Tuổi của chủ hộ
Tuổi là một biến có ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn sản xuất của hộ là kết quả được rút ra từ nhiều nghiên cứu đi trước. Tuổi của chủ hộ có liên quan đến sức khỏe, khả năng tiếp thu áp dụng công nghệ của hộ.
Bảng 4.11: Thống kê tuổi chủ hộ
Tuổi Đơn vị Hộ chè GAP Hộ chè thường
<41 % 16,56 25,93 41-50 % 42,53 44,44 >50 % 40,91 29,63 Giá trị trung bình Tuổi 48,52 46,32 Khác biệt ( Xi (GAP=1) – Xi (GAP=0) 2,2** Nguồn: Khảo sát của tác giả (2018-2019)
Hộ sản xuất chè có độ tuổi đa dạng, chủ hộ có số tuổi trẻ nhất là 26 tuổi, nhiều tuổi nhất là 69 tuổi. Độ tuổi tập trung số hộ nhiều nhất đó là từ 41 đến 50 tuổi, dưới 41 tuổi chiếm tỷ lệ nhỏ nhất, điều này phản ánh thực tế hiện nay số lượng các gia đình trẻ
tham gia vào sản xuất chè ngày càng giảm đi, sản xuất chè chưa thu hút, hấp dẫn được các lao động trẻ, các hộ còn duy trì sản xuất chè chủ yếu là các hộ có lao động trung và lớn tuổi. Kết quả kiểm định ttest, so sánh tuổi trung bình cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm chè GAP và chè chưa GAP là 2,2 tuổi, mức ý nghĩa 95%. Trong đó mức tuổi trung bình của nhóm hộ chè GAP cao hơn nhóm hộ chè không GAP. Cụ thể, trong cơ cấu các hộđiều tra, tỷ lệ số hộ có lao động trên 50 tuổi thuộc nhóm hộ
áp chè GAP (40,91%) cao hơn hẳn nhóm hộ không lựa chọn GAP (29,63%). Điều này có thể giải thích là do những lao động lớn tuổi có sự quan tâm đến vấn đề sức khỏe, môi trường, các chủ trương phát triển sản xuất trong nông nghiệp của Đảng, nhà nước.
Trình độ học vấn của chủ hộ
Trình độ giáo dục làm cho con người dễ tin tưởng, tiếp thu và lựa chọn áp dụng tiêu chuẩn GAP cho sản xuất nông nghiệp (Trương và cộng sự, 2002; Kassioumis và cộng sự, 2004; Liu và cộng sự, 2011). Khảo sát 443 hộ sản xuất chè vùng TDMNPB, kết quảđược thể hiện trong Bảng 4.12.
Bảng 4.12: Thống kê trình độ học vấn của chủ hộ sản xuất chè
Trình độ học vấn Đơvịn quy mô Tổng HGAP ộ chè thHộườ chè ng
Dưới THPT % 65,68 60,39 77,78
Từ THPT trở lên % 34,32 39,61 22,22
Khác biệt trình độ học vấn
(Prop Xi (GAP=1) – Prop Xi (GAP=0) 17,39***
Nguồn: Khảo sát của tác giả (2018-2019)
Lao động sản xuất chè của vùng nhìn chung có trình độ thấp, chủ yếu học hết cấp trung học cơ sở, chiếm 65,7% tổng số hộ điều tra. Số chủ hộ có trình độ trung học phổ
thông trở lên là 34,3%, trong đó chỉ có 2,03% là tỷ lệ số hộ có trình độ trung cấp, cao
đẳng. Kết quả kiểm định prtest tỷ phần trình độ giữa hai nhóm, có thể thấy trình độ từ
THPT của hộ áp dụng tiêu chuẩn GAP và không áp dụng tiêu chuẩn GAP có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (17,39 %***). Tỷ lệ trình độ giáo dục từ THPT trở lên của nhóm hộ
áp dụng tiêu chuẩn GAP cao hơn nhóm hộ còn lại, điều này cho thấy trình độ giáo dục cao hơn thì xu hướng áp dụng tiêu chuẩn GAP cũng cao hơn.
Giới tính
Cơ cấu về giới của các chủ hộ trong khuôn khổ điều tra của nghiên cứu không chênh lệch nhiều, số hộ có chủ hộ nam giới là 237 hộ chiếm 46,5%, 53,5% còn lại là nữ
giới. Hộ sản xuất áp dụng tiêu chuẩn GAP có tỷ lệ chủ hộ nam giới cao hơn tỷ lệ chủ hộ
là nữ giới (62,3% và 37,7%), điều ngược lại xảy ra đối với số hộ không áp dụng tiêu chuẩn GAP (tỷ lệ nữ giới 66,7%, tỷ lệ nam giới 33,3%). Kết quả kiểm định prtest cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ phần giới tính nam chủ hộ giữa hai nhóm
điều tra là 29,01%.
Bảng 4.13: Thống kê giới tính chủ hộ sản xuất chè
Giới tính Đơn vị Hộ chè GAP Hộ chè thường
Nữ % 37,66 66,67
Nam % 62,34 33,33
Khác biệt giới tính
(Prop Xi (GAP=1) – Prop Xi (GAP=0) 29,01***
Nguồn: Khảo sát của tác giả (2018-2019) Tham gia các tổ chức chính trị- xã hội
Nghiên cứu của Joseph (2013), Saengbha và cộng sự (2015) đã chỉ ra rằng, việc chủ hộ tham gia vào các tổ chức chính trị có ảnh hưởng đến quyết định sản xuất của nông dân.
Bảng 4.14: Thống kê chủ hộ tham gia các tổ chức chính trị - xã hội
Tham gia các tổ chức CT Đơn vị Hộ chè GAP Hộ chè thường
Tham gia % 79,22 65,19
Không tham gia % 20,78 34,81
Khác biệt tham gia TCCTXH
( Prop Xi (GAP=1) – Prop Xi (GAP=0) 14,03**
Nguồn: Khảo sát của tác giả (2018-2019)
Kết quả kiểm định từ dữ liệu 443 hộđiều tra cho thấy có sự khác biệt vềđặc điểm chủ hộ là thành viên của các tổ chức chính trị xã hội giữa nhóm hộ tham gia GAP và nhóm hộ chưa tham gia GAP, 14,03% mức ý nghĩa thống kê 95%. Trong đó với nhóm hộ chè GAP có đến 79,22% chủ hộ là thành viên của các TCCTXH, trong khi đó tại nhóm hộ chè chưa GAP thì tỷ lệ này chiếm 65,19%. Điều này có thếđược lý giải bởi việc tham gia các tổ chức chính trị - xã hội làm cho chủ hộ có ý thức, trách nhiệm hơn với các chương trình do chính quyền triển khai tổ chức, chính vì vậy mà tỷ lệ áp dụng
tiêu chuẩn GAP ở những hộ này thường cao. “Chú là trưởng thôn ởđây, chú làm để vận động bà con làm theo để làm sao để mọi người đều biết làm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. Muốn làm được thì mình phải làm thì nhân rộng ra dần dần” [Hộ đang áp dụng GAP, nam, 58 tuổi, Thái Nguyên]
Số năm kinh nghiệm
Trong sản xuất nông nghiệp, kinh nghiệm sản xuất đóng vai trò quan trọng đối với quyết định lựa chọn sản xuất của hộ. Chouichom và Yamao (2010), Saengabha và cộng sự (2015) đã chỉ ra nông dân có nhiều kinh nghiệm sẽ hiểu biết tốt hơn về sản xuất và có thể tính toán được lợi ích mà các tiêu chuẩn công nghệ mới sẽđem lại cho họ.
Bảng 4.15: Thống kê số năm kinh nghiệm sản xuất chè của chủ hộ
Số năm KN Đơn vị Hộ chè GAP Hộ chè thường
<20 % 31,49 29,63
20-30 % 51,62 48,89
>30 % 16,88 21,48
Trung bình Số năm 23,13 24,4
Khác biệt số năm kinh nghiệm trung bình
( Xi (GAP=1) – Xi (GAP=0) 1,27 (sig: 0,1431)
Nguồn: Khảo sát của tác giả (2018-2019)
Số năm kinh nghiệm sản xuất chè của các hộ trong nhóm điều tra dao động từ 3 năm đến 48 năm, chiếm tỷ lệ cao nhất trong quy mô điều tra là nhóm chủ hộ có số năm kinh nghiệm từ 20 đến 30 năm. Như vậy, đa số các hộ trồng chè là các hộ có nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất chè. Kết quả kiểm định khác biệt giữa 2 nhóm cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về số năm kinh nghiệm trung bình giữa hai nhóm.
Khoảng cách từ nhà đến trung tâm huyện
Bảng 4.16: Khoảng cách từ hộđến trung tâm huyện
KC đến TT Đơn vị Hộ chè GAP Hộ chè thường
<11km % 27,92 7,41 11km-20km % 53,57 51,85 >21km % 18,51 40,74 Trung bình Km 14,53 18,94 Khác biệt ( Xi (GAP=1) – Xi (GAP=0) -4,414*** Nguồn: Khảo sát của tác giả (2018- 2019)
Khoảng cách từ nơi sản xuất đến khu vực trung tâm ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm, chi phí vận chuyển, chi phí bán hàng, tiếp cận thị trường vật tư sản xuất... Qua khảo sát, đa phần các hộ điều tra nằm trong bán kính từ 10 đến 20km so với khu vực trung tâm xã huyện. Kết quả kiểm định cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về khoảng cách trung bình giữa hai nhóm hộ, trong đó nhóm hộ áp dụng tiêu chuẩn GAP tập trung ở khu vực có khoảng cách gần hơn so với nhóm hộ không GAP, mức chênh lệch trung bình giữa 2 nhóm là 4,4km. Điều này cho thấy gần với trung tâm xã huyện, hộ dễ dàng tiếp cận với thông tin truyền thông của địa phương, dễ dàng tiếp cận với thị trường tiêu thụ, cũng như giảm thiểu chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận do đó cũng dễ tiếp cận các công nghệ cho sản xuất hơn các nhóm hộ có khoảng cách xa.
Thái độđối với việc áp dụng các tiêu chuẩn hoặc công nghệ sản xuất.
Việc áp dụng một mô hình sản xuất mới hay một phương thức sản xuất mới phụ
thuộc rất nhiều vào tâm lý của đối tượng ra quyết định, nhiều hộ nông dân sẵn sàng áp dụng công nghệ mới ngay, tuy nhiên có nhiều hộ nông dân không muốn thay đổi thói quen sản xuất của mình, và cũng có những hộ muốn thay đổi nhưng lo ngại rủi ro nên có tâm lý chờđợi kết quả từ những hộđi tiên phong.
Bảng 4.17: Thái độ với công nghệ mới
Thái độ với công nghệ Đơn vị Hộ chè GAP Hộ chè thường
Tin tưởng áp dụng ngay % 85,71 3,70
Khác biệt
(Prop Xi (GAP=1) – Prop Xi (GAP=0) 82,01***
Nguồn: Khảo sát của tác giả (2018-2019)
Trong nghiên cứu này, có 60,72% các hộ sẵn sàng áp dụng ngay tiêu chuẩn GAP cho sản xuất chè, có 38,8% các hộ chưa áp dụng trong đó có 9.9% các hộ không có ý
định áp dụng và 28,9% các hộ còn quan sát kết quả sản xuất của các hộđang áp áp dụng tiêu chuẩn GAP cho sản xuất chè. Như vậy, đa số các hộ trồng chè có thái độ tích cực với tiêu chuẩn GAP, gần 39% các hộ còn tâm lý lo sợ rủi ro vì vậy chưa áp dụng ngay,
điều này cho thấy kết quả sản xuất của các hộ sớm áp dụng tiêu chuẩn GAP có vai trò quan trọng, tác động đến quyết định sản xuất của các hộ trồng chè.
Kết quả so sánh về thái độ tin tưởng vào tiêu chuẩn GAP và áp dụng ngay của hai nhóm chủ hộ chè GAP và chè thường cho thấy, trong nhóm chè GAP có 85,7% các chủ hộ tin tưởng vào tiêu chuẩn này ngay từ khi được triển khai áp dụng, còn 14,3% hộ
áp dụng sau khi đã quan sát kết quả từ các hộ áp dụng GAP đi trước. Tỷ lệ tin tưởng tiêu chuẩn GAP của nhóm chè thường có một sự cách biệt khá lớn (82,0%) so với nhóm chủ
hộ chè GAP, chỉ chiếm 3,7%. Kết quả này cho thấy thái độ với công nghệ mới là một nhân tố quan trọng có khả năng ảnh hưởng đến quyết định tham gia GAP của hộ.
Nhận thức của hộ về các lợi ích của áp dụng tiêu chuẩn GAP
Theo Jayasinghe và Mudalige (2005), Hobbs (2003), động lực để các cơ sở sản xuất áp dụng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm là nhận thức về lợi ích (doanh thu, lợi nhuận, cạnh tranh…) của việc áp dụng các tiêu chuẩn này.
Bảng 4.18: Kết quả khảo sát về nhận thức lợi ích của hộ sản xuất chè áp dụng tiêu chuẩn GAP
Lợi ích của áp dụng tiêu chuẩn GAP Hộ GAP Hộ không GAP Khác biệt Mean Xi(GAP=1) – Mean Xi (GAP=0) Sản xuất chè có lợi nhuận cao hơn nếu áp dụng
tiêu chuẩn GAP 3,6 3,4 0,15**
Sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP có tăng
trưởng đáng kể trong doanh thu 3,4 3,1 0,257*** Sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP tăng khả
năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường 3,4 3,4 0,014 Sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP nâng cao uy
tín của sản phẩm chè của hộ 3,9 3,7 0,26***
Sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP giúp mở
rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm chè của hộ 3,6 3,1 0,47***
Áp dụng tiêu chuẩn GAP làm cho khách hàng
tin tưởng chất lượng sản phẩm chè của hộ 4,1 3,8 0,238***
Sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP sẽ nâng cao
danh tiếng cơ sở sản xuất của hộ 3,8 3,5 0,204**
Sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của người sản xuất và người tiêu dùng
4,6 4,3 0,212***
Sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP giảm thiểu
tác động tiêu cực đến môi trường 4,6 4,6 0,016 Sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP giúp nâng
cao hiểu biết kỹ thuật sản xuất cho hộ 4,5 4,5 0,003
Nguồn: Khảo sát của tác giả (2018-2019)
Kết quả khảo sát cho thấy các hộ nhận thức về sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP có đem lại nhiều lợi ích. Kết quảđồng ý cao nhất thuộc về nhận thức lợi ích đối với môi trường, sức khỏe người sản xuất và kỹ thuật sản xuất chè của hộ. Các hộ cũng
nhận thức rằng việc áp dụng tiêu chuẩn GAP sẽ làm cho khách hàng tin tưởng chất lượng sản phẩm chè của hộ và nâng cao uy tín sản phẩm chè của hộ trên thị trường.
“Chú có gửi chè vào trong miền Nam, hầu như họ cũng chỉ tin tưởng chè của mình thôi, chỗ khác họ không thích” [Hộđang áp dụng GAP, nam, 56 tuổi, Thái Nguyên].
Các lợi ích khác về doanh thu, lợi nhuận, khả năng cạnh tranh và mở rộng thị
trường đầu ra, kết quả cho thấy các hộ có đồng ý nhưng mức độ đồng ý chưa thực sự
cao, áp dụng tiêu chuẩn GAP làm tăng lợi ích của hộ về tiêu thụ nhưng chưa thực sự đáng kể và rõ ràng. “Lợi nhuận thì chưa cao hơn, chỉ có khách hàng tin tưởng hơn thôi. Sản lượng thì cũng có nhà bán được nhiều hơn và ngoài ra thì cũng có nhiều khách thường xuyên hơn. Chứ nói thật thì sản lượng tăng lên cũng không đáng kể, vì mỗi tháng người ta chỉ uống bằng như thế thôi, không uống nhiều lên được, nhưng họ tin tưởng mình thì mình bán đều hơn” [Hộđang áp dụng GAP, nữ, 48 tuổi, Thái Nguyên].
Kết quả kiểm định mức trung bình về đánh giá lợi ích của 2 nhóm hộ chè GAP và không GAP khác biệt có ý nghĩa thống kê ở các lợi ích lợi nhuận, doanh thu, uy tính, thị trường, danh tiếng, niềm tin của khách hàng và lợi ích cho sức khỏe.