Các giải pháp tổ chức quản lý khai thác các công trình hạ tầng nông thôn vào phát

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Khai thác các công trình hạ tầng trong Chương trình xây dựng nông thôn mới vào phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng (Trang 158 - 166)

vào phát triển KTXH vùng ĐBSH

Đây là nhóm các giải pháp đưa các công trình hạ tầng đã xây dựng đi vào hoạt động; tập trung vào nâng cao hệ số sử dụng các công trình hạ tầng nông thôn cho phát triển kinh tế xã hội của vùng; giải quyết tốt các mối quan hệ giữa các tổ chức quản lý, vận hành các công trình hạ tầng nông thôn với các tổ chức và cá nhân thụ hưởng các lợi ích từ sự hoạt động của các công trình hạ tầng đó.

Trên thực tế, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đang triển khai xây dựng giai đoạn 2. Vì vậy đã có nhiều hạng mục công trình hạ tầng nông thôn đã được xây dựng xong, đã nghiệm thu, đánh giá đạt chuẩn theo tiêu chí xây dựng NTM. Đặc biệt đã có nhiều công trình được đưa vào hoạt động và bước đầu phát huy kết quả, hiệu quả. Tuy nhiên, những hoạt động đó mới ở giai đoạn ban đầu nên kết quả và hiệu quả hoạt động còn hạn chế. Vì vậy, đẩy mạnh khai thác các công trình hạ tầng nông thôn cho phát triển KTXH ở vùng ĐBSH nói riêng, trên phạm vi cả nước nói chung vừa là giải pháp, vừa là mục tiêu của xây dựng NTM.

Để đẩy mạnh khai thác các công trình hạ tầng nông thôn vào phát triển KTXH vùng ĐBSH, theo từng hạng mục công trình và từng nội dung của tổ chức khai thác cần tập trung vào các vấn đề sau:

4.2.2.1. Giải pháp về hoàn thiện các mô hình quản lý khai thác các công trình

Xác định các mô hình quản lý khai thác các công trình hạ tầng có vai trò quan trọng và có vị trí tiền đề. Trên thực tế, chính phủ, bộ ngành và các địa phương đã có những văn bản hướng dẫn việc lựa chọn và xây dựng các hình thức quản lý khai thác các công trình hạ tầng nông thôn khá cụ thể và đa dạng. Các địa phương đã dựa trên các hướng dân và căn cứ vào các điều kiện để lựa chọn các mô hình phù hợp. Các mô hình lựa chọn đã bước đầu phát huy hiệu quả và tạo những ưu việt so với các mô hình cũ. Tuy nhiên, sự chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường trong quản lý khai thác các công trình hạ tầng nông thôn mới chỉ là bước đầu và vẫn còn những điểm chưa phù hợp. Vì vậy, rà soát lại các văn bản về mô hình tổ chức và quản lý các công trình hạ tầng nông thôn theo nguồn vốn đầu tư, theo tính chất hoạt động của các công trình. Đặc biệt, điều chỉnh các mô hình tổ chức quản lý theo hướng gọn nhẹ, gắn quản lý khai thác với nâng cao hiệu quả sử dụng các công trình theo hướng thị trường hóa và phù hợp với các đặc điểm của nông nghiệp, nông thôn là giải pháp quan trọng và cần thiết. Cụ thể:

- Đối với các công trình thủy lợi: Mô hình tổ chức quản lý theo các công trình

thủy lợi, phục vụ cho sản xuất và đời sống theo địa bàn của các Công ty thủy lợi cấp huyện hoặc liên huyện là hợp lý. Tuy nhiên, việc phối hợp giữa các công ty thủy nông với chính quyền xã, đặc biệt là hộ nông dân - nơi và đối tượng các Công ty thủy lợi phục vụ chưa thật tốt; cần có sự điều chỉnh về mặt tổ chức.

Hạn chế lớn nhất của mô hình tổ chức quản lý và khai thác các công trình thủy lợi là sự thiếu chặt chẽ giữa công ty thủy nông cấp huyện hoặc khu vực với hộ nông dân trong quản lý kênh mương nội đồng, các thiết bị bơm tưới diện tích nhỏ (máy bơm di động,…). Vì vậy, hướng điều chỉnh mô hình được thực hiện với việc tập trung làm tăng thêm mối quan hệ giữa các công ty thủy lợi với các địa phương, nhất là các hộ nông dân sử dụng dịch vụ thủy nông của các công ty thủy lợi.

- Đối với các công trình giao thông: Sự chuyển biến trong mô hình quản lý hệ

thống giao thông nông thôn cấp tỉnh, huyện được coi như những đổi mới của ngành, nhất là sự xuất hiện của hình thức đầu tư BOT, BT cho giao thông nông thôn đã tạo nên những chuyển biến của ngành. Tuy nhiên, tình trạng đầu tư hỗn hợp giữa nhà nước và tư nhân dẫn đến xuất hiện các nhóm lợi ích đã tạo nên những bức xúc trong mô hình đầu tư BOT, BT giao thông nông thôn. Đặc biệt, hệ thống giao thông nội bộ nông thôn, nhất là giao thông trong thôn, xóm, giao thông nội động vẫn còn bị bỏ ngỏ. Cần phát huy hình thức xã hội hóa trong mô hình quản lý hệ thống giao thông thôn, xóm. Nhưng cũng cần có những tổng kết các mô hình quản lý theo thôn, xóm hiện nay để tìm ra phương thức quản lý phù hợp.

- Đối với các công trình điện: Tiếp tục triển khai mô hình quản lý các công

trình điện nông thôn theo chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và theo 1074/BCT- ĐTĐL, tăng cường chất lượng cán bộ ngành điện, nhất là cán bộ kỹ thuật, các bộ thu ngân theo hướng phục vụ tốt hơn cho các hoạt động phát triển KTXH cho từng địa bàn các cán bộ ngành điện phụ trách.

- Đối với các công trình bưu chính viễn thông: Mô hình quản lý hiện tại là khá

phù hợp so với nguồn đầu tư các công trình và công năng của các công trình tạo ra. Tuy nhiên, cần đa dạng hóa các mô hình quản lý và khai thác hạ tầng của ngành này theo xu hướng mở rộng chức năng quản lý, hoạt động do các công năng của các công trình này tạo ra.

- Đối với các công trình văn hóa thôn: Sự đa dạng hóa trong triển khai mô hình

quản lý theo Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 một mặt tạo nên những hình mẫu khác nhau trong quản lý các công trình văn hóa thôn cần được tổng kết và triển khai áp dụng một cách hiệu quả hơn. Vấn đề con người trong bộ máy, với các chất lượng khác nhau đã và đang là nguyên nhân khai thác chưa thật hiệu quả các công trình văn hóa thông của vùng ĐBSH.

- Đối với các công trình văn hóa xã: Hiện tại mô hình bộ phận văn hóa chuyên

quản lý là mô hình phù hợp theo quy mô cấp xã. Tuy nhiên, đội ngũ hoạt động chuyên chưa thật năng động, vì vậy hệ số sử dụng các công trình chưa thật cao. Các hoạt động của các công trình tập trung vào các nội dung do xã tổ chức là chủ yếu. Một số hoạt động của dân cư có đặt các công trình chưa được phát huy, các hoạt động mang tính dịch vụ cũng chưa được chú ý.

4.2.2.2. Giải pháp về hoàn thiện các quy chế quản lý khai thác các công trình hạ

tầng nông thôn

Quy chế quản lý khai thác các công trình hạ tầng nông thôn đã được các cấp bộ, ngành và các địa phương hướng dẫn xây dựng. Vì vậy, đa số các công trình hạ tầng nông thôn đã có quy chế quản lý, khai thác và đã bước đầu phát huy tác dụng. Tuy nhiên, vẫn còn một số công trình hạ tầng nông thôn của vùng ĐBSH chưa có quy chế quản lý khai thác nên công trình khai thác chưa đúng, nhất là chưa được bảo vệ đúng mức. Trong tình trạng trên, vấn đề rà soát hoàn chỉnh quy chế quản lý, khai thác các công trình hạ tầng nông thôn vào phát triển KTXH là rất cần thiết và cần được chủ trọng. Rà soát hoàn chỉnh quy chế quản lý, khai thác các công trình hạ tầng nông thôn tập trung vào các vấn đề sau:

- Xây dựng và hoàn thiện các quy chế quản lý và khai thác các công trình giao thôn thôn, xóm, đường giao thông nội đồng, các nhà văn hóa thôn, chợ nông thôn theo hướng mở rộng khai thác, nâng cao ý thức bảo vệ và gắn khai thác với duy tu,bảo dưỡng nâng cao tuổi thọ công trình.

- Đổi mới cơ chế quản lý trước tiên là đổi mới quản lý hành chính thông tư 03/2008/TTLT- BYT-BNV ngày 25/4/2008 quy định TYT, phương ,thi trấn là đơn vị kỹ thuật chuyên môn thuộc Trung tâm y tế huyện, nghĩa là TYT do TTYT huyện quản lý trực tiếp. Qui định này cần được tổng kết, đánh giá theo kết luận số 43- KL/TW Của Bộ Chính trị và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 2452/CPCP-TCCV đẻ có sự thống nhất trong cả nước về cơ chế quản lý đối với trạm y tế xã.

- Xem xét lại vấn đề phân cấp quản lý các công trình thủy nông ở các địa phương trong Vùng. Cụ thể:

Hà Nội là địa phương chưa có sự phân cấp mạnh, hiện có duy nhất một mô hình quản lý, khai thác công trình thủy lợi, thực hiện phương thức đặt hàng cung cấp dịch vụ tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh. Nhờ đó, tình trạng tranh chấp diện tích tưới, tiêu đã chấm dứt; trách nhiệm của các doanh nghiệp thủy lợi được nâng cao; kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, hỗ trợ thủy lợi nội đồng đã được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả... Tuy nhiên, hiện chất lượng cung cấp dịch vụ thủy lợi còn chậm so với yêu cầu sản xuất; nguồn nước cấp cho các vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn chưa bảo đảm chất lượng… Vì vậy, nên chăng Thành phố nên áp dụng cơ chế khuyến khích nhân dân đầu tư, phát triển hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho một số loại cây trồng chủ lực, chất lượng cao. Đặc biệt là đổi mới phương thức sản xuất, cung cấp dịch vụ thủy lợi theo hướng tổ chức đấu thầu quản lý, khai thác các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng…nâng cao kết quả và hiệu quả sử dụng các công trình. Mở rộng các mô hình ra các địa phương trong vùng ĐBSH.

- Khắc phục các tình trạng không cân đối giữa số lượng công trình thủy lợi mới tiếp nhận lớn hơn nhiều so với nhân lực hiện có của đơn vị; tình trạng xả rác, lấn chiếm kênh, mương thường xuyên xảy ra gây ách tắc dòng chảy; nhiều công trình nhận bàn giao đã xuống cấp nhưng chưa kịp thời sửa chữa, cải tạo; chất lượng điện ở một số trạm bơm không bảo đảm; một số địa phương chưa thay đổi tập quán gieo cấy khiến việc cấp nước gặp khó khăn.

4.2.2.3. Giải pháp vềđảm bảo nguồn kinh phí cho duy tu bảo dưỡng, tái đầu tư

Nguồn kinh phí cho duy tu, bão dưỡng các công trình hạ tầng nông thôn đã được cung cấp bởi ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, lượng kinh phí thấp, tập trung vào các công trình lớn và thường là chậm so với nhu cầu thực tiễn; một số công trình giao thông thôn, xóm, nội đồng… không được cấp từ nguồn ngân sách. Tình trạng trên đã dẫn đến việc duy tu bảo dưỡng không thường xuyên, các công trình hạ tầng xuống cấp nhanh. Thực trạng trên ngày càng trầm trọng khi các công trình đi vào hoạt động và đẩy mạnh khai thác. Vì vậy, duy trì nguồn quỹ cho duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng, nhất là các công trình do xã, thôn quản lý là yêu cầu cấp thiết để đảm bảo chất lượng công trình khi đi vào khai thác.

Nguồn kinh phí cho duy tu bảo dưỡng có thể từ 3 nguồn: (1) Từ ngân sách nhà nước, (2) từ xã hội hóa thông qua đóng góp bằng tiền, công sức lao động của dân cư hưởng lợi các công trình, (3) từ hạch toán đối với các công trình có nguồn thu từ các hoạt động khai thác.

- Đối với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: Cần đảm bảo mức hỗ trợ thỏa đáng

theo từng loại công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện… để các đơn vị được giao quản lý khai thác các công trình hạ tầng nông thôn làm tốt vai trò hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong các hoạt động cung ứng các dịch vụ sản xuất và đời sống. Đặc biệt là các công trình khó thu hồi như các công trình giao thông, thủy lợi (do miễn giảm hoặc không thu thủy lợi phí), cần xác định tỷ lệ hỗ trợ hợp lý, cung cấp nguồn vốn theo đúng yêu cầu duy tu, bảo dưỡng của các công trình. Các hạn chế trong duy tu hạ tầng giao thông như tình trạng của Thái Bình và một số địa phương khác trong vùng sẽ được tháo gỡ.

Với các công trình hoạt động kinh doanh, cần tạo dựng nguồn vốn mồi trong đầu tư xây dựng mới, như các công trình nước sạch nông thôn do tư nhân đầu tư, các công trình chợ nông thôn, vệ sinh môi trường… Đặc biệt, cần tạo các điều kiện pháp lý để các nhà đầu tư thu hồi vốn đầu tư, có nguồn vốn tái đầu tư, duy tu, bảo dưỡng các công trình.

- Đối với các nguồn vốn từ xã hội hóa: Cần khuyến khích và mở rộng các

nguồn vốn này trong các hoạt động duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông thôn, trong đó chú trọng tới sự đóng góp các nguồn lực là thế mạnh của các địa phương (gạch, đá, cát, sỏi…) và ngày công lao động của cư dân địa phương là những người hưởng lợi từ các công trình hạ tầng nông thôn cần duy tu, bảo dưỡng. Tăng cường vai trò của các tổ chức chính trị xã hội (đoàn thành niên, hội phụ nữ, cựu chiến

binh, hội nông dân…) trong tổ chức huy động các nguồn lực đáp ứng yêu cầu duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông thôn trên địa bàn.

- Đối với nguồn kinh phí từ hạch toán khai thác các công trình hạ tầng nông thôn: Phần lớn các công trình hạ tầng về thủy lợi, nước sạch nông thôn, các cơ sở giáo

dục, y tế… là những công trình có nguồn thu trong quá trình vận hành khai thác. Để tạo nguồn kinh phí, trước hết cần tính đúng, tính đủ các chi phí vận hành khai thác, trong đó có chi phí duy tu, bảo dưỡng, khấu hao đầu tư hạ tầng… Tổ chức tốt các hoạt động khai thác, nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác làm cơ sở cho việc thu hồi các phí dịch vụ. Đây là giải pháp quan trọng tạo nguồn kinh phí cho duy tu, bảo dưỡng các công trình.

4.2.2.4. Giải pháp về giải quyết các mối quan hệ lợi ích giữa các tổ chức quản

lý khai thác các công trình hạ tầng nông thôn

Quản lý khai thác các công trình hạ tầng nông thôn vào phát triển KTXH nông thôn nói chung, vùng ĐBSH nói riêng có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức KTXH trên địa bàn nông thôn. Vì vậy, giải quyết các mối quan hệ nói chung, quan hệ về lợi ích giữa các tổ chức KTXH có liên quan nói riêng có vai trò hết sức quan trọng. Việc giải quyết các quan hệ lợi ích cần được xử lý một cách chủ động thông qua các cơ chế, chính sách, các quan hệ tài chính hợp lý và khoa học, chứ không chỉ giải quyết các quan hệ vướng mắc phát sinh của thực tiễn.

Do các công trình hạ tầng nông thôn mới xây dựng có tính tập trung, đồng bộ của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nên các cơ chế chính sách chưa được chủ động xây dựng. Vì vậy, trong tổ chức khai thác các công trình hạ tầng nông thôn đã và đang phát sinh các vấn đề về giải quyết các mối quan hệ lợi ích giữa các tổ chức quản lý khai thác các công trình hạ tầng nông thôn như các công ty quản lý và khai thác thủy lợi, các công ty điện lực huyện,… với người dân thụ hưởng các dịch vụ của các công trình hạ tầng nông thôn. Đó là, trong các tổ chức khai thác các công trình hạ tầng đang xuất hiện mâu thuẫn giữa một mặt cần nâng cao kết quả hiệu quả công trình để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ phục vụ, tăng doanh thu, cải thiện đời sống cán bộ, công nhân trong đơn vị; mặt khác nâng cao chất lượng phục

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Khai thác các công trình hạ tầng trong Chương trình xây dựng nông thôn mới vào phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng (Trang 158 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)