Thiết lập mục tiêu hiệu quả làm việc cho nhân viên

Một phần của tài liệu Hoạch định nguồn nhân lực PHÂN TÍCH và THIẾT kế CÔNG VIỆC (Trang 107 - 108)

Đặt mục tiêu hiệu quả làm việc là một biện pháp quan trọng giúp cho nhà quản lý phát huy tốt nhất năng lực của nhân viên. Các mục tiêu này là cơ sở để đánh giá hiệu quả làm việc của mỗi cá nhân đồng thời chúng cũng tạo ra những cái “đích” để nhân viên phấn đấu. Do đó, mục tiêu hiệu quả làm việc của mỗi nhân viên cần được đặt ra vào đầu mỗi kỳ đánh giá hoặc ở thời điểm ngay khi nhân viên bắt đầu làm việc.

Để đặt mục tiêu hiệu quả làm việc cho một nhân viên của mình trong một giai đoạn, chúng ta cần có những thông tin như:

- Phạm vi công việc của nhân viên

- Các mục tiêu của doanh nghiệphoặc của nhóm trong giai đoạn đó - Hiệu quả làm việc hiện tại hoặc trong quá khứ của nhân viên - Điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên

- Cơ hội thăng tiến của nhân viên

Chương 6: Đánh giá hiệu quả làm việc

-108-

Nhà quản lý cần để nhân viên cùng tham gia vào quá trình đặt mục tiêu hiệu quả làm việc cho bản thân họ. Điều này giúp nhân viên hiểu cơ sở của việc đặt mục tiêu và nhận thức được những đóng góp của họ đối với hiệu quả làm việc của cả nhóm. Nhân viên sẽ có nhiều khả năng đạt mục tiêu hơn nếu họ đồng ý với các mục tiêu đó.

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý theo mục tiêu (MBO). Hệ thống quản lý mục tiêu đòi hỏi nhà quản lý phải thiết lập các chỉ tiêu có thể đo lường cụ thể cho từng nhân viên và phải định kỳ giám sát quá trình thực hiện của nhân viên theo các chỉ tiêu này. Căn cứ vào mục tiêu của doanh nghiệp, nhà quản lý sẽ thiết lập mục tiêu của nhóm mình. Những mục tiêu này sẽ được bàn bạc với tất cả các thành viên trong nhóm. Từ đó, các thành viên sẽ được yêu cầu thiết lập mục tiêu cá nhân của chính mình để định rõ từng người phải đóng góp như thế nào để đạt được mục tiêu của nhóm.

Mục tiêu hiệu quả làm việc cho nhân viên ngoài mục tiêu công việc còn có các mục tiêu phát triển hoặc hoàn thiện. Các mục tiêu này đưa ra dựa trên cơ sở những điểm cần hoàn thiện để nâng cao hiệu quả làm việc rút ra từ kết quả đánh giá của kỳ trước hoặc tiềm năng phát triển của nhân viên. Các chuẩn mực về hiệu quả công việc được mô tả một cách định lượng dựa trên các tiêu chí như ngày giờ công, năng suất lao động, số lượng sản phẩm sai hỏng…Các chuẩn mực rõ ràng không chỉ giúp nhà quản lý dễ dàng đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên mà còn giúp nhân viên kiểm soát được những tiến bộ của mình, và vì thế họ sẽ có động lực làm việc tốt hơn. Cùng như với bất kỳ mục tiêu nào khác, các mục tiêu công việc phải đáp ứng các yêu cầu trong nguyên tắc SMART.

Mục tiêu thường không tránh khỏi những yếu tố chủ quan. Vì vậy trong quá , trình thực hiện chúng ta cần xem xét lại các mục tiêu để biết chúng có phù hợp với tình hình thực tế không và tiến hành những điều chỉnh cần thiết.

Một phần của tài liệu Hoạch định nguồn nhân lực PHÂN TÍCH và THIẾT kế CÔNG VIỆC (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)