Quyết định lựa chọn sản xuất theo tiêu chuẩn GAPc ủa hộ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quyết định lựa chọn sản xuất chè theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) của hộ nông dân vùng Trung du miền núi phía Bắc (Trang 38 - 40)

Trong cuộc sống hàng ngày, mọi cá nhân hay tổ chức đều thường xuyên thực hiện việc ra quyết định, từ quyết định nhỏđến quyết định lớn, quyết định trong mọi lĩnh vực từđời sống sinh hoạt cho đến công việc (sản xuất, kinh doanh…).

Theo quan điểm của Kinh tế học, nguồn lực sản xuất (nguồn lực vật chất, thời gian…) là khan hiếm, vì vậy con người phải đối mặt với sựđánh đổi, lựa chọn và quyết

Khái niệm về quyết định/lựa chọn thường được đề cập trong lĩnh vực quản trị với các quyết định quản trị. Trong khi đó, quyết định lựa chọn sản xuất của đối tượng hộ

nông dân thường ít được đề cập và cho đến nay chưa có tài liệu chính thống nào đề cập

đến khái niệm quyết định lựa chọn sản xuất của hộ nông dân một cách chính thống. Vì vậy, để làm rõ khái niệm “quyết định lựa chọn sản xuất của hộ nông dân”, luận án xem xét phân tích thuật ngữ này trên các phương diện: (i) Hộ nông dân; (ii) quyết định lựa chọn; (iii) quyết định lựa chọn sản xuất theo tiêu chuẩn GAP của hộ nông dân.

Hộ nông dân

Theo Ellis (1980), “Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế

sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao đọng của gia đình để

sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự

tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hành động với mức độ không hoàn hảo cao”. Quốc Khánh và cộng sự (2014) lại cho rằng “Hộ nông dân là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp, bao gồm một nhóm người cùng huyết tộc hoặc quan hệ huyết tộc, sống chung trong một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ nhu cầu của các thành viên trong hộ”.

Như vậy, có thể thấy“hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp nông thôn, bao gồm những người có chung huyết tộc hoặc không có chung huyết tộc, dựa trên cơ sở kinh tế chung (đất đai, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao động, thu nhập…) được góp thành vốn chung, cùng chung ngân sách, sống chung dưới một mái nhà, tiến hành các hoạt động động sản xuất nông nghiệp để

phục vụ nhu cầu và kinh doanh thu lợi nhuận. Hộ chia sẻ nguồn thu nhập chung và mọi quyết định đều dựa trên ý kiến chung của các thành viên là người lớn (chủ hộ) trong”hộ.

Quyết định lựa chọn

Nguyễn Đức Hữu (2016) cho rằng: “ra quyết định là một tiến trình bắt đầu với việc nhận diện và chuẩn đoán vấn đề, sau đó lựa chọn một giải pháp để giải quyết vấn

đề và kết thúc với việc theo dõi, kiểm soát đểđánh giá việc thực thi ra quyết định; Lựa chọn được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định có hay không thực hiện một hành vi (hoạt động) nào đó, phương tiện hay cách thức để thực hiện, nguồn lực cần thiết phải sử dụng…” Thuật ngữ “Quyết định” và “Lựa chọn” thường

được sử dụng đồng thời và khó tách bạch một cách rõ ràng hai khái niệm này. Về mặt thực tiễn, Lựa chọn phản ánh quá trình (so sánh, cân nhắc, tính toán…), còn Quyết định phản ánh kết quả của quá trình lựa chọn (chốt hạ phương án lựa chọn).

Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, để nhấn mạnh cả quá trình và kết quả của lựa chọn, luận án sử dụng khái niệm “Quyết định lựa chọn”. Quyết định lựa chọn ởđây

được hiểu là quá trình và kết quả của hành động lựa chọn (cân nhắc, tính toán) một cách có ý thức từ các vấn đề, phương án có sẵn cho các mục đích (mục tiêu) nhất định.

Quyết định lựa chọn sản xuất theo tiêu chuẩn GAP của hộ nông dân

Quyết định lựa chọn sản xuất của hộ nông dân là quyết định lựa chọn sản xuất mà đối tượng ra quyết định là hộ nông dân. Dựa trên các phân tích về hộ nông dân và quyết định lựa chọn, có thể khái quát rằng: Quyết định lựa chọn sản xuất của hộ nông dân là quá trình và kết quả của hoạt động lựa chọn một cách có ý thức của hộ nông dân về các vấn đề trong sản xuất nông nghiệp. Quyết định lựa chọn sản xuất theo tiêu chuẩn GAP của hộ là quyết định định lựa chọn có hay không áp dụng/ duy trì GAP cho sản xuất của hộ.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quyết định lựa chọn sản xuất chè theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) của hộ nông dân vùng Trung du miền núi phía Bắc (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)