- Ông Phùng Minh Lợi – Phó giám đốc Chi nhánh: ‘’Nhiều cán bộ tín dụng làm hồ sơ còn nhiều sai sót ở phương án kinh doanh, chưa đánh giá đúng dòng
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Bắc Quảng Bình.
Ban hành các chính sách về các gói sản phẩm huy động vốn, sản phẩm cấp tín dụng với mức lãi suất cạnh tranh phù hợp với tình hình trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Đưa ra các chương trình ưu đãi, khuyến mãi, tạo điều kiện cho các Chi nhánh loại II linh động khi áp dụng lãi suất ưu đãi, và các chương trình khuyến mãi trong hoạt động kinh doanh.
Tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ trong Chi nhánh. Hàng năm Agribank Chi nhánh Bắc Quảng Bình nên cử thêm cán bộ tham gia các khóa đào tạo do Trường đào tạo cán bộ tổ chức, nhằm nâng cao nghiệp vụ, bên cạnh đó cũng là cơ hội để cho cán bộ được giao lưu học hỏi trao đổi kinh nghiệm với các cán bộ của các chi nhánh khác trong hệ thống Agribank.
Hàng năm, có kế hoạch trang bị thêm máy móc, phương tiện, công cụ dụng cụ phục vụ cho công tác hoạt động của ngân hàng.
Hỗ trợ Chi nhánh huyện Tuyên Hóa trong công tác phát triển hoạt động Marketing, đồng thời quan tâm đến công tác đãi ngộ, kịp thời khen thưởng cán bộ có thành tích tốt trong Chi nhánh.
Tăng cường chất lượng công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, tư vấn cho Agribank Chi nhánh Tuyên Hóa kịp thời sửa chữa những sai sót trong quá trình hoạt động kinh doanh đặc biệt trong lĩnh vực cấp tín dụng.
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Bình.
Phối hợp với các đơn vị liên quan trên địa bàn thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cập nhật để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường phân tích, kiểm soát rủi ro tín dụng. Thông qua các khóa đào tạo này, các cán bộ Ngân hàng có điều kiện gặp gỡ, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong việc cung cấp tín dụng một cách có hiệu quả cũng như chia sẻ các thông tin tín dụng. Ngoài ra, các buổi hội thảo định kỳ mà NHNN tỉnh
Quảng Bình là đầu mối với sự tham gia của các NHTM sẽ giúp cho các Ngân hàng mạnh dạn trình bày quan điểm, ý kiến về những bất cập của các quy định liên quan cần phải được sửa chữa, cũng là nơi để các lãnh đạo NHNN giải thích, hướng dẫn việc thực thi các quy định, chính sách mới cho các Ngân hàng, tránh tình trạng các Ngân hàng lúng túng dẫn đến việc thực thi sai các quy định của chính phủ cũng như của NHNN.
Tăng cường hiệu quả thanh tra, kiểm soát hoạt động tín dụng tại các NHTM nhằm hạn chế phòng ngừa rủi ro tín dụng. Cụ thể như:
+ Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra Ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN, ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động Ngân hàng của ủy ban Basel, tuân thủ những nguyên tắc thận trọng trong công tác thanh tra;
+ Chống sự cạnh tranh kém lành mạnh: với sự mở rộng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các NHTM, NHNN đã giải phóng tính sáng tạo và chủ động của các Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng vay vốn giữa các Ngân hàng như cho vay để hoàn trả các khoản vay của các Ngân hàng khác, hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao. Do đó, NHNN cần có sự kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các NHTM, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở vận dụng những lý luận chung về tín dụng và chất lượng tín dụng và đánh giá thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình, chương 3 đã đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh. Đồng thời, đề xuất một số kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước tỉnh Quảng Bình, đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bắc Quảng Bình cũng với mục đích không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng. Đó là những biện pháp có tính khả thi, nó sẽ phát huy tác dụng nếu có sự nỗ lực của Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa cũng như sự phối kết hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành liên quan trong quá trình thực hiện. Hy vọng trong tương lai, chi nhánh sẽ vẫn duy trì và phát triên hơn nữa những thành quả đã đạt được, đồng thời tích cực áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm khắc phục những tồn tại để không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng của mình, góp phần cung cấp vốn một cách hiệu quả nhất cho kinh tế huyện Tuyên Hóa nói riêng và cả nước nói chung.
KẾT LUẬN
Có thể nói, tín dụng đóng một vai trò vô cùng quan trọng, là một phần trong hệ thống kinh doanh tiền tệ của mỗi ngân hàng. Và vấn đề chất lượng tín dụng chưa và không bao giờ là vấn đề cũ đối với các NHTM nói chung và đối với Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa nói riêng. Nó luôn luôn đòi hỏi phải được nâng cao trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng.
Nâng cao chất lượng tín dụng là quá trình lâu dài, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi hệ thống cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật, hệ thống tài chính, tín dụng phải được hoàn hiện, thống nhất và đồng bộ, đồng thời là sự nỗ lực phấn đấu của từng ngân hàng thương mại. Việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế xã hội và có vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới ngành ngân hàng.
Trong quá trình nghiên cứu, với mục đích nghiên cứu là: “Chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình”, khóa luận đã tập trung và hoàn thành một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Hệ thống hóa và bổ sung những vấn đề lý luận cơ bản về ngân hàng thương mại, về tín dụng, chất lượng tín dụng, ảnh hưởng của chất lượng tín dụng tới sự phát triển kinh tế cũng như sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, từ đó khẳng định tính tất yếu khách quan của việc nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng.
Thứ hai: Phân tích thực trạng tín dụng và chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa. Từ đó rút ra những mặt làm được cũng như những vấn đề còn tồn tại trong chất lượng tín dụng của chi nhánh. Đồng thời, xác định được những nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của chi nhánh Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa.
thương mại vận dụng vào điều kiện thực tiễn của Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa, khóa luận đưa ra một số giải pháp chủ yếu và đề xuất kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa.
Nội dung của khóa luận chỉ là những giải pháp, đề xuất, đóng góp nhỏ trong tổng thể các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng. Tuy vậy, đây là những biện pháp có tính khả thi, nó sẽ phát huy tác dụng nếu có sự nỗ lực của bản thân Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa cũng như sự phối kết hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành liên quan trong quá thình thực hiện. Hy vọng trong tương lai, chi nhánh sẽ vẫn duy trì và phát triển hơn nữa những thành quả đã đạt được, đồng thời tích cực áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm khắc phục những tồn tại để không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng của mình, góp phần cung cấp vốn một cách hiệu quả nhất cho kinh tế huyện Tuyên Hóa nói riêng và cả nước nói chung.
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng là một đề tài có phạm vi rộng và tương đối nhạy cảm. Do kiến thức bản thân còn hạn hẹp và sự hạn chế của tài liệu thực tế nên khóa luận khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các anh chị cán bộ của Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa về bài khóa luận của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn Giảng viên hướng dẫn, PGS.TS Đoàn Hồng Lê, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình viết bài cùng Ban giám đốc và các anh chị công tác tại Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành bài khóa luận này.
1. Nguyễn Thị Tú Oanh, luận văn Thạc sỹ (2019), Nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Gia Lai.
2. Bùi Huy Trưởng, luận văn Thạc sỹ (2018), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai.
3. Nguyễn Thị Hương Lan, luận văn Thạc Sỹ (2019), Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình.
4. Nguyễn Ngọc Chiến, luân văn Thạc sỹ (2018), Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Quốc.
5. Đào Thị Kim Anh, luận văn thạc sỹ (2018), Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Bình Thuận.
6. Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình (2018-2020), Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018-2020), Báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
8. Phòng Thống kê huyện Tuyên Hóa (2018-2020). Báo cáo tình hình phát triển xã hội huyện Tuyên Hóa
9. PGS.TS Phan Thị Cúc, giáo trình tín dụng ngân hàng (2014).
10. Luật cạnh tranh; Luật Ngân hàng Nhà nước; Luật các tổ chức tín dụng 11. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN; Nghị định 55/2015/NĐ-CP; Nghị
đinh 116/2018/ND-CP; Nghị quyết 42/2017/QH 12. Quy trình cấp tín dụng trong hệ thống Agribank 13. Tạp chí ngân hàng; Thời báo kinh tế Việt Nam