Những khoảng trống và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Khai thác các công trình hạ tầng trong Chương trình xây dựng nông thôn mới vào phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng (Trang 36 - 38)

Từ mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, từ tổng quan những kết quả

đã đạt được của của các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài

nước về xây dựng NTM, về khai thác các công trình hạ tầng của xây dựng NTM, có thể rút ra các khoảng trống và những vấn đề tiếp tục nghiên cứu sau:

1.3.2.1. Về cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

Cần là rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về khai thác đầy đủ, hợp lý và hiệu quả các công trình hạ tầng trong xây dựng NTM vào phát triển KTXH. Cụ thể:

- Luận giải rõ khái niệm công trình hạ tầng, khai thác các công trình hạ tầng trong xây dựng NTM vào phát triển KTXH.

- Luận giải tương quan giữa quy hoạch, xây dựng các công trình hạ tầng của xây dựng NTM, với quản lý và khai thác có hiệu quả vào phát triển KTXH.

- Phân tích những nội dung, nhân tố ảnh hưởng của khai thác sử dụng các công trình hạ tầng của xây dựng NTM vào phát triển KTXH.

- Phân tích các mô hình, các tiêu chí đánh giá khai thác các công trình hạ tầng của xây dựng NTM vào phát triển KTXH.

1.3.2.2. Về những vấn đề của thực tiễn

- Trên cơ sở phân tích số liệu thực tế về thực trạng xây dựng NTM, về kinh tế nông thôn và khai thác sử dụng các công trình hạ tầng của xây dựng NTM vùng ĐBSH giai đoạn 2011- 2016 để xác định rõ: (1) Mối quan hệ giữa xây dựng các công trình hạ tầng với mục tiêu đạt tiêu chí NTM, với khai thác các công trình vào phát triển KTXH ở các địa phương hay không? (2) Trạng thái của khai thác các công trình hạ tầng của xây dựng NTM trên phạm vi cả nước, trước hết là vùng ĐBSH ở mức độ nào? Có tương xứng với số tiền khổng lồ để xây dựng? (3) Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, cùng những vấn đề đặt ra cần giải quyết.

- Đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu để khai thác sử dụng các công trình hạ tầng của xây dựng NTM vùng ĐBSH vào phát triển KTXH trên quy mô từng công trình, nhóm công trình giai đoạn 2018-2025, định hướng đến 2030 đầy đủ, hiệu quả một cách đồng bộ, khoa học và có tính khả thi.

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG CỦA XÂY DỰNG NTM VÀO PHÁT TRIỂN

KTXH

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Khai thác các công trình hạ tầng trong Chương trình xây dựng nông thôn mới vào phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)