Các giải pháp đầu tư và hoàn thiện các công trình hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Khai thác các công trình hạ tầng trong Chương trình xây dựng nông thôn mới vào phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng (Trang 153 - 158)

cầu phát triển KTXH vùng ĐBSH trong giai đoạn phát triển mới

Về lý thuyết, khai thác đầy đủ các công trình, nhất là nâng cao hiệu quả sử dụng các công trình hạ tầng của Chương trình xây dựng NTM vào phát triển KTXH nói chung, vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng, cần có hệ thống hạ tầng đồng bộ, hoàn chỉnh và phù hợp với xu thế phát triển KTXH của Vùng trong tương lai. Trên thực tế,

Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM vẫn trong quá trình triển khai đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Đặc biệt, những công trình hạ tầng nông thôn đã xây dựng vì những lý do chủ quan, khách quan vẫn còn những bất cập ảnh hưởng đến quá trình tổ chức khai thác sử dụng. Vì vậy, nâng cao chất lượng và tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được coi là giải pháp tiền đề không chỉ cho khai thác các công trình xây dựng mới mà còn cho các công trình hạ tầng nông thôn đã xây dựng ở giai đoạn 2011 - 2018. Cụ thể:

Một là, rà soát lại các quy hoạch xây dựng NTM ở các địa phương đã hoàn thành các tiêu chí công nhận đạt chuẩn NTM, xác định rõ các công trình đạt chuẩn và phù hợp với xu hướng phát triển KTXH của địa phương trong tương lai để tập trung đi vào đẩy mạnh khai thác sử dụng. Đặc biệt, xác định rõ các công trình tuy đạt chuẩn, nhưng chưa và không đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH của địa phương trong những năm tới. Với các công trình này cần có giải pháp điều chỉnh và đánh giá lại để công nhận lại theo yêu cầu của phát triển KTXH và tổ chức khai thác sử dụng vào phát triển KTXH của Vùng.

Tính đến 2018, đã có 80,27% xã thuộc vùng ĐBSH được công nhận đạt chuẩn NTM, với hệ thống công trình hạ tầng nông thôn đạt chuẩn ở tỷ lệ cao (từ 70-90%). Trong số đó, các công trình hạ tầng ở nhiều địa phương, nhất là các công trình thủy lợi, giao thông, chợ nông thôn… tuy đạt chuẩn nhưng phần lớn mới đáp ứng nhu cầu phát triển KTXH những năm trước mắt, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu tương lai; thậm chí đã lạc hậu sau 2-3 năm được công nhận. Vì vậy, đây là giải pháp vừa mang tính cấp thiết, vừa là giải pháp mang tính tiền đề để đẩy mạnh khai thác và nâng cao hiệu quả khai thác các công trình hạ tầng nông thôn cho phát triển KTXH của các địa phương trong vùng.

Hai là, rà soát lại các quy hoạch xây dựng NTM ở các địa phương chưa hoàn thành các tiêu chí công nhận đạt chuẩn NTM. Điều chỉnh ngay các quy hoạch không phù hợp làm cơ sở cho việc triển khai xây dựng các công trình mới của hạ tầng nông thôn. Đây là cơ sở quan trọng để các công trình hạ tầng nông thôn một mặt đạt chuẩn theo các tiêu chí của NTM, mặt khác tạo những công năng của các công trình đáp ứng yêu cầu của phát triển KTXH ở các địa phương trong những năm đến 2025, định hướng đến năm 2030.

Việc rà soát xây dựng các công trình hạ tầng một mặt phải tính đến chức năng phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội tương lai, mặt khác phải tính tới sự biển đổi của các công nghệ của các công trình hạ tầng. Đặc biệt cần tính đến tính đồng bộ trong hoạt động và dịch vụ của hệ thống hạ tầng để rà soát và điều chỉnh cho phù hợp và để

việc khai thác công năng của các công trình trở nên đầy đủ và hữu hiệu hơn.

Trên thực tế, các công trình thủy nông hầu hết phục vụ cho nhu cầu phát triển KTXH những năm trước mắt với chức năng trồng lúa ở các địa phương là chủ yếu. Tương ứng với chức năng này là hệ thống kênh mương cứng, với các ưu điểm là dẫn nước nhanh, chống thất thoát và chiếm ít diện tích xây dựng so với mương đất trước đây. Tuy nhiên, sử dụng mương cứng sẽ hạn chế công năng, nhất là tính linh hoạt của hệ thống kênh mương ở những vùng sản xuất nông nghiệp có tính chuyên môn hóa thấp.

Rõ ràng, hệ thống kênh mương tưới tiêu cho trồng lúa có sự khác biệt với hệ thống kênh mương phục vụ cho hoạt động trồng rau, màu. Vì vậy, đối với vùng rau, màu tình trạng tưới nước hàng ngày đã không thể đáp ứng đối với hệ thống tưới tiêu nước cho trồng lúa, với nhu cầu tưới 5-7 ngày, thậm chí lâu hơn giữa các lần tưới. Đây là sự bất cập của hệ thống mương cứng của nhiều địa phương với các nhu cầu tưới khác nhau trong cùng một thời gian và trong cùng địa phương lãnh thổ.

Đối với công trình chợ nông thôn, các công trình hiện tại chỉ phù hợp với nhu cầu của sản xuất và đời sống. Trong khoảng 5 -10 năm tới, nhu cầu sản xuất và đời sống thay đổi, đặc biệt phương thức cung cấp và tiêu thụ các sản phẩm do người dân sản xuất ra sẽ có những biến động. Chợ nông thôn hiện nay sẽ không còn phù hợp. Vấn đề điều chỉnh các công trình hạ tầng hiện tại sẽ trở nên cấp thiết.

Ba là, tiếp tục rà soát, hoàn thiện Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới thể hiện

đầy đủ các nội dung của Chương trình, phản ánh đặc thù của các địa phương; đặc biệt tạo sự gắn kết giữa các tiêu chí về hạ tầng với các tiêu chí về phát triển KTXH theo các hệ thống hạ tầng đã xây dựng.

Trên thực tế, các tiêu chí để công nhận đạt chuẩn nông thôn mới gồm hai nhóm cơ bản là: Nhóm các tiêu chí về xây dựng các cơ sở hạ tầng KTXH đạt chuẩn và nhóm các tiêu chí về phát triển KTXH. Về thực chất, các tiêu chí về phát triển hạ tầng thường được tập trung xây dựng trước và phát huy tác dụng cho phát triển KTXH sau khi xây dựng một thời gian dài. Việc đưa ra các tiêu chí đạt chuẩn về phát triển KTXH đồng thời với xây dựng xong các công trình hạ tầng nông thôn là chưa thực sự khoa học. Đây là một trong các nguyên nhân khiến các địa phương ít chú ý khai thác các công trình sau khi được công nhận NTM, khi nó phát huy trong thời gian từ 5-10 năm, thậm chí 15 năm. Vì vậy, tiếp tục rà soát các tiêu chí công nhận đạt chuẩn NTM là vẫn cần thiết.

Từng địa phương phải xác định rõ tiêu chí bức xúc, trọng tâm để tập trung chỉ đạo, trong đó chú trọng các tiêu chí về đời sống người dân, an ninh, an toàn xã hội,

văn hóa, môi trường và sự vững mạnh của hệ thống chính trị. Thực hiện nghiêm túc, việc xem xét, công nhận xã, huyện đạt chuẩn NTM , đảm bảo thực chất khách quan, nhất là về tiêu chí môi trường để tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua. Đối với các xã, huyện đã đạt chuẩn NTM ở mức cao hơn, nâng cao chất lượng các tiêu chí để tiếp tục xây dựng NTM kiểu mẫu đi liền với đô thị văn minh.

Bốn là, cần tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền và tổ chức các

phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới từ trung ương đến cơ sở nhằm nâng cao nhận thức; đẩy mạnh công tác truyền thông; thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng NTM trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến và nhân rộng các mô hình này. Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng hệ thống hạ tầng nông thôn của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM có được những mô hình hay trong xây dựng hạ tầng NTM.

Năm là, tiếp tục đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM ở những tiêu chí và các địa phương chưa hoàn thành, đã hoàn thành nhưng có những điều chỉnh cho phù hợp, trong đó chú trọng:

(1) Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn.

(2) Huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai Chương trình. Từ năm 2017, hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định để lại ít nhất 80% cho ngân sách xã số thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã để thực hiện các nội dung xây dựng NTM.

(3) Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được ngân sách nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật.

(4) Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án, nội dung cụ thể, do hội đồng nhân dân xã thông qua. Các khoản viện trợ không hoàn lại của DN, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư.

(5) Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng. Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.

Sáu là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong xây dựng NTM; tiếp tục

phát huy vai trò phản biện, giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng dân cư đối với xây dựng NTM. Định kỳ, tổ chức điều tra về sự hài

lòng của người dân đối với tiến độ và kết quả xây dựng NTM trên địa bàn.

Bảy là, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách đẩy nhanh xây

dựng nông thôn mới ở các tiêu chí và các địa phương chưa đạt chuẩn đên công nhận NTM, trong đó tập trung vào các vấn đề sau:

(1) Rà soát, sửa đổi bổ sung, ban hành đồng bộ các chính sách về huy động nguồn lực để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình, trong đó ưu tiên cho các vùng còn nhiều khó khăn trên phạm vi cả nước và vùng ĐBSH.

(2) Tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và cộng đồng thực sự làm chủ trong xây dựng nông thôn mới theo cơ chế đầu tư đặc thù rút gọn; bảo đảm tính công khai, minh bạch và trách nhiệm trong suốt quá trình thực hiện Chương trình.

(3) Điều chỉnh cơ chế phân bổ, giám sát và theo dõi các nguồn vốn thực hiện Chương trình xây dựng NTM trong vùng theo hướng Trung ương hỗ trợ các địa phương tổng mức vốn. Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng ĐBSH trình hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phân bổ để làm căn cứ chỉ đạo, điều hành cụ thể:

- Hoàn thiện và vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên cơ sở Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Hệ thống TABMIS).

- Xây dựng cơ chế giám sát và kiểm tra việc phân bổ và sử dụng nguồn lực thực hiện Chương trình dựa trên kết quả, trong đó, phân công rõ trách nhiệm cụ thể của Bộ, ngành Trung ương, các cấp, các ngành ở địa phương để chủ trì, phối hợp thực hiện.

- Thành lập bộ phận chuyên trách thuộc cơ quan giúp việc cho Ban Chỉ đạo Chương trình ở các cấp.

(4) Điều chỉnh cơ chế hỗ trợ với các nội dung cụ thể sau:

- Hỗ trợ 100% nguồn vốn từ ngân sách để các xã rà soát điều chỉnh quy hoạch; tuyên truyền; đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho cộng đồng, người dân và cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp;...

- Hỗ trợ một phần nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước cho các xã để xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, giao thông thôn, xóm, giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi nội đồng, trường học, trạm y tế xã, trung tâm thể thao, nhà văn hóa xã, khu thể thao, nhà văn hóa thôn, bản, các công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư, cải tạo nghĩa trang, cảnh quan môi trường nông thôn, cải tạo, mở rộng, nâng cấp hệ

thống lưới điện nông thôn; hoàn thiện, xây mới hệ thống chợ, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn theo quy định,… của Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Tám là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong xây dựng nông thôn mới, trong đó chú

trọng, vận động, hợp tác với các tổ chức quốc tế (FAO, ADB…) hỗ trợ tư vấn và kỹ thuật cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Tranh thủ hỗ trợ vốn và vay vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế và các đối tác phát triển quốc tế để tăng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.

Về vấn đề này, giai đoạn 2011 - 2017 ở các tầm quốc gia, vùng ĐBSH và các địa phương trong vùng ĐBSH đã triển khai và thu được các kết quả nhất định. Tổ chức nông lương của Liên hiệp quốc (FAO) đã có những hỗ trợ cho Chương trình như: Xây dựng các bài giảng và hỗ trợ kinh phí truyền tải các kiến thức đến các cán bộ các cấp thuộc biên chế của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM,

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Khai thác các công trình hạ tầng trong Chương trình xây dựng nông thôn mới vào phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng (Trang 153 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)