Một số giải pháp nhằm tăng cường vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bố

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu tác ĐỘNG của HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO VIỆT NAM – EU đến đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI tại VIỆT NAM và một số hàm ý CHÍNH SÁCH (Trang 83 - 87)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bố

cảnh tham gia EVFTA

Việc thực hiện hiệp định EVFTA sẽ đưa Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế chuyển sang một giai đoạn mới, sâu rộng hơn, cấp độ cao hơn, có cơ hội, lẫn thách thức nhiều hơn. Nếu khơng biết cách tận dụng đúng cách các cơ hội của EVFTA đúng cách thì thách thức ngày một nhiều, ngược lại, nếu biết cách tận dụng cơ hội vượt qua được khó khăn thách thức, lợi ích mở ra cho Việt Nam cũng rất nhiều. Do đó, giải pháp căn cơ lâu dài để thu hút FDI là tận dụng các cơ hội, đẩy mạnh thực hiện các cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế,… củng cố và phát triển nhân lực, khoa học - công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các doanh nghiệp.

4.2.1. Tăng cường công tác nghiên cứu, tuyên truyền về EVFTA

EVFTA Là một hiệp định sâu rộng và phức tạp, có các tác động đa chiều tới luồng vốn FDI thông qua nhiều kênh đan xen lẫn nhau. Tuy nhiên, theo nhận định của phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) và ý kiến của các chuyên gia, số lượng doanh nghiệp Việt Nam có am hiểu về các cam kết và tác động của Hiệp định EVFTA tới đầu tư FDI cịn ít. Điều này có thể làm hạn chế khả năng của doanh nghiệp trong việc tận dụng các cơ hội, lợi ích cũng như chuẩn bị sẵn sàng trước thách thức mà EVFTA mang lại. Trong bối cảnh tham gia hiệp định thương mại tự do, việc tăng cường nhận thức, tuyên truyền và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu tác động của EVFTA đối với FDI là vô cùng quan trọng. Điều này giúp Nhà nước, doanh nghiệp và

người dân có hiểu biết cặn kẽ về các tác động của EVFTA, từ đó có sự chuẩn bị kỹ càng về chính sách chiến lược, điều chỉnh hoạt động, …

Để tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về hiệp định EVFTA nhà nước cần: (i) Tăng cường phổ biến, tuyên truyền về Hiệp định EVFTA cho các các đối tượng có thể chịu tác động như cơ quan quản lý cấp Trung ương và địa phương, nhà đầu tư, tổ chức tư vấn, hiệp hội ngành nghề, cộng đồng doanh nghiệp thông qua các phương tiện truyền thông, trang thông tin điện từ, các lớp tập huấn, hội thảo, tài liệu nghiên cứu, bình luận nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về nội dung cam kết cũng như tác động và các công việc cần triển khai để thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA.

(ii) Thiết lập đầu mối, nguồn thông tin về EVFTA để cung cấp thông tin, hướng dẫn và làm rõ các nội dung cam kết và các vấn đề có liên quan đến Hiệp định và FTA khác mà Việt Nam tham gia.

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu chuyên sâu tác động của EVFTA đối với các ngành, lĩnh vực phân ngành của các doanh nghiệp cụ thể là hết sức quan trọng, đặc biệt trong những ngành có thể chịu sức ép cạnh tranh lớn từ sự gia tăng FDI trong bối cảnh hội nhập EVFTA như các ngành đã nêu trong nghiên cứu này, như các ngành về khoa học-công nghệ, dịch vụ, bất động sản, chế biến thực phẩm và một số ngành dịch vụ cụ thể. Các hoạt động nghiên cứu về tác động của Hiệp định EVFTA nên phối hợp giữa các cơ quan nghiên cứu với cơ quan quản lý Nhà nước, Hiệp hội ngành nghề và các doanh nghiệp.

4.2.2. Rà soát kiểm tra và điều chỉnh các chính sách, pháp luật, mơi trường đầu tư phù hợp với EVFTA

Đây là kênh chịu tác động nhiều nhất của hiệp định EVFTA đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam thông qua cải cách về thể chế, chính sách và cải thiện mơi trường đầu tư. Trong ngắn hạn, FDI gia tăng chủ yếu thông qua các kênh: tự do hóa thương mại, dịch vụ và đầu tư. Đồng thời, khả năng nâng cao chất lượng của dòng vốn FDI chủ yếu thông qua việc thực hiện các cam kết mở rộng như: sở hữu trí tuệ, minh bạch hóa, lao động, mơi trường… Vì vậy, Việt Nam cần thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và hiệu quả các cam kết và nghĩa vụ của mình trong EVFTA nhằm tận dụng tốt các cơ hội và lợi ích của hiệp định.

Để làm được điều này, Việt Nam cần có kế hoạch, lộ trình cụ thể để rà sốt, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với các cam kết trong EVFTA. Rà sát, cơng bố, cơng khai và kiểm sốt chặt chẽ các quy định, điều kiện về đầu tư kinh doanh, các quy định của Luật đầu tư; đẩy mạnh công tác phổ biến, hướng dẫn tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và cơ quan quản lý Nhà nước để đảm bảo thực hiện đầy đủ, nhất quán các quy định của Luật Đầu tư và luật doanh nghiệp về đầu tư kinh doanh. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần bổ sung, điều chỉnh các văn bản pháp luật, tiêu chuẩn liên quan đến lao động, mơi trường, sở hữu trí tuệ,… phù hợp với các cam kết, quy định của Việt Nam trong EVFTA. Thời gian tới, cần khẩn trương rà sốt và hồn thiện quy hoạch quốc gia về thu hút FDI, với định hướng ưu tiên thu hút các dự án FDI có giá trị gia tăng cao, cơng

nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu; gắn kết hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước, phù hợp với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, năng suất và tính cạnh tranh của nền kinh tế, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và công bằng xã hội. Đây là nội dung trọng tâm, cần được phổ biến và quảng bá rộng rãi đến cộng đồng doanh nghiệp không chỉ của Việt Nam, mà còn của cả EU. Cơ quan xúc tiến đầu tư FDI cần được chuyên trách hóa và đưa ra được danh mục dự án thu hút đầu tư phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp EU, nhất là trong các lĩnh vực sở trường của họ là công nghiệp chế biến, chế tạo sử dụng công nghệ cao, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, các dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ tài chính, ngân hàng và viễn thơng, vận tải, phân phối…

Trong q trình xây dựng chính sách, pháp luật, cần đảm bảo thực hiện cơ chế tham vấn tiếp thu những ý kiến đóng góp để khơng phát sinh những mâu thuẫn tranh chấp trong việc hiểu và áp dụng quy tắc của EVFTA trong q trình xây dựng chính sách, pháp luật nhà nước. Việt Nam cần đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp tương thích, kịp thời phù hợp với EVFTA. Đồng thời nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, quản lý tham gia vào q trình phịng ngừa và giải quyết tranh chấp, khiếu nại của đầu tư. Vì vậy, theo tinh thần Nghị quyết 50-NQ/TƯ, Nhà nước khơng chỉ tơn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhà đầu tư; bảo đảm hài hịa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp, mà còn cần thúc đẩy q trình xây dựng, hồn thiện thể chế, chính sách về đầu tư nước ngoài phù hợp xu hướng phát triển, tiếp cận chuẩn mực tiên tiến quốc tế và hài hòa với các cam kết quốc tế, bảo đảm sự đồng bộ, nhất qn, cơng khai, minh bạch và tính cạnh tranh cao; Tạo lập môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh thuộc nhóm ASEAN 4 trước năm 2021. Theo đó, các ban ngành cần phối hợp với nhà nước trong công tác soạn thảo và đồng bộ hệ thống pháp lý và quản lý được hoàn thiện theo chuẩn quốc tế. Đặc biệt, nhiệm vụ của các cơ quan thuộc Chính phủ là nhanh chóng thực hiện việc hồn thiện thể chế chính sách, pháp luật đầu tư kinh doanh. Trong đó có nội dung liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài. Đây cũng là yếu tố giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam về thể chế và môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh, đặc biệt trong bối cảnh các nhà đầu tư quốc tế đang liên tục tìm kiếm các thị trường mới ngoài Trung Quốc. Nền tảng pháp lý ưu việt hơn, quốc tế hóa sẽ tạo cảm hứng cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư từ EU tin trưởng và cam kết đầu tư lâu dài vào Việt Nam.

4.2.3. Xây dựng định hướng, chiến lược và các chính sách thu hút FDI có chọn lọc, đặc biệt là FDI từ EU lọc, đặc biệt là FDI từ EU

Việt Nam cần có một chiến lược thu hút FDI phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay của Việt Nam là một chiến lược được chia theo các cấp độ khác nhau, áp dụng các chính sách ưu đãi riêng đối với ba nhóm dự án bao gồm: (i) các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ tương lai; (ii) các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ hiện đại và sản xuất trình độ cao; (iii) các dự án đầu tư vào lĩnh vực thâm dụng lao động như dệt may, giày da, có tính đến việc kiểm sốt các tác động tiêu cực đến môi trường và quan hệ

lao động. Riêng với nhóm thứ ba nên định hướng phân bố lại các địa bàn khó khăn hơn nhằm tránh tạo khoảng cách phát triển quá lớn giữa các địa phương trong cả nước. Với chiến lược này, giá trị lan tỏa từ FDI sẽ được gia tăng đáng kể khi tận dụng được các thế mạnh riêng biệt của từng địa phương và gia tăng được các dự án FDI phù hợp vào các khu vực khó khăn theo phương châm khơng để ai lại phía sau.

Đối tác đầu tư, EVFTA tạo ra một cơ hội rất tốt cho Việt Nam thu hút FDI có chọn lọc từ các đối tác EU. Để thu hút có hiệu quả FDI từ các đối tác này. Việt Nam cần có một cơ quan xúc tiến đầu tư chuyên trách; đưa ra các danh mục dự án thu hút đầu tư phù hợp với các doanh nghiệp EU, nhất là trong các lĩnh vực sở trường của họ như công nghiệp chế biến, chế tạo sử dụng công nghệ cao, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, bất động sản, các dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thơng, vận tải, phân phối,…; tăng cường cơ chế đối thoại, mở rộng phương thức tiếp nhận, kiến nghị, phản ánh của nhà đầu tư; giải quyết các vướng mắc của nhà đầu tư EU trong quá trình đăng ký và thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam. Ngoài ra, để thu hút được các dự án chất lượng cao từ EU trong các lĩnh vực sở trường của EU, Việt Nam cũng cần tích cực cải thiện nguồn nhân lực và nâng cao trình độ cơng nghệ. Nguồn nhân lực trẻ có kỹ năng sử dụng internet, phân tích dữ liệu, giỏi cơng nghệ thông tin và nắm bắt nhanh các xu hướng công nghệ mới,… là những lợi thế cần tiếp tục rèn luyện và phát huy để thu hút hơn nữa nguồn vốn từ EU.

4.2.4. Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao trình độ cơng nghệ và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực trong nước. lượng nguồn nhân lực trong nước.

Để có thể thu hút được dịng vốn FDI chất lượng cao, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện mơi trường đầu tư, nâng cao trình độ cơng nghệ và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư. Thời gian qua, mặc dù Việt Nam đã có nhiều nỗ lực và đạt được một số kết quả tích cực trong cải thiện mơi trường đầu tư song vẫn còn tồn tại các yếu tố gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Lao động phổ thơng nhiều, khơng có kinh nghiệm chiếm khoảng 81,8% trong tổng số lao động của Việt Nam. Chất lượng của nguồn nhân lực kém còn cách xa so với nguồn nhân lực trong khu vực, ngồi ra trình độ ngoại ngữ là một trở ngại rất lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài muốn tiềm kiế nguồn nhân lực bản địa.

Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút dịng vốn FDI, muốn nâng có thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi Việt Nam cần cải thiện mơi trường đầu tư kinh doanh thơng qua các thủ tục hành chính như: minh bạch hóa, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ nhà nước,…nâng cao trình độ cơng nghệ và dịch vụ và đào tạo nguồn nhân lực. Việt Nam cần xác định công nghệ nào phù hợp và và đáp ứng được yêu cầu đưa ra, khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ. Cải thiện nguồn nhân lực, Việt Nam cần có chiến lược đào tạo, phát triển tổng thể nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu của thị trường, nhà đầu tư, các doanh nghiệp cần. thường xuyên đào tạo, thích nghi với khoa học cơng nghệ để có

thể vận dụng kiến thức vào thực tiễn, có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp đầu tư và khai thác, học hỏi được tối đa của cơng nghệ và trình độ quản lý của các nhà đầu tư, đặc biệt là EU. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch từ nguồn lao động thu nhập thấp sang lao động thu nhập cao. Hệ thống đào tạo nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo,…gắn với nhu cầu của các nhà tuyển dụng. đảm bảo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch giữa khu vực trong nước và khu vực FDI

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu tác ĐỘNG của HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO VIỆT NAM – EU đến đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI tại VIỆT NAM và một số hàm ý CHÍNH SÁCH (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)