiết kế. Chuẩn hoá công tác tuyển chọn cán bộ. Chuẩn hoá các loại văn bản giấy tờ, công tác hành chính, tài chính.

- Phát triển thị truờng

Tập trung phát triên thị trường truyên thông: bao gôm cung câp phụ tùng,

thiết bị cơ khí có chất lượng cao cho các ngành xi măng, điện, giấy, hoá chất, chè, sản xuất ô tô, xe máy; Xây dựng, phát triển mặt hàng truyền thống thuộc thế mạnh, chất lượng cao của Viện như thiết bị nhà máy điện, thiết bị nâng chuyển, các hệ

thống sàng tuyển than, các thiết bị định lượng, các hệ thống tự động hoá, thiết bị chẩn đoán, giám sát. Tiếp tục phát triển các dịch vụ tư vấn, giám sát hoặc tư vấn phụ, thầu phụ cho các nhà thầu nước ngoài.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Thường xuyên cập nhật, hiện đại hoá hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất, các phần mềm, hệ thống tài liệu tiêu chuẩn phục vụ công tác thiết kế, tư vấn, quản lý dự án. mục tiêu đến năm 2020 đạt trình độ tương tương các công ty tư vấn, thiết kế của các nước phát triển. Củng cố, duy tu, bảo dường các trang thiết bị, phòng thí nghiệm, nhà máy. Phát huy hết năng lực của các trang thiết bị sẵn có cùa Viện.

- Phát triển hợp tác quốc tế

Tăng cường họp tác quốc tế để nhận chuyển giao công nghệ đặc biệt trong các công nghệ mũi nhọn như tự động hoá, chẩn đoán giám sát và cơ điện tử, các công nghệ môi trường và các công nghệ chuyên ngành khác. Làm đại diện cung cấp giải pháp, phân phối thiết bị, các sản phẩm đặc chủng cho các ngành công nghiệp.

- Tãng cường công tác đào tạo

Tăng cường công tác đào tạo sau đại học bao gồm đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ kỹ

thuật; Đào tạo ngắn hạn trong các lĩnh vực chuyên sâu của Viện: công nghệ hàn và xử lí bề mặt, tự động hoá, đào tạo phục vụ cho xuất khẩu.

- về đời sống cán bộ công nhân viên

Phấn đấu thu nhập bình quân đạt 240 triệu đồng/người /năm vào năm 2020. Đảm bảo hàng năm cán bộ, viên chức được khám sức khoe định kỳ, nghỉ mát và tố

chức các hoạt động đoàn thể như tham quan, bóng đá, cầu lông, tennis...

4.1,2. Các mục tiêu, chỉ tiêu bản vê tự chủ tài chỉnh trong Chiên lược phát triển của Viện đến năm 2025

4.1.2.1 Mục tiêu tự chủ tài chính tại Viện Nghiên cứu Cơ khí đến năm 2025

Từ thực tiễn, đổi mới hệ thống tổ chức và hoạt động của các tổ chức KHCN ở nước ta trong những năm qua cho thấy, việc tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các tổ chức KHCN là đòi

hởi tất yếu khách quan; là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ cấp thiết hiện nay, có ý nghĩa chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, nhân văn hết sức sâu sắc, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta, góp phần vào phát triến đất nước nhanh và bền vững; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chù nghĩa; thực hiện thắng lợi sự

nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Với mục tiêu chung của các đơn vị sự nghiệp công lập là: “Đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm tinh gọn, có

cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;

giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong thị trường dịch vụ sự nghiệp công; cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu có chất lượng ngày càng cao. Giảm mạnh đầu mối, khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải và trùng lắp; tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức. Giảm mạnh tỷ

trọng, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập để

cơ cấu lại ngân sách nhà nước, cải cách tiền lương và nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. Phát triển thị trường dịch vụ sự nghiệp công và thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ sự

nghiệp công”.

Mục tiêu trọng tâm của Viện Nghiên cứu Cơ khí trong công tác tự chủ tài chính đến năm 2025 đó là:

- Thực hiện tốt Nghị định 16 và Nghị định 54 về công tác tự chù tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và công tác tự chủ tài chính cho các tố chức KHCN nói riêng. Trong đó, vận dụng các quy định để nâng cao tính tự chú, tự chịu trách nhiệm của Viện Nghiên cứu Cơ khí mà vẫn bám sát theo quy định của

pháp luật; tăng thu, tạo nguôn tài chính dôi dào cho đơn vị; Phân đâu mức thu môi nãm đạt tối thiếu 120% so với mức thu của năm trước.

- Định hướng trở thành đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo toàn bộ hoạt

động chi thường xuyên và đầu tư (nhóm I theo Nghị định 54)

- Sử dụng nguồn tài chính của Viện theo đúng cơ chế tự chủ tài chính; đảm

bảo hiệu quả và tiết kiệm. Phấn đấu mỗi năm tiết kiệm ít nhất 10% các khoản chi so

với dự toán được phê duyệt.

- Qua việc tăng thu, tiết kiệm chi đề gia tăng các khoản chênh lệch thu chi đề

bố sung thu nhập, đảm bảo đời sống cho cán bộ, viên chức và người lao động; phấn

đấu mức thu nhập tăng thêm của viên chức, người lao động làm việc tại Viện từ 1,2 lần trở lên và ổn định tăng qua các thời kỳ.

Từ mục tiêu tự chủ được chú trọng thực hiện sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của Viện trong lĩnh vực KHCN và lĩnh vực kinh doanh hiện tại của

Viện; đưa Viện trở thành đội ngũ cán bộ có trinh độ chuyên môn cao, tinh nhuệ, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong thời kỳ mới.

4.1.2.2. Phương hướng hoàn thiện tự chủ tài chính tại Viện Nghiên cứu Cơ khí

Với vai trò là Viện đầu ngành trong lĩnh vực cơ khí, Viện đã không ngừng cải thiện chất lượng, tăng cường công tác đào tạo, phối hợp chặt chẽ với các Sở ban

ngành. Cũng như công tác quản lý tài chính, để thực hiện tốt nhiệm vụ Nhà nước giao, Đảng bộ, Bộ Công thương giao, Viện đã xác định hướng đi trong thời gian tới

nhằm thực hiện • • • •các mục tiêu chiến lược trên là:

- Phương hướng hoàn thiện tự chủ trong huy động các nguồn lực tài chính:

phấn đấu huy động tối đa các nguồn lực tài chính để tăng thu cho đơn vị; phát triển nguồn thu từ hoạt động tư vấn cho các chủ đầu tư khác trong các nàm tiếp theo. Mở

rộng thị trường mới bao gồm: Cung cấp hàng hóa, dịch vụ kỹ thuật cho các nhà thầu nước ngoài. Xây dựng các liên doanh, cổ phần, liên kết vói các tổng công ty lớn là khách hàng thường xuyên hoặc khách hàng tiềm năng lớn. Phát triển dịch vụ phân phối máy móc thiết bị cho các nhà cung cấp nước ngoài. Quảng bá, tìm kiếm, mở

rộng thị trường các nước trong khu vực trong lĩnh vực cung câp thiêt bị, phụ tùng

hoặc dịch vụ tư vấn.

- Phương hướng hoàn thiện tự chủ trong sử dụng các nguồn tài chính: nâng cao mức tiết kiệm chi tại đơn vị trên cơ sở xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ

hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp và khoa học. Từ đó nâng cao mức chi trả thu nhập tăng thêm cho viên chức, người lao động làm việc tại Viện.

- Phương hướng hoàn thiện tự chú trong phân phoi và sử dụng kết quả hoạt động tài chính: với mục tiêu trở thành đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo toàn bộ chi hoạt động thường xuyên, Viện sẽ được chủ động hơn trong việc trích lập các quỹ, xác định mức trích lập và sử dụng các quỹ linh hoạt hơn phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện tự chủ tài chính tại Viện Nghiên cứu Cơ khí đến năm 2021, định hưóng tói năm 2025

Đe thực • hiện• cơ chế tự • chủ tài chính tại • Viện• Nghiên cứu Cơ khí đạt hiệu• • quả-Ẫ cao, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

4.2.1. Nâng cao nhận thức về CO' chế tự chủ tài chính hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực đội ngữ cán bộ viên chức quản lý tài chính tại Viện

Tập trung tuyên truyền, tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành động của người đứng đầu đơn vị và tập thể viên chức, người lao động trong đơn vị góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức KHCN. Đẩy mạnh công

tác thông tin, tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung đối mới cơ chế

quản lý, cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập. Cụ thể:

- Rà soát, sửa đổi bố sung và đối mới qui chế quản lý Viện theo hướng quản trị doanh nghiệp, khuyến khích tạo động lực và nuôi dường nguồn thu đồng thời kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu hợp lý, hợp lệ. Tăng cường hệ thống quản lý rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng kinh tể.

Một phần của tài liệu Cơ chế tự chủ tài chính tại viện nghiên cứu cơ khí (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)