Khái niệm về các công trình hạ tầng và khai thác các công trình hạ tầng ở nông thôn

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Khai thác các công trình hạ tầng trong Chương trình xây dựng nông thôn mới vào phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng (Trang 38 - 42)

nông thôn vào phát triển KTXH

2.1.1.1. Khái niệm về công trình hạ tầng ở nông thôn

Quá trình sản xuất và dịch vụ là quá trình kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất và các yếu tố vật chất khác để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của con người. Trong tư liệu sản xuất có một bộ phận tham gia vào quá trình sản xuất với tính cách là những cơ sở, phương tiện chung mà thiếu nó thì quá trình sản xuất và những dịch vụ sẽ trở nên khó khăn hoặc không thể diễn ra được. Toàn bộ những phương tiện đó được gọi là kết cấu hạ tầng. Tùy theo phạm vi của các hoạt động sản xuất và dịch vụ trên phạm vi quốc gia, theo từng vùng lãnh thổ hay từng ngành, kết cấu hạ tầng được được phân định thành hết cấu hạ tầng quốc gia, kết cấu hạ tầng thành thị, kết cấu hạ tầng nông thôn, kết cấu hạ tầng các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ…

Trên thực tế thuật ngữ kết cấu hạ tầng còn được gọi là cơ sở hạ tầng, với 2 bộ phận cấu thành cơ bản là hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Vì vậy kết cấu hạ tầng còn được mở rộng với tên gọi “hạ tầng KTXH”.

Kết cấu hạ tầng là thuật ngữ có phạm vi sử dụng rộng và có nhiều quan điểm khác nhau. Học giả Đỗ Hoài Nam và Lê Cao Đoàn (2001) cho rằng: “Hạ tầng kinh tế

xã hội của một xã hội hiện đại là một khái niệm dùng để chỉ tổng thể những phương tiện và thiết chế, tổ chức làm nền tảng cho KTXH phát triển”. Với quan điểm này, kết

cấu hạ tầng là khái niệm chỉ những phương tiện nhờ đó các quá trình công nghệ, quá trình sản xuất và các dịch vụ được thực hiện. Kết cấu hạ tầng không chỉ là phương tiện vật chất mà còn bao hàm cả các yếu tố về thiết chế và tổ chức làm nền tảng cho xã hội phát triển.

Theo Văn phòng điều phối quốc gia về xây dựng NTM (2015), “kết cấu hạ tầng nông thôn là một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông nghiệp, nông thôn

được tổ chức thành các đơn vị sản xuất và dịch vụ, các công trình sự nghiệp có khả

tính phổ biến của sản xuất đại chúng, của sinh hoạt dân cư nông thôn nhằm đạt hiệu quả KTXH cao”.

Theo đó kết cấu hạ tầng nông thôn là hệ thống cơ sở vật chất và được tổ chức thành các đơn vị sản xuất và dịch vụ. Tuy nhiên, ở nông thôn có những yếu tố của kết cấu hạ tầng khó có thể tổ chức thành các đơn vị sản xuất và dịch vụ như các công trình giao thông, hoặc chỉ là bộ phận của đơn vị sản xuất và dịch vụ. Vì vậy, quan điểm trên cũng chưa bao quát hết các dạng tồn tại và hoạt động của hạ tầng nông thôn.

Học giả Lê Du Phong (1996) khẳng định: “Kết cấu hạ tầng là tổng hợp các yếu tố và điều kiện vật chất - kỹ thuật được tạo lập và tồn tại trong mỗi quốc gia, là nền tảng và điều kiện chung cho các hoạt động KTXH, các quá trình sản xuất và đời sống diễn ra trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, cũng như trong mỗi khu vực, mỗi vùng lãnh thổ của đất nước”. Theo quan điểm này, kết cấu hạ tầng được nhấn mạnh ở

khía cạnh về các yếu tố và điều kiện vật chất làm nền tảng cho các hoạt động kinh tế xã hội.

Lê Hữu Nghĩa (2008) trong bài viết về cơ sở hạ tầng nông thôn cho rằng: “Cơ sở hạ tầng nông thôn là một bộ phận của tổng thể cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật nền kinh tế quốc dân. Đó là những hệ thống thiết bị và công trình vật chất - kỹ thuật được tạo lập phân bố, phát triển trong các vùng nông thôn và trong các hệ thống sản xuất nông nghiệp, tạo thành cơ sở, điều kiện chung cho phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực này và trong lĩnh vực nông nghiệp”.

Từ những quan điểm trên Luận án cho rằng: Kết cấu hạ tầng nông thôn là tổng thể các yếu tố và điều kiện vật chất - kỹ thuật được tạo lập và tồn tại trên địa bàn nông thôn, là nền tảng và điều kiện chung cho các hoạt động KTXH, các quá trình sản xuất và đời sống diễn ra trên phạm vi địa bàn nông thôn là chủ yếu.

Theo quan niệm trên, hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn bao gồm: Hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Trong số đó, hạ tầng kinh tế nông thôn là những yếu tố cấu thành và là các yếu tố vật chất quan trọng đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành kinh tế xã hội và đời sống dân cư nông thôn là chủ yếu. Hạ tầng kinh tế nông thôn bao gồm các công trình về giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các chất thải và các công trình khác... trên địa bàn nông thôn.

Hạ tầng xã hội nông thôn là những yếu tố cấu thành và là các yếu tố vật chất quan trọng đáp ứng yêu cầu về xã hội của đời sống dân cư. Nó bao gồm các công trình về y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt nước và các công trình khác trên địa bàn nông thôn.

Tuy nhiên, cũng có những loại hạ tầng đa năng phục vụ cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau như những hệ thống hạ tầng trong lĩnh vực cung cấp điện năng, giao thông vận tải, thông tin… Những loại hạ tầng đa năng này trong khi tồn tại và vận hành không chỉ phục vụ cho các hoạt động kinh tế mà còn phục vụ dân sinh và các hoạt động văn hoá xã hội khác. Từ đó khái niệm kết cấu hạ tầng KTXH được sử dụng để chỉ những hạ tầng đa năng phục vụ cho cả kinh tế và xã hội, hoặc trong trường hợp để chỉ những hạ tầng chuyên dùng phục vụ trong hoạt động kinh tế và trong hoạt động văn hoá, xã hội khi cùng đề cập đến cả hai loại hạ tầng cho phát triển KTXH nói chung. Ngày nay, hệ thống ngân hàng - tài chính phát triển giữ vai trò là nền tảng cho mọi hoạt động kinh tế. Với vai trò nền tảng đó, hệ thống ngân hàng tài chính được coi là một loại hạ tầng mang tính thiết chế của nền kinh tế thị trường hiện đại.

Các công trình hạ tầng nông thôn là các yếu tố vật chất cụ thể cấu thành của hạ tầng nông thôn, biểu hiện cụ thể thành các công trình xây dựng như đường sá, cầu, cống, bến, bãi của hạ tầng giao thông; kênh, mương, đập, cống... của hạ tầng thủy lợi; nhà văn hóa thôn, bản... của hạ tầng văn hóa...

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác” .

Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (2018) về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, công trình xây dựng là: “Sản phẩm

được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước, phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế”.

Như vậy, công trình hạ tầng KTXH nông thôn là những yếu tố vật chất quan trọng của hạ tầng nông thôn, được tạo ra từ các hoạt động xây dựng; được liên kết định vị với đất trên địa bàn nông thôn, phục vụ cho các hoạt động KTXH, các quá trình sản xuất và đời sống diễn ra trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, cũng như trong mỗi khu vực, mỗi vùng lãnh thổ của đất nước. Tùy theo quy mô công trình, cấp độ đầu tư, hạ tầng KTXH được phân thành hạ tầng kinh tế xã hội cấp trung ương và hạ tầng KTXH cấp địa phương.

phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng ở mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương vừa tạo môi trường phát triển KTXH, vừa là thước đo đánh giá trình độ phát triển của mỗi nước, mỗi vùng, mỗi địa phương trong từng quốc gia..., nhất là ở các vùng nông thôn.

2.1.1.2. Khái niệm về khai thác các công trình hạ tầng vào phát triển KTXH ở

nông thôn

Các công trình hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn được xây dựng với mục đích phục vụ các hoạt động KTXH. Vì vậy, các công trình hạ tầng KTXH nông thôn cần được quy hoạch và xây dựng không chỉ phù hợp với yêu cầu phát triển KTXH, mà còn được khai thác sử dụng một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả. Hiện tác giả luận án chưa có điều kiện tiếp cận được khái niệm chung về khai thác các công trình hạ tầng KTXH nông thôn. Tuy nhiên, về khai thác các công trình cụ thể có thể tiếp cận các khái niệm sau:

- Nguyễn Biên Cương, (2007) khi nghiên cứu về khai thác đường giao thông cho rằng, “khai thác đường là khoa học dựa vào phân tích tác động tương hỗ giữa các yếu tố trong hệ thống vận tải ô tô để tìm ra các biện pháp thích hợp nhằm hạn chế các hư hỏng, nâng cao chất lượng kỹ thuật của đường, đảm bảo an toàn thuận lợi trong giao thông, nâng cao năng suất vận tải, hạ giá thành vận chuyển, hạn chế thấp nhất tai nạn giao thông”. Đây là khái niệm chưa chỉ rõ nội hàm của hoạt động khai thác, chủ yếu đi sâu vào mối quan hệ tương hỗ giữa các yếu tố và chỉ rõ các mục tiêu của các biện pháp - yếu tố quan trọng về tổ chức - kinh tế trong khai thác các công trình đường giao thông.

- Nguyễn Thị Hồng Hải (2015), nghiên cứu về khai thác các công trình thủy lợi đã quan niệm: “Khai thác các công trình thuỷ lợi là một quá trình vận hành, sử dụng và quản lý các công trình thuỷ lợi nhằm đảm bảo cung cấp và tiêu thoát nước đúng kế

hoạch tưới tiêu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho khu vực tưới tiêu và xã hội”. Đây là quan niệm rộng, trong đó nhấn mạnh cả vận hành, sử dụng và quản lý các

công trình thủy lợi, nhưng nội hàm của vấn đề khai thác sử dụng lại chưa được làm rõ. Khai thác các công trình hạ tầng KTXH nông thôn là tổng thể các biện pháp kinh tế, tổ chức và kỹ thuật để đưa các công trình vào hoạt động một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH nói chung, địa bàn nông thôn nói riêng phù hợp với hệ thống các công trình hạ tầng đã xây dựng trong những giai đoạn phát triển KTXH nhất định.

Khai thác các công trình hạ tầng KTXH nông thôn là khâu cuối cùng trong xây dựng, quản lý và khai thác. Vì vậy, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau.

Xây dựng tuy là giai đoạn đầu, nhưng xây dựng cần phải chú ý đến quản lý và khai thác. Việc xây dựng chỉ đạt được hiệu quả khi các công trình xây dựng được khai thác sử dụng đầy đủ, hợp lý và hiệu quả ở giai đoạn sau và ngược lại. Vì vậy, khai thác sử dụng công trình hạ tầng KTXH nông thôn trước hết phụ thuộc và được xem xét ngay từ khi xây dựng.

Về lý thuyết, xây dựng, quản lý và khai thác các công trình hạ tầng nông thôn là ba phạm trù có nội hàm khác nhau, trong đó xây dựng là tổng thể các hoạt động để tạo ra các công trình hạ tầng; quản lý các công trình hạ tầng là tổng thể các hoạt động của cơ quan quản lý vĩ mô, của các chủ thể được giao sử dụng các quyền lực nhà nước theo luật định để điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến huy động nguồn lực, đầu tư xây dựng và sử dụng hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, còn khai thác các công trình là tổng thể các biện pháp đưa các công trình hạ tầng nông thôn vào hoạt động.

Trên thực tế, đối với các công trình hạ tầng nông thôn chỉ bao hàm 2 giai đoạn chính: (1) Xây dựng để tạo ra các công trình và (2) Khai thác các công trình sau khi được xây dựng, còn quản lý là hoạt động bao trùm cả 2 giai đoạn đó và được gọi là quản lý xây dựng công trình hạ tầng nông thôn và quản lý khai thác các công trình hạ tầng nông thôn đã xây dựng.

Dưới góc độ của khai thác các công trình hạ tầng nông thôn, vấn đề khai thác đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả là mục tiêu của khai thác. Hầu hết các hoạt động của hạ tầng nông thôn đều hướng đến phục vụ phát triển KTXH trong phạm vi ảnh hưởng của các công trình đó. Vì vậy, khai thác các công trình hạ tầng nông thôn cho phát triển kinh tế xã hội của vùng còn hướng tất cả các hoạt động khai thác cho mục tiêu cuối cùng là đáp ứng mọi yêu cầu phát triển KTXH mà nó tác động.

Từ sự phân tích này, khai thác công trình là nội dung gắn khai thác công trình với phát triển KTXH, phục vụ cho sự phát triển KTXH. Luận án nghiên cứu vấn đề khai thác công trình hạ tầng nông thôn theo nghĩa đầy đủ cả hai vấn đề và mục tiêu cuối cùng đó.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Khai thác các công trình hạ tầng trong Chương trình xây dựng nông thôn mới vào phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)