Nhân tố thuộc về thị trường

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quyết định lựa chọn sản xuất chè theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) của hộ nông dân vùng Trung du miền núi phía Bắc (Trang 100 - 102)

Yêu cầu của thị trường

Yêu cầu của khách hàng rất quan trọng với quyết định có áp dụng tiêu chuẩn GAP cho sản xuất sản phẩm chè hay không. Qua quá trình khảo sát, phỏng vấn hộ, nhiều hộ chưa áp dụng GAP đã trả lời: chưa từng nhận được câu hỏi của khách hàng về chè sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, chè của nhà vẫn bán như bình thường, hái đến

đâu bán hết đến đấy nên không có ý định tìm hiểu hay áp dụng tiêu chuẩn nào cho sản xuất. Một số hộ có khách hàng hỏi và yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn GAP đã chủ động tìm hiểu thông tin, thủ tục quy trình xin đăng ký giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GAP đểđáp ứng nhu cầu của khách hàng. “Nhà chị vừa mới đăng ký trên xã, bây giờ khách hàng họ yêu cầu thì nhà chị phải làm thôi, không làm dần dần sau này khó bán được” [Hộđang áp dụng GAP, nữ, 43, Thái Nguyên]. Nhiều hộ đã áp dụng tiêu chuẩn GAP cho sản xuất nhưng khách không hỏi đến sản phẩm áp dụng tiêu chuẩn GAP của hộ, khách chỉ quan tâm đến chất lượng của sản phẩm qua lời khẳng định của hộ là chè sạch, an toàn… Tình trạng khách không biết đến tiêu chuẩn GAP, không quan tâm đến tiêu chuẩn GAP cho sản xuất chè là đại đa số. “ Theo GAP thế nhưng có bán được giá cao hơn đâu, cũng chẳng ai hỏi mua, chẳng ai để ý. Họ cứ quen thì mua, mà bây giờ mình nói là chè sạch, cũng chẳng ai họ tin nên chẳng làm theo như thế làm gì cho mệt” [ Hộ dừng GAP, nữ, 44 tuổi, Yên Bái].

Kết quảđiều tra từ quy mô mẫu điều tra của nghiên cứu này, cho thấy trên 81% khách hàng không quan tâm, không yêu cầu hộ sản xuất phải áp dụng tiêu chuẩn GAP cho sản xuất, và chỉ có khoảng 18% số lượng hộ có nhận được yêu cầu từ khách hàng. Kết quả đánh giá yêu cầu thị trường của các hộ thể hiện trong bảng 4.19 cho thấy

đánh giá về yêu cầu thị trường sản phẩm chè GAP của 2 nhóm hộ là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, mặc dù kết mức độ đánh giá các nội dung yêu cầu thị trường của 2 nhóm đều ở mức thấp.

Bảng 4.19: Yêu cầu thị trường về sản phẩm chè GAP của hộ

Nội dung Hộ Chè GAP Hộ chè thường Khác biệt Mean Xi (GAP=1) – Mean Xi (GAP=0)

Khách hàng yêu cầu tuân thủ quy trình sản xuất 3,1 2,6 0,55*** Khách hàng yêu cầu GCN GAP khi mua hàng 2,8 2,45 0,38*** Khách hàng yêu cầu hồ sơ nhật ký sản xuất khi mua 2,9 2,45 0,45***

Nguồn: Khảo sát của tác giả (2018-2019) Doanh thu

Doanh thu là một trong các mục tiêu mà các cơ sở sản xuất nói chung hướng tới, cũng là yếu tố các hộ xem xét khi đưa ra quyết định lựa chọn áp dụng công nghệ sản xuất mới. Doanh thu của chè GAP tăng so với chè thường, thì khả năng lựa chọn áp dụng tiêu chuẩn GAP cũng cao đồng thời cũng là động lực cho quyết định lựa chọn duy trì tiêu chuẩn GAP cho sản xuất chè sau khi giấy chứng nhận tiêu chuẩn GAP đã hết hạn.

Bảng 4.20: Doanh thu chè khô của các hộ

Chỉ tiêu ĐVT Chè GAP Chè Thường Khác biệt Mean Xi (GAP=1) – Mean Xi (GAP=0)

Doanh thu bình quân Triệu đồng/sào/lứa 4,665 3,700 0,965***

Nguồn: Khảo sát của tác giả (2018-2019)

Kết quả tính toán từ dữ liệu khảo sát thực nghiệm cho thấy, có sự khác biệt trong giá trị trung bình của doanh thu chè khô bình quân giữa hai nhóm chè GAP và chè thường. Trong đó doanh thu chè khô bình quân của chè GAP cao hơn so với doanh thu bình quân của chè thường là 965 nghìn đồng/sào/lứa. Kết quả này cho thấy áp dụng tiêu chuẩn GAP có đem lại giá trị về mặt kinh tế cho hộ sản xuất chè. Đây là cơ sởđể khẳng

định tiêu chuẩn GAP không chỉđem lại lợi ích về mặt sức khỏe, môi trường cho hộ nông dân mà còn đem về doanh thu cao hơn cho hộ. “Mất thời gian hơn, nhưng giá bán được cao hơn, doanh thu tốt hơn” [Hộ đang áp dụng GAP, nữ, 40 tuổi, nữ, Yên Bái]; “Có

thương hiệu thì bán được hàng nhiều. Nhiều khách lúc đầu kêu giá đắt, không mua nữa, nhưng chỉ được tầm đôi tháng họ lại quay lại mua vì chất lượng tốt mà lại đảm bảo” [Hộđang áp dụng GAP, nữ, 46 tuổi, Thái Nguyên].

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quyết định lựa chọn sản xuất chè theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) của hộ nông dân vùng Trung du miền núi phía Bắc (Trang 100 - 102)