Đặc điểm, yêu cầu và nội dung của khai thác sử dụng các công trình hạ tầng KTXH

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Khai thác các công trình hạ tầng trong Chương trình xây dựng nông thôn mới vào phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng (Trang 42 - 153)

tầng KTXH của Chương trình xây dựng NTM

2.1.2.1. Chương trình phát triển NTM

NTM là thuật ngữ dùng để so sánh với nông thôn cũ, nó biểu thị sự thay đổi của nông thôn ở một giai đoạn nào đó so với trước đó. Về lý thuyết, sự biến đổi của mỗi quốc gia, mỗi vùng nông thôn của từng quốc gia theo hướng biến đổi KTXH lạc hậu,

thành tiên tiến, hiện đại hơn là xu hướng mang tính quy luật. Tuy nhiên, chỉ khi nông thôn có sự biến đổi nhanh về KTXH, tạo ra sự thay đổi vượt bậc trong khoảng thời gian nhất định, nông thôn khi đó sẽ đạt ở trình độ NTM.

Phát triển KTXH nông thôn, xây dựng NTM đã và được quan tâm ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Việc tập trung xây dựng NTM bắt nguồn từ đặc điểm của nông thôn, trong đó do nông thôn là địa bàn rộng lớn, hoạt động nông nghiệp là chủ yếu nên cần lượng vốn lớn để đầu tư, nhưng hiệu quả đầu tư thấp. Trong giai đoạn đầu của sự phát triển, các quốc gia thường tập trung đầu tư ở những ngành, lĩnh vực mang lại hiệu quả cao, nên nông thôn chưa thực sự được chú trọng.

Vì vậy, sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa nông thôn và thành thị là vấn đề mang tính quy luật của các quốc gia trên thế giới. Tập trung trở lại cho sự phát triển nông thôn, xây dựng ở các quốc gia khi bước vào giai đoạn công nghiệp hóa cũng là vấn đề mang tính phổ biến. Tập trung phát triển theo các yêu cầu và đặc trưng đó thường được xây dựng thành các chương trình và được gọi là Chương trình xây dựng NTM.

Trong các Chương trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn thường được tập trung nguồn lực để phát triển KTXH, trong đó có phát triển hạ tầng nông thôn. Trong giai đoạn xây dựng NTM, hệ thống hạ tầng được tập trung phát triển. Vì vậy, chúng tạo nên sức sản xuất, kinh doanh mới ở nông thôn cần được tập trung khai thác.

2.1.2.2. Đặc điểm của các công trình và khai thác sử dụng các công trình hạ

tầng của Chương trình xây dựng NTM cho phát triển KTXH nông thôn

Các công trình hạ tầng nông thôn gắn liền với hệ thống KTXH. Cơ sở hạ tầng nông thôn là nhân tố thúc đẩy phát triển KTXH, vừa phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội của nông thôn. Các công trình hạ tầng nông thôn có các đặc điểm về công trình và khai thác cơ bản sau:

- Các công trình hạ tầng nông thôn có tính hệ thống, đồng bộ: Các công trình

hạ tầng nông thôn lập thành một hệ thống, có cấu trúc phức tạp phân bố trên toàn lãnh thổ, phân thành các cấp độ khác nhau, chức năng hoạt động khác nhau.

Theo cấp độ, các công trình của hạ tầng nông thôn nằm trong hệ thống các công trình hạ tầng quốc gia, được phân theo cấp quản lý và khai thác sử dụng từ trung ương đến địa phương, theo quy mô của công trình. Ví dụ: Các công trình của hệ thống giao thông được phân cấp từ đường quốc lộ, đến đường tỉnh, huyện, lên xã, liên thôn, xóm và đường nội đồng, đường lên đồi. Hệ thống thủy nông từ kênh mương cấp 1 kênh

mương cấp quốc gia), cấp 2 (kênh mương, cấp liên vùng), cấp 3 (kênh mương từng địa phương) và kênh mương nội đồng. Hệ thống các công trình giáo dục phổ thông từ công trình cho trung học phổ thông do tỉnh quản lý đến các công trình của trung học cơ sở và tiểu học bố trí ở các xã và do huyện quản lý...

Theo các chức năng, các công trình hạ tầng nông thôn gồm các công trình có chức năng khác nhau, nhưng hoạt động hỗ trợ cho nhau. Ví dụ: Trong các công trình hạ tầng giao thông nông thôn có các công trình đường bộ, đường thủy...; trong công trình giao thông đường bộ có các tuyến đường, có cầu, phà, có bến xe, bến đỗ xe tĩnh... Trong các công trình thủy nông có hệ thống kênh mương, hệ thống các trạm tưới tiêu, có các đập, cống; trong công trình của giáo dục có các trường học, phòng học, phóng chức năng, phòng làm việc, các khu thể thao...

Trong hệ thống hạ tầng nông thôn có các công trình hạ tầng nông thôn với những bộ phận có mức độ và phạm vi ảnh hưởng cao thấp khác nhau tới sự phát triển KTXH của toàn bộ nông thôn, của vùng và của làng, xã. Tuy vậy, các bộ phận này có mối liên hệ gắn kết với nhau trong quá trình khai thác. Tính chất đồng bộ, hợp lý trong việc phối, kết hợp các yếu tố hạ tầng nông thôn không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, mà còn có ý nghĩa về xã hội và nhân văn. Các công trình hạ tầng nông thôn thường là các công trình xây dựng lớn, chiếm chỗ trong không gian. Tính hợp lý của các công trình này đem lại sự thay đổi lớn trong cảnh quan và có tác động tích cực đến các sinh hoạt của dân cư trong địa bàn.

Trong xây dựng NTM, các đặc điểm trên của các công trình thể hiện đậm nét hơn, vì được tập trung nguồn lực để xây dựng trong khoảng thời gian ngắn. Tính hệ thống và đồng bộ của các công trình hạ tầng có điều kiện thể hiện cao.

Với đặc điểm và những biểu hiện trên, việc quy hoạch tổng thể phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, việc phối hợp kết hợp giữa các bộ phận trong một hệ thống đồng bộ, sẽ giảm tối đa chi phí và tăng tối đa công dụng của các cơ sở hạ tầng nông thôn cả trong xây dựng cũng như trong quá trình khai thác.

- Các công trình hạ tầng nông thôn có tính định hướng: Đặc điểm này xuất phát

từ nhiều khía cạnh khác nhau của hệ thống các công trình hạ tầng nông thôn: Đầu tư cao, thời gian sử dụng lâu dài, sử dụng cho các hoạt động kinh tế, xã hội phát triển trong tương lai… Đặc điểm này đòi hỏi trong phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phải chú trọng những vấn đề chủ yếu sau:

+ Các công trình hạ tầng nông thôn của vùng hay của làng, xã cần được hình thành và phát triển trước một bước và phù hợp với yêu cầu của các hoạt động KTXH nói riêng, phát triển KTXH trên địa bàn nông thôn nói chung.

Vì vậy, cần dựa trên các quy hoạch phát triển KTXH để quyết định việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Đến lượt mình, sự phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn về quy mô, chất lượng lại thể hiện định hướng phát triển kinh tế, xã hội và tạo tiền đề vật chất cho tiến trình phát triển KTXH.

+ Thực hiện tốt chiến lược ưu tiên trong phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn của toàn bộ nông thôn, toàn vùng, từng địa phương trong mỗi giai đoạn phát triển sẽ vừa quán triệt tốt đặc điểm về tính tiên phong định hướng, vừa giảm nhẹ nhu cầu huy động vốn đầu tư do chỉ tập trung vào những công trình ưu tiên.

Để kết hợp hài hòa các vấn đề trên, trên địa bàn nông thôn, việc quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực KTXH cần được kết hợp với phát triển hạ tầng nông thôn thông qua quy hoạch tổng thể phát triển KTXH. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển KTXH, việc quy hoạch sâu các ngành KTXH và quy hoạch chi tiết các công trình hạ tầng nông thôn sẽ được tiến hành

- Các công trình hạ tầng nông thôn mang tính địa phương, tính vùng và khu vực

đậm nét: Việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn phụ thuộc vào nhiều

yếu tố như địa lý, địa hình, trình độ phát triển … Do địa bàn nông thôn rộng, dân cư phân bố không đều và điều kiện sản xuất nông nghiệp vừa đa dạng, phức tạp lại vừa khác biệt lớn giữa các địa phương, các vùng sinh thái.

Vì thế, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn mang tính vùng và địa phương rõ nét. Điều này thể hiện cả trong quá trình tạo lập, xây dựng cũng như trong tổ chức quản lý, khai thác sử dụng chúng. Yêu cầu này đặt ra trong việc xác định phân bố hệ thống giao thông nông thôn, thiết kế, đầu tư và sử dụng nguyên vật liệu, vừa đặt trong hệ thống chung của quốc gia, vừa phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng địa phương, từng vùng lãnh thổ.

- Các công trình hạ tầng nông thôn có tính xã hội và công cộng cao: Tính xã

hội và công cộng cao của các công trình hạ tầng nông thôn thể hiện trong xây dựng và trong sử dụng. Trong xây dựng, nguồn vốn đầu tư lớn, vì vậy xã hội hóa, đa dạng hóa các nguồn vốn là phương thức được sử dụng có tính phổ biến ở mọi quốc gia. Vì vậy, mỗi loại công trình khác nhau có những nguồn vốn khác nhau từ tất cả các thành phần, các chủ thể trong nền kinh tế quốc dân.

Trong sử dụng, hầu hết các công trình đều được sử dụng nhằm phục vụ chung cho hoạt động sản xuất, kinh doanh cho đời sống của tất cả người dân và tất cả các cơ sở kinh tế, dịch vụ. Để việc xây dựng, quản lý, sử dụng các hệ thống đường nông thôn có kết quả cần lưu ý:

+ Xây dựng được hình thức quản lý và khai thác phù hợp, trong đó chú ý đến các hình thức tổ chức và quản lý khai thác mang tính cộng đồng.

+ Đảm bảo hài hoà giữa nghĩa vụ trong xây dựng và quyền lợi trong sử dụng đối với các tuyến đường cụ thể. Nguyên tắc cơ bản là gắn quyền lợi và nghĩa vụ.

+ Thực hiện tốt việc phân cấp trong xây dựng và quản lý sử dụng công trình cho từng cấp chính quyền, từng đối tượng cụ thể để khuyến khích việc phát triển và sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng.

2.1.2.3. Nội dung của khai thác sử dụng các công trình hạ tầng của Chương

trình xây dựng NTM cho phát triển KTXH nông thôn

Với nghĩa là tổng thể các biện pháp kinh tế, tổ chức và kỹ thuật để đưa các công trình vào hoạt động một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH nói chung, địa bàn nông thôn nói riêng, nội dung khai thác sử dụng các công trình hạ tầng nông thôn bao gồm các nội dung cụ thể sau:

- Xác định và la chn các mô hình khai thác các công trình h tng nông thôn: Để công trình hạ tầng nông thôn đi vào hoạt động, vấn đề xác định và lựa chọn các mô hình khai thác các công trình hạ tầng nông thôn là vấn đề có vai trò hết sức quan trọng.

Trên phương diện chung, mô hình khai thác các công trình hạ tầng nông thôn là phạm trù biểu hiện những cách thức tổ chức khai thác các công trình hạ tầng khác nhau ở nông thôn. Sự khác nhau của các mô hình khai thác các công trình hạ tầng nông thôn chủ yếu do tính chất của đầu tư các công trình và đặc điểm của khai thác các công trình hạ tầng nông thôn quyết định.

Với tính chất của đầu tư: Các công trình hạ tầng nông thôn do các chủ đầu tư khác nhau có các mô hình tổ chức khai thác khác nhau. Ví dụ: Công trình giao thông, cấp thoát nước... ở nông thôn trong điều kiện đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư, trong đó có đầu tư của dân cư, mô hình khai thác thường dựa vào cộng đồng, nhưng nguồn vốn do tư nhân đầu tư thường được tổ chức dưới dạng các DN đầu tư và khai thác như các DN BOT với hạ tầng giao thông và các công ty sản xuất và kinh doanh đối với nước sạch nông thôn.

Với đặc điểm của khai thác công trình: Các công trình hạ tầng nông thôn với

những đặc điểm khác nhau có những mô hình khai thác khác nhau. Đối với các công trình hạ tầng nông thôn trải trên không gian rộng lớn, việc khai thác các công trình cho ích lợi chung của cộng đồng, đặc biệt là khó quản lý khai thác biệt lập như các công

trình nhà văn hóa thôn (bản), các công trình giao thông, thủy lợi, nước sạch tự chảy ở miền núi... thường được tổ chức dưới dạng các mô hình dựa vào cộng đồng. Trong khi đó, các công trình trên không gian hẹp, dễ quản lý khai thác như các nhà máy (trạm) nước sạch, các cơ sở giáo dục, y tế... thường được tổ chức dưới dạng các mô hình ban quản lý, DN hay các tổ chức khai thác sử dụng như trường học, trạm y tế... Đặc biệt, với các công trình mang tính hệ thống theo cấp độ công trình và theo chủ quản đầu tư như các công trình điện, thủy nông, giao thông, mạng viễn thông... việc khai thác có tính liên kết cao, các mô hình khai thác có tính linh hoạt, nhưng tính liên kết trong tổ chức khai thác cũng thể hiện rất rõ. Chúng cũng tạo nên sự khác biệt trong xác định mô hình tổ chức khai thác.

Sau khi lựa chọn các mô hình tổ chức khai thác các công trình hạ tầng nông thôn, việc bố trí cán bộ sẽ được tiến hành. Tiếp đó việc bàn giao các công trình cho các chủ thể quản lý khai thác sử dụng sẽ được diễn ra. Việc tổ chức bàn giao các công trình này thường kết hợp với nghiệm thu quyết toán công trình theo kiểu tay 3. Tức là, sau khi kết thúc giai đoạn xây dựng công trình việc nghiệm thu công trình được tiến hành. Việc nghiệm thu được thực hiện giữa Ban quản lý dự án với các đơn vị nhận thầu hoặc được giao xây dựng. Sau đó là nghiệm thu giữa các cơ quan quản lý nhà nước với Ban quản lý dự án. Sau khi nghiệm thu xong việc bàn giao cho đơn vị khai thác sử dụng cũng được tiến hành ngay, thậm chí một số công trình việc bàn giao hoặc giám sát công trình vận hành thử đã có sự tham gia của đơn vị sau này sẽ quản lý công trình.

Có sự khác nhau về bàn giao và tiếp nhận bàn giao đối với các công trình của hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn sau khi đã hoàn thành giai đoạn xây dựng cơ bản và đi vào khai thác.

Đối với các công trình có chủ trực tiếp khai thác: Việc bàn giao tiến hành giữa

Ban chỉ đạo Chương trình cấp huyện hoặc uỷ ban nhân dân huyện cho xã, xã bàn giao cho các đơn vị trực tiếp khai thác. Ví dụ: Trạm y tế xã, bản bàn giao cho Trạm trưởng trạm y tế xã; trường học bàn giao cho Hiệu trưởng, chợ bàn giao cho Ban quản lý chợ,... Tuy nhiên trong trường hợp xã hội hóa đầu tư, với các công trình do tư nhân trực tiếp đầu tư (công trình nước sạch nông thôn, chợ tư nhân....) việc bàn giao sẽ không diễn ra, vì chủ đầu tư trực tiếp đầu tư và trực tiếp quản lý khai thác.

Đối với các công trình sử dụng chung, chưa có tổ chức nào nhận khai thác trực

tiếp, ví dụ: đường giao thông, cầu qua sông suối, xã nhận bàn giao trực tiếp từ Ban Chương trình huyện hoặc Uỷ ban nhân dân huyện bàn giao cho xã, xã nhận và quản lý hoặc khai thác sử dụng. Nhiều nơi chức năng khai thác sử dụng các công trình này chưa xây dựng cụ thể. Vì vậy, việc quản lý của chính quyền xã chưa có hiệu quả.

- Xây dng các quy chế khai thác các công trình: Để khai thác các công trình hạ tầng nông thôn, việc xây dựng các quy chế khai thác có vai trò hết sức quan trọng. Đối với các mô hình khai thác do các tổ chức chuyên quản như trường học, trạm y tế, các DN quản lý khai thác... việc xây dựng quy chế đã được thực thi, vì mô hình đã được lựa chọn và tổ chức hoạt động. Đối với các mô hình xây dựng mới, nhất là các mô hình cộng đồng tham gia việc xây dựng quy chế khai thác các công trình là việc làm mới cần thiết.

Việc xây dựng quy chế khai thác các công trình được thực hiện bởi các tổ chức khác nhau, thường do chủ đầu tư các công trình đó ban hành. Trên phương diện chung,

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Khai thác các công trình hạ tầng trong Chương trình xây dựng nông thôn mới vào phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng (Trang 42 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)