Diện tích
Sản xuất nông nghiệp gắn liền với điều kiện đất đai. Đặc điểm sản xuất chè là
ưa trồng trên hệ thống đất dốc, chất đất feralit vàng nâu, đây là điều kiện đặc biệt để
vùng TDMNPB phát triển sản xuất cây chè. Tuy nhiên, diện tích sản xuất sở hữu theo hộ lại không đồng đều và nhỏ lẻ, có những hộ chỉ sở hữu 1 đến 2 sào chè, nhưng cũng có những hộ sở hữu diện tích lên tới 1,5 ha. Diện tích nhỏ lẻ dẫn đến không đủ điều kiện để áp dụng tiêu chuẩn GAP hoặc có áp dụng cũng không thay đổi đáng kểđến kết quả sản xuất kinh doanh của hộ do đó nhiều hộ lựa chọn không thay đổi phương thức sản xuất. Bảng 4.21: Quy mô diện tích của các hộ trồng chè Diện tích Đơvn ị Hộ chè GAP H ộ chè thường Nhỏ nhất ha 0,08 0,03 Lớn nhất ha 1,5 0,1 Trung bình ha 0,396 0,065 Khác biệt
(Mean Xi (GAP=1) – Mean Xi (GAP=0) ha 0,3305***
Nguồn: Khảo sát của tác giả (2018-2019)
Nhìn vào kết quả so sánh, diện tích trung bình giữa 2 đối tượng hộ áp dụng tiêu chuẩn GAP cho sản xuất và hộ không áp dụng tiêu chuẩn GAP cho sản xuất có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Diện tích trung bình của nhóm hộ chè GAP cao hơn diện tích trung bình nhóm hộ chè không lựa chọn áp dụng GAP là 0,3 ha. Kết quả này phản ánh thực tế khả năng cao áp dụng tiêu chuẩn GAP cho sản xuất tại những nhóm hộ có diện tích sản xuất chè lớn.
Yêu cầu kỹ thuật
Để nhận được chứng nhận sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn GAP, các hộ nông dân cần phải tuân thủ theo các yêu cầu của quy trình áp dụng tiêu chuẩn GAP. Các yêu cầu từ chếđộ chăm sóc, thu hái, bảo quản…
Bảng 4.22: Đánh giá yêu cầu sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP Nội dung yêu cầu chè Hộ GAP Hộ chè thường Khác biệt Mean Xi (GAP=1) – Mean Xi (GAP=0)
Chếđộ phân bón tuân theo yêu cầu sản xuất chè 4,10 4,07 0,02 Chếđộ phun thuốc trừ sâu của gia đình là hợp lý 4,11 4,16 0,05 Phương pháp thu hoạch chè của gia đình là khoa học 4,0 3,94 0,04 Bảo quản chè thu hoạch theo phương pháp khoa học 3,39 3,37 0,02 Việc ghi chép, lưu trữ hồ sơ là thuận lợi 2,89 2,75 0,14 Quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP là dễ thực hiện 3,02 2,9 0,18** Việc tuân thủ quy trình sản xuất chè là dễ dàng 3,2 3,05 0,17** Thời gian chờ cấp phép là hợp lý 3,4 3,04 0,40** Chi phí cấp giấy chứng nhận GAP là phù hợp 3,4 3,1 0,27**
Nguồn: Khảo sát của tác giả (2018-2019)
Kết quả khảo sát cho thấy, điểm đánh giá cao thuộc về nhóm yêu cầu chếđộ bón phân, phun thuốc trừ sâu, thu hoạch, điểm đánh giá thấp thuộc về yêu cầu ghi chép hồ
sơ, điểm trung bình thuộc về yêu cầu liên quan đến đăng ký giấy chứng nhận. Qua khảo sát thực tế, các hộ cho biết việc thực hiện các yêu cầu như bón phân, phun thuốc trừ sâu
đúng liều lượng và thời gian không gây khó khăn cho hộ, hộ chỉ mất một thời gian đầu làm quen để tuân thủ quy trình. Yêu cầu gây khó khăn nhất đối với hộ là việc ghi chép, lưu trữ hồ sơ, đây là tiêu chí bắt buộc thực hiện đạt 100% đối với các cơ sở sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP. Đây là một tiêu chí khó đối với các hộ sản xuất chè với nhiều biểu mẫu phức tạp, đồng thời thói quen sản xuất theo phương thức sản xuất cũ (không ghi chép) là một rào cản lớn đối với quyết định áp dụng tiêu chuẩn GAP. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp cấp độ hộ là sản xuất kết hợp đa dạng các hoạt động sản xuất khác vì mục đích sinh tồn và mục đích lợi nhuận. Các hoạt động có tính chất đan xen, liên tục, sau khi kết thúc một công việc, công việc khác sẽđược nối tiếp theo vì vậy hộ thường không dừng lại để ghi chép ngay nhật kí sản xuất chè… Công việc ghi chép chỉ được thực hiện vào buổi tối, sau khi kết thúc một ngày làm việc của hộ, do đó việc quên ghi chép nhật kí hoặc ghi chép không đúng ngày là thường xuyên xảy ra. “Bà con nông dân, đi làm thì nhiều, chứ có cái phần ghi chép nhật kí thì không thực hiện đầy đủđược. Một số bà con duy trì được, một số bà con có khi không liên tục ghi được. Có khi là bảo tối ghi vào, nhưng lại quên, sáng mai thì phun thuốc cũng chẳng nhớ ngày, phun thuốc gì cũng chẳng ghi rõ, bón bao nhiêu cân phân vào bãi này và có khi cũng không rõ cả phân gì” [Phạm Ngọc Long, chủ tịch hội nông dân xã Tân Cương, Thái Nguyên].
Ngoài ra, các thông số, hóa chất ghi trên bao bì thường rất nhỏ, lại là tên các hoạt chất, hóa chất bằng tiếng anh, gây khó khăn cho hộ khi ghi chép lại. “Ghi chép rất phức tạp, chú phun loại thuốc gì thuốc gì, yêu cầu đều phải ghi vào trong sổ nhật kí nông hộ, có những loại thuốc sâu có những hoạt chất rất chi là khó ghi, nó bé ti ti ấy chú phải đeo kính mới nhìn được ra nhưng vẫn phải ghi, rồi từ chăm bón nó thế nào thế nào, phun thuốc ra làm sao, trong bao nhiêu ngày được hái phải giảm sát chặt chẽ lắm, nói chung là nó rất bầy hầy, quy trình VietGAP rất khó làm nên chú không theo được. [Hộ
dừng GAP, nam, 54 tuổi, Thái Nguyên]. Thêm vào đó, việc thiếu các đại lý chuyên cung cấp vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu nằm trong danh mục được phép theo yêu cầu của tiêu chuẩn GAP cũng gây khó khăn cho hộ khi chọn lựa sản phẩm để chăm bón cho chè. “Người dân bây giờ, loại phân nào cứ loạn lên, ra đại lý thì đại lý nào nói cũng hay” [Hộ dừng GAP, nam 47 tuổi, Yên Bái]
Kết quả tính toán cũng cho thấy, có sự khác biệt về mức độđánh giá giữa 2 nhóm hộ với các tiêu chí về quy trình sản xuất, thời gian và chi phí đăng ký giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn GAP. Kết quảđánh giá dao động ở ngưỡng 3,04 đến 3,4 điểm. Nhìn chung, quy trình sản xuất phức tạp, thời gian của giấy chứng nhận ngắn, chi phí
đăng ký lại giấy chứng nhận cao là những nguyên nhân khiến hộ không áp dụng hoặc không tiếp tục duy trì áp dụng GAP cho sản xuất chè. “Nhiều khi nhà nông nó khó ở chỗ có nuôi con chó con gà, nhưng khi họ đến kiểm tra mà nhìn thấy có con gà nó đi vào vườn chè thế là họ xử lý, họ bảo không đạt này nọ, nói chung là rất khó mà giấy chứng nhận lại chỉ được có 2 năm thôi chứ không được trọn đời” [Hộ dừng GAP, nam, 54 tuổi, Thái Nguyên].
“Ôi, chi phí đăng ký lại nghe đâu mất nhiều tiền lắm, nên nhà tôi không làm lại” [Hộ
dừng GAP, nữ, 48 tuổi, Yên Bái].