Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quyết định lựa chọn sản xuất chè theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) của hộ nông dân vùng Trung du miền núi phía Bắc (Trang 109 - 114)

Quy mô diện tích chè áp dụng tiêu chuẩn GAP trên tổng quy mô diện tích chè của vùng hiện nay còn quá thấp (0,53%). Tỷ lệ áp dụng GAP chưa cao, tình trạng không áp dụng hoặc đang áp dụng nhưng từ bỏ là khá phổ biến hiện nay. Một số nguyên nhân chính của tình trạng trên đã được tìm thấy:

Hộ chưa áp dụng tiêu chuẩn GAP. Nguyên nhân lớn nhất khiến hộ không (chưa) lựa chọn GAP cho sản xuất chè là chè thông thường vẫn bán được và doanh thu ổn định.

Nguyên nhân chính thứ hai là “khách hàng không yêu cầu sản phẩm chè GAP”. Nguyên nhân chính thứ ba là diện tích nhỏ, phân tán là khó khăn cho các hộ khi lựa chọn áp dụng tiêu chuẩn GAP.

Hộ từ bỏ GAP. Nguyên nhân chủ yếu của các hộđang áp dụng GAP nhưng không tiếp tục duy trì đến từ thị trường đầu ra của sản phẩm chè GAP: (i) Không có khác biệt giữa giá chè GAP và chè thường, số lượng tiêu thụ ít, lợi nhuận thay đổi không đáng kể; (ii) Yêu cầu quy trình GAP phức tạp, mất thời gian, công sức, nông dân ngại thay đổi, lười ghi chép; (iii) Nhà nước hỗ trợ mang tính hình thức, triển khai ởđịa phương còn nhiều bất cập khiến hộ mất niềm tin.

Thực hiện quy trình GAP của nông hộ chưa thực sự nghiêm túc, áp dụng mang tính hình thức, hoặc áp dụng nửa vời còn khá phổ biến. Tình trạng sản xuất “bốn không” (không đúng kỹ thuật, phun không đúng loại thuốc trong danh mục, phun không đúng liều lượng và thời gian cách ly không đảm bảo) vẫn còn xảy ra. Tình trạng các hộ mua thuốc BVTV trôi nổi trên thị trường, tự ý tăng liều lượng và sử dụng các loại thuốc BVTV không được phép đã để lại dư lượng vượt quá mức cho phép còn phổ biến (BNN&PTNT, 2017). Nguyên nhân của hiện tượng này là do:

(i) Chưa có cơ chế giám sát, kiểm tra sản xuất và tiêu thụ chè an toàn. Vai trò trọng tài của các cán bộ quản lý nhà nước trong việc giảm sát, kiểm tra, xử phạt sản xuất không an toàn chưa được thực hiện thường xuyên. (BNN&PTNT (2015); Phụ lục 3, M 87, M89, M90, M91, M92)

(ii) Việc thanh tra, kiểm tra về ATTP còn thụđộng, chưa kiên quyết chưa đảm bảo tính răn đe và thực thi nghiêm pháp luật. Chưa mạnh dạn công khai các trường hợp vi phạm để có tính răn đe, tuyên truyền cho người sản xuất cũng như tăng niềm tin cho người tiêu dùng (BNN&PTNT, 2017).

(iii) Các văn bản luật, nghịđịnh của chính phủ về hình thức và mức độ xử phạt thì đã có (Phụ lục 4, phụ lục 6) nhưng thực hiện kiểm tra giám sát thì chưa hiệu quả, đặc biệt chưa có biện pháp kiểm tra kiểm soát đối với hệ thống chợ truyền thống (BNN&PTNT, 2017).

(iv) Hiện nay, đã có quy định về việc giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động của các tổ chức chứng nhận GAP và quy định xử lý vi phạm (Thông tư số

48/2012/BNN&PTNT). Tuy nhiên nội dung giám sát chưa thực sự cụ thể và chặt chẽ, thiếu hậu kiểm đột xuất với các sản phẩm đã được các tổ chức chứng nhận trên thị

trường. Sự thiếu gắn kết trách nhiệm của các tổ chức chứng nhận với các cơ sở và sản phẩm được chứng nhận là một trong các nguyên nhân dẫn đến sự thiếu giám sát

(giám sát mang tính chất hình thức) của các tổ chức này với các hộ được cấp giấy chứng nhận từđó tạo ra sự thiếu nghiêm túc trong tuân thủ quy trình GAP của các cơ sở sản xuất chè.

Hộ nông dân còn gặp khó khăn khi áp dụng quy trình GAP cho sản xuất chè. Bởi các nguyên nhân: (i) Quy trình GAP còn một số chỉ tiêu phức tạp, đặc biệt là tiêu chí ghi chép nhật kí nhà nông (phụ lục 3, M2, M4 – M16); (ii) Kinh phí cấp lại giấy chứng nhận còn cao so với khả năng của người nông dân vùng TDMNPB (Phụ lục 3, M17 – M21); (iii) Chưa xây dựng được các kênh phân phối vật tư sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP, hộ nông dân không phân biệt được loại thuốc bảo vệ thực vật nào thuộc danh mục hay không thuộc danh mục cho phép. Nông hộ chọn mua thuốc bảo vệ thực vật dựa trên sự tư vấn của cửa hàng (Phụ lục 3, M9); (iv) Chi phí đầu tư ban đầu cho sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP cao, trong khi thu nhập của hộ thấp.

Thị trường đầu ra cho sản phẩm chè GAP còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do: (i) Hệ thống tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn GAP nói chung và chè GAP nói riêng không có sự khác biệt so với sản phẩm chè thường (Phụ lục 3, M35); (ii) Nhu cầu thị trường chưa cao, khách hàng chưa hoặc ít yêu cầu sản phẩm chè GAP vì vậy chưa tạo áp lực đáng kểđối với hộ sản xuất chè. Nguyên nhân của tình trạng trên là khách hàng biết đến sản phẩm chè GAP chưa nhiều, hoặc khách hàng chưa có niềm tin vào sản phẩm chè GAP (Phụ lục 3, M34-M44); (iii) Hệ thống thương lái không quan tâm tới vấn đề chè an toàn, ép giá, cào bằng với giá chè thường, do đó không khuyến khích được hộ nông dân áp dụng quy trình GAP cho sản xuất chè (Phụ lục 3, M45); (iv) Nông hộ thiếu kiến thức và kỹ năng xây dựng và phát triển thị trường (Phụ lục 3, M51, M52).

Chính sách hỗ trợ của nhà nước chưa thực sựđược phát huy. Đặc biệt là chính sách hỗ trợ tiêu thụđầu ra, xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm nhận được đánh giá khá thấp từ phía hộ nông dân. Nguyên nhân chủ yếu:

(i) Các cơ quan nhà nước từ cấp Trung ương đến cấp địa phương đã ban hành nhiều văn bản chính sách cho sản xuất nông nghiệp an toàn nói chung và trong đó có sản xuất chè nói riêng. Tuy nhiên nội dung các văn bản chưa thể hiện rõ ràng và cụ thể cho sản xuất chè, nội dung chính sách hỗ trợ còn phân tán ở nhiều văn bản khác nhau, chưa đồng bộ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, vì vậy gây khó tiếp cận cho nông dân. (BNN&PTNT, 2017)

(ii) Quy định “hỗ trợ không quá 50% kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng đầu tư xây dựng, cải tạo: đường giao thông, hệ thống thủy lợi, trạm bơm, điện hạ thế, hệ thống xử

chi phí đầu tư xây dựng là rất lớn (BNN&PTNT, 2017), với mức thu nhập bình quân

đầu người 2.033.000 đồng/tháng của nông dân vùng TDMNPB như hiện nay thì khả

năng để bỏ ra 50% kinh phí còn lại là không khả thi.

(iii) Chưa có nguồn kinh phí riêng hỗ trợ cho sản xuất chè theo quy trình GAP, mà chủ yếu dựa trên các nguồn kinh phí lồng ghép từ các dự án, chương trình khác. Với các tỉnh vùng TDMNPB, nguồn kinh phí hạn hẹp, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước cấp (BNN&PTNT, 2017).

(iv) Công tác triển khai chương trình hỗ trợ còn bất cập, không minh bạch gây khó khăn và bức xúc cho hộ nông dân chè GAP. Thực hiện triển khai còn hời hợt, hình thức, đầu voi đuôi chuột, triển khai chặt chẽ lúc đầu, thả nổi giám sát, quản lý về sau (Phụ lục 3, M80, M86, M89, M92).

(v) Công tác tập huấn, đào tạo, hướng dẫn nông dân thực hiện quy trình còn ít, trong khi nhu cầu của nông dân vềđược hướng dẫn, được đào tạo, cầm tay chỉ việc là rất lớn. (Phụ lục 3, M76, M86)

(vi) Công tác hỗ trợ xúc tiến thương mại tiêu thụđầu ra hiện nay mới chỉ dừng ở

viết báo, tổ chức hội chợ xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm chè GAP cho nông dân, chưa hiệu quả. Công tác tuyên truyền, thông tin về sản phẩm chè GAP chưa thực sự nổi bật, thu hút và sâu rộng. Cần có các biện pháp hỗ trợ sâu hơn, cụ thể hơn, thể hiện bằng kết quả tiêu thụđầu ra. (Phụ lục 3, M40, M41, M49).

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Chương 4 trình bày nội dung về: (i) Thực trạng sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP của hộ nông dân vùng TDMNPB; (ii) Tình hình tiêu thụ chè GAP của hộ nông dân trồng chè vùng TDMNPB; (iii) Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới lựa chọn sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP của hộ nông dân vùng TDMNPB.

Về sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP: Quy mô diện tích chè áp dụng tiêu chuẩn GAP hiện nay so với quy hoạch diện tích chè đến năm 2020 là nhỏ. Tình trạng không áp dụng hoặc áp dụng rồi nhưng từ bỏ GAP là phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu được tìm thấy là do: (i) chè thường vẫn bán được, doanh thu ổn định; (ii) Khách hàng không yêu cầu; (iii) giá chè GAP không khác so với giá chè thường; (iv) không có đầu ra tiêu thụ

cho chè GAP, (v) quy trình phức tạp, yêu cầu cao, (iv) thời gian của giấy chứng nhận ngắn, chi phí của giấy chứng nhận cao.

Thực hiện quy trình GAP của nông hộ còn chưa thật sự nghiêm túc, còn tình trạng áp dụng quy trình GAP nửa vời. Hiện tượng sử dụng quá nồng độ, quá số lần hoặc dùng các loại thuốc trôi nổi trên thị trường vẫn còn diễn ra.

Chi phí sản xuất ban đầu của chè GAP lớn hơn chè thường, nhưng chi phí đầu tư

hàng năm của chè thường cao hơn chè GAP. Đặc biệt, chi phí về thuốc trừ sâu của chè thường cao hơn gần gấp đôi chè GAP là một thực tếđáng báo động.

Về tiêu thụ sản phẩm chè GAP: Hệ thống kênh tiêu thụ chè GAP không có sự

khác biệt so với chè thông thường, chưa có hệ thống cửa hàng giới thiệu riêng cho sản phẩm chè GAP. Khách hàng chưa chú ý đến sản phẩm chè GAP.

Về quản lý nhà nước với sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP: Nhà nước đã ban hành khá nhiều văn bản, chính sách cho sản xuất nông nghiệp an toàn nói chung và sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP nói riêng, tuy nhiên hệ thống văn bản chính sách cho riêng chè GAP vẫn còn hạn chế. Quy trình triển khai, thực hiện, giám sát việc thực hiện các quy định còn nhiều bất cập. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ như hiện nay không hiệu quả.

CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LỰA CHỌN

VÀ DUY TRÌ SẢN XUẤT CHÈ THEO TIÊU CHUẨN GAP

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quyết định lựa chọn sản xuất chè theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) của hộ nông dân vùng Trung du miền núi phía Bắc (Trang 109 - 114)