- Thu từ hoạt động tín
2.3.1.1. Chất lượng của các khoản cấp tín dụng:
• Chất lượng tín dụng theo các tiêu chí định lượng:
Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu qua các năm 2018 – 2020
Đơn vị tính: Triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh 2018/2019 2020/2019 (±) % (±) % Nợ nhóm 2 13,459 15,662 16,549 2,203 16.37 887 5.66 Tỷ lệ nợ nhóm 2 1.87% 1.78% 1.64% - 0 -4.92 - 0 -7.86 Nợ xấu (nhóm 3 đến nhóm 5) 2,660 2,589 2,816 - 71 -2.67 227 8.77 Tỷ lệ nợ xấu 0.37% 0.29% 0.28% - 0 -20.47 - 0 -5.15 Nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) 1,780 1,595 1,203 - 185 -10.39 - 392 -24.58 Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn 0.25% 0.18% 0.12% - 0 -26.78 - 0 -34.23 Tổng dư nợ 717,864 878,570 1,007,527 160,706 22.39 128,957 14.68
(Nguồn: Tác giả nghiên cứu)
(Nguồn: Tác giả nghiên cứu)
- Chỉ tiêu tỷ lệ nợ nhóm 2: Trong giai doạn từ năm 2018 – 2020 Nợ nhóm 2 được chi nhánh kiểm soát khá tốt, trong 3 năm đều dưới 2%, tuy nhiên số tuyệt đối vẫn có xu hướng tăng.
- Chỉ tiêu tỷ kệ nợ xấu: là tỷ lệ giữa khoản nợ xấu (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5) so với tổng dư nợ tại một thời điểm nhất định. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng. Nếu chỉ tiêu này càng thấp thì chất lượng tín dụng của ngân hàng này càng cao và ngược lại. Trong giai đoạn từ năm 2018 – 2020 tỷ lệ nợ xấu của đơn vị là thấp, là con số đáng mơ ước đối với các chi nhánh cùng hệ thống trong vùng miền. Tuy nhiên con số này chưa thể khẳng định được toàn bộ chất lượng các khoản cấp tín dụng của Chi nhánh là tốt nhất. Do các khoản vay ở nợ nhóm 2, có xu hướng chuyển sang nhóm nợ xấu trong thời gian tới. Chi nhánh cần có những biện pháo kịp thời ngăn chặn, xử lý, thu hồi nợ.
- Hệ số khả năng mất vốn: Hệ số này phản ánh mỗi đồng dư nợ cho vay của ngân hàng thì có bao nhiêu đồng có khả năng không thu hồi được. Hệ số này càng cao thì cho thấy khả năng gặp rủi ro tín dụng của ngân hàng là rất lớn. Đối với Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa thì hệ số này chiếm phần lớn trong tỷ lệ nợ xấu của đơn vị. Chứng tỏ Chi nhánh có những món nợ quá hạn trên 1 năm có khả năng mất vốn là khá cao. Khó có thể thu hồi.
- Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
Bảng 2.10: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng giai đoạn 2018 – 2020
Đơn vị tính: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số dự phòng trích lập 6,783 7,544 8,616
Tổng dư nợ 714,864 878,570 1,007,527
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng 0.95% 0.86% 0.86%
(Nguồn: Tác giả nghiên cứu)
(Nguồn: Tác giả nghiên cứu)
Tỷ lệ này phản ánh trong 100 đồng dư nợ có bao nhiêu đồng dự phòng được trích lập để bảo vệ ngân hàng khỏi rủi ro tối đa. Tuy nhiên, chỉ tiêu này quá lớn sẽ làm giảm lợi nhuận cho ngân hàng, đồng nghĩa với việc đồng vốn có thể mất hoặc không sinh lời gây lãng phí đồng vốn. Đối với tỷ lệ này, Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa đã có sự trích lập phù hợp đảm bảo phòng ngừa được rủi ro, vừa đảm bảo khả năng tài chính cho Chi nhánh.
- Tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm:
Bảng 2.11: Tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản giai đoạn năm 2018-2020 Đơn vị tính: Triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh 2019/2018 2020/2019 (±) % (±) % Tổng dư nợ 717,864 878,570 1,007,527 160,706 22.39% 128,957 14.68%
Dư nợ có bảo đảm bằng tài sản 444,992 582,653 671,146 137,661 30.94% 88,493 15.19% Dư nợ không có bảo đảm bằng tài sản 272,872 295,917 336,381 23,045 8.45% 40,464 13.67% Tỷ lệ dư nợ có bảo đảm / tổng dư nợ 62% 66% 67% 4.33% 6.99% 0.29% 0.44%
(Nguồn: Tác giả nghiên cứu)
Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ dư nợ có bảo đảm qua các năm giai đoạn 2018-2020
(Nguồn: Tác giả nghiên cứu)
Tỷ lệ dư nợ có bảo đảm bằng tài sản tại Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa trên 60% và có xu hướng tăng theo thời gian, năm 2020 tỷ lệ này chiếm 67% trên tổng dư nợ cho vay. Phần dư nợ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản còn lớn là do Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa thực hiện mở rộng cho vay tín chấp như: Cho vay đời sống có thu nhập từ lương, cho vay thấu chi qua thẻ đối với người có thu nhập từ lương và được chi trả qua tài khoản mở tại Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa, cho vay không bảo đảm bằng tài sản theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 và các văn bản sửa đổi bổ sung của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Tài sảm bảo đảm là một trong những chính sách tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Nếu khoản vay có tỷ lệ tài sản bảo đảm thấp thì khi xảy ra rủi ro khoản tín dụng đó rất khó thu hồi do phát mại tài sản mà không thu đủ nợ. Điều này làm cho chất lượng tín dụng thấp hơn. Ngoài ra, nếu tỷ lệ bảo đảm cao mà tài sản thế chấp thanh khoản thấp, bán không có người mua thì cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Như vậy, tại chi nhánh đang áp dụng những chính sách cho vay không có bảo đảm tuy đúng
theo cơ chế tín dụng hiện hành và quy định của Ngân hàng nhà nước, tuy nhiên điều này cũng đang ẩn chứa những rủi ro tiềm ẩn, khi hệ thống pháp luật của chúng ta chưa có những chính sách, biện pháp hỗ trợ ngân hàng một cách quyết liệt đối với các khoản vay tín chấp theo chính sách, nghị định của Chính phủ. Đây là một thiệt thòi đối với Agribank nói chung và của Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình nói riêng khi Chi nhánh có tỷ lệ khách hàng vay thuộc địa bàn nông nghiệp nông thôn chiếm phần lớn.
• Chất lượng tín dụng theo các tiêu chí định tính:
Việc tuân thủ các quy định về hoạt động tín dụng và thực hiện đúng các quy trình tín dụng: Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa luôn tuân thủ đúng thời gian thẩm định và thiết lập hồ sơ cho vay, vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách hàng vừa đảm bảo đúng quy trình tín dụng. Chi nhánh đã phân địa bàn phụ trách đến từng cán bộ, phần quyền rõ đến các phòng ban phù hợp với chức năng nhiệm vụ để có thể tiếp cận khách hàng nhanh nhất, giải quyết hồ sơ khoa học nhất có thể.
Chất lượng về nguồn nhân lực: Là Chi nhánh trực thuộc Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình, nên việc tuyển dụng và phẩn bổ vị trí phụ thuộc và quyết định của Agribank cấp trên, tuy nhiên qua quá trình tiếp nhận, đào tạo, phân công nghiệm vụ phù hợp, Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa đã có nguồn nhân lực có trình độ, đào tạo đúng chuyên ngành. 100% cán bộ có trình độ Đại học và trên Đại học.
Sự tín nhiệm và hài lòng của khách hàng đối với Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình:
Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình được thành lập đầu tiên trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, có lịch sử hoạt động lâu năm, và cơ sở vật chất trang thiết bị tốt nên có lượng khách hàng vay đông, thị phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trên địa bàn, chứng tỏ là một ngân hàng có uy tín lớn. Khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng với thủ tục đơn giản, cung cấp vốn nhanh chóng, kịp thời, an toàn, kỳ hạn và phương thức thanh
toán phù hợp với chu kỳ kinh doanh của khách hàng. Đây là ưu thế lớn của Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình khi làm vừa lòng khách hàng, vừa giữ được những khách hàng cũ, thân thiết lại vừa có lợi thế khi có khách hàng mới đang lựa chọn ngân hàng để vay vốn.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình.
2.3.2.1. Những hạn chế về chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình:
Nợ quá hạn, nợ nhóm 2 tại Chi nhánh dưới 2% qua các năm từ 2018 – 2020, tỷ lệ này là tỷ lệ khá thấp, tuy nhiên Chi nhánh cần có những biện pháp hạn chế nợ nhóm 2 này, do nguy cơ nhảy nhóm cao hơn nếu Chi nhánh không có những biện pháp kịp thời để xử lý, giảm nhóm nhóm 2 xuống mức thấp nhất.
Tỷ lệ nợ cơ cấu, nợ tiềm ẩn nợ xấu: tỷ lệ nợ xấu qua các năm giảm về tỷ lệ, tuy nhiên năm 2020 nợ xấu tăng hơn so với năm 2019 là 227 triệu. Mặc dù nợ tỷ lệ nợ xấu đang ở mức thấp, nhưng Chi nhánh còn có những món nợ cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ (Chủ yếu là cơ cấu theo Nghị định 55/2015/NĐ- CP và theo thông tư 01/2020/TT-NHNN về cơ cấu thời hạn trả nợ đối với khách hàng chịu ảnh hưởng của Covid-19), đây cũng là những món nợ tiềm ẩn khó thu hồi. Chi nhánh cần có biện pháp cụ thể để thu hồi sớm.
Bảng 2.12: Tỷ lệ nợ cơ cấu trên tổng dư nợ giai đoạn năm 2018-2020
Đơn vị tính: Triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh 2019/2018 2020/2019 (±) % (±) % Tổng dư nợ cho vay 717,864 878,570 1,007,527 160,706 22.39 128,957 14.68 Nợ cơ cấu 1,950 4,080 13,961 2,130 109.23 9,881 242.18 Tỷ lệ nợ cơ cấu 0.27% 0.46% 1.39% 0 70.96 0.92 198.38
Biểu đồ 2.11: Tỷ lệ nợ cơ cấu trên tổng dư nợ rong giai đoạn 2018-2020
(Tác giả nghiên cứu)
Qua biểu đồ trên cho thấy nợ cơ cấu của Chi nhánh có xu hướng ngày một tăng mạnh, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2020 với tỷ lệ tăng 242.18% so với năm 2019, nợ cơ cấu chiếm tỷ lệ 1.39% trên tổng dư nợ.
Nợ không có khả năng thu hồi: Hiện tại Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình vẫn còn có những món nợ không có khả năng thu hồi, đây là những khoản nợ quá hạn do khách hàng là doanh nghiệp phá sản, giải thể, khách hàng chết, mất tích, mất năng lực dân sự và người thừa kế không có khả năng trả nợ, các khoản nợ xóa theo chủ trương của Chính phủ. 2.3.2.2. Nguyên nhân:
Để tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế trong nâng cao chất lượng tín dụng ngoài việc phân tích đánh giá dựa trên cơ sở số liệu và các báo cáo hoạt động kinh doanh của chi nhánh, tác giả còn sử dụng phương pháp thảo luận chuyện ia để tìm ra những nguyên nhân mà tác giải cho rằng nó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình.
a. Nguyên nhân bên trong:
Trình độ chuyên môn của một số cán bộ chưa đúng chuyên ngành, chưa tương xứng với chuyên môn nên trong quá trình công tác không tránh khỏi một số sai sót.
Số cán bộ còn trẻ, mới công tác chưa đến 3 năm khá nhiều, kinh nghiệm xử lý công việc, tiếp thị khách hàng và kinh nghiệm thực tế còn ít. Bênh cạnh đó, yêu cầu của chi nhánh đối với một cán bộ tín dụng là vừa tiếp cận, chăm sóc khách hàng, vừa thu thập thông tin, thẩm định cho vay, đánh giá rủi ro, quản lý nợ, thu nợ, vừa huy động vốn đòi hỏi trình độ chuyên môn tốt, có kinh nghiệm ứng xử, giao tiếp và làm việc.
Công tác kiểm tra kiểm tra sau cho vay tại chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế, chưa được chú trọng, một phần do thiếu nhân sự, một do cán bộ tín dụng vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm tra sử dụng vốn, Cán bộ kiểm soát chú trọng việc kiểm soát trước khi cho vay nhưng chưa có sự chỉ đạo kịp thời về kiểm tra kiểm soát sau khi cho vay, dẫn đến rủi ro giảm chất lượng tín dụng của Chi nhánh.
Ngân hàng chưa đưa ra được những chính sách tín dụng nhằm kiểm soát sau khi cho vay dẫn đến chưa phát huy hiệu quả tối đa trong đầu tư vốn, cụ thể được thể hiện ở chỗ nợ quá hạn, nợ cơ cấu còn cao.
Hộp 1
(Tác giả phỏng vấn ông Trần Mạnh Hùng – Giám đốc Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa, là người trực tiếp quản lý và tổ chức cán bộ tại Chi nhánh, vào ngày 20/4/2021 về chuyên môn được đào tạo và kinh nghiệm số năm công tác của cán bộ tín dụng)
Hỏi: Xin ông hãy cho biết trình độ chuyên môn, thâm niên công tác của cán bộ làm công tác tín dụng tại Chi nhánh?
Trả lời: Đa số cán bộ làm công tác tín dụng có trình độ đại học một số không đúng chuyên ngành tài chính ngân hàng mà được đào tạo từ các chuyên ngành khác trong ngành kinh tế. Thời gian làm công tác tín dụng chưa lâu, cán bộ làm lâu nhất là 8 – 10 năm, số còn lại là từ 1- 3 năm. Kinh nghiệm xử lý công việc của các cán bộ trẻ còn hạn chế. Điển hình một số cán bộ trẻ như anh Dương Trung Hiếu được đà tạo từ ngành tài chính ngân hàng, làm công tác tín dụng chưa được 1 năm, anh Lê Trung Đức được đào tạo đại học chuyên ngành quản trị kinh doanh làm công tác tín dụng 2 năm.
Do hạn chế về năng lực nhân sự nên việc đánh giá khả năng tài chính, phân tích báo cáo tài chính của các khách hàng Doanh nghiệp còn chưa sát với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, đánh giá phương án chưa chính xác, làm phát sinh nợ xấu.
Ngân hàng lạm dụng tài sản thế chấp để cho vay, dựa vào giá trị tài sản thế chấp để cấp tín dụng, nên nhiều khi thẩm định năng lực tài chính, tình hình kinh doanh của khách hàng còn sơ sài. Chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng dẫn đến chưa đánh giá đúng năng lực trả nợ của khách hàng từ phương án một cách khách quan, dẫn đến một số khách hàng có tài sản thế chấp giá trị nhưng nguồn trả nợ lại kém, không có khả năng trả nợ kịp thời, đúng hạn, nên xảy ra nợ xấu và nợ cơ cấu tăng cao.
Hiện tại Chi nhánh, chất lượng phục vụ và chăm sóc khách hàng tuy có cải thiện nhưng chưa được đánh giá là tốt, do vẫn còn một số khách hàng phản ảnh, cán bộ trả lời khách hàng chưa thỏa đáng, thuyết phục. Hồ sơ vay vốn nhiều khi còn rườm rà, chồng chéo dẫn đến chậm giải quyết nhu cầu cho khách hàng.
Hộp 2
Ngày 24/4/2021 tại Phòng kế hoạch kinh doanh, tác giả phỏng vấn Phó giám đốc chi nhánh phụ trách tín dụng – là người phê duyệt hầu hết các khoản tín dụng tại Chi nhánh và Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh – là người thẩm định khoản vay, kiểm soát bộ hồ sơ vay vốn tại hội sở Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình. Đây hai khâu phản ảnh thực trạng khách hàng quan trọng nhất tại chi nhánh về công tác tín dụng.
Hỏi: Trong quá trình kiểm soát, phê duyệt hồ sơ vay vốn thì các anh thấy cán bộ thường hay sai sót và thiếu gì nhiều nhất?
Trả lời: