CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1. Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 2016 – 2020
3.1.2. FDI từ EU vào Việt Nam
3.1.2.1. Tổng giá trị và số lượng dự án
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính lũy kế đến tháng 12/2020, EU đã đầu tư tổng cộng 2560 dự án vào Việt Nam với số vốn đầu tư đăng ký lên đến 26,03 tỷ USD. Số vốn và số lượng dự án từ EU vào Việt Nam gia tăng không đồng đều trong giai đoạn 2016 – 2020.
Năm Số dự áncấp mới ký cấp mớiVốn đăng (tỷ USD) Số lượt dự án điều chỉnh Vốn đăng ký điều chỉnh (tỷ USD) Số lượt góp vốn mua cổ phần Giá trị góp vốn, mua cổ phần (tỷ USD) Tổng vốn đăng ký (tỷ USD) 2016 209 0.63 66 0.23 248 0.19 1.04 2017 201 0.98 72 0.21 346 0.85 2.03 2018 176 1.07 81 0.36 388 0.37 1.49 2019 225 0.77 74 0.45 620 0.59 1.81 2020 214 0.44 67 0.48 518 0.70 1.63
Bảng 3.f 4: Thống kê FDI từ EU vào Việt Nam từ 2016-2020
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngồi
Trong năm 2020 (tính đến ngày 20/12/2020), tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư EU đạt 1,63 tỷ USD, bằng 89,89% so với năm 2019. Sở dĩ có sự sụt giảm này chủ yếu là do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đến kinh tế - xã hội toàn cầu. Năm 2018 tổng số vốn đăng ký từ EU là 1,49 tỷ USD và 2.03 tỷ USD vào năm 2017. Cuối cùng là năm 2016 với 1,04 tỷ USD vốn đầu tư. Có thể nói, 2017 là năm FDI từ EU vào Việt Nam đạt mức cao nhất theo số liệu thống kê trong vịng 5 năm trở lại đây.
Có thể thấy, số dự án cấp mới biến động khơng đều trong vịng 5 năm trở lại đây. Bên cạnh đó, số lượt dự án điều chỉnh và số lượt góp vốn mua cổ phần tăng dần theo các năm từ 2016-2019 nhưng sang đến năm 2020 lại có sự sụt giảm. Cụ thể, số lượt dự án điều chỉnh năm 2019 là 74 lượt nhưng năm 2020 chỉ cịn 67 lượt. Số lượt góp vốn mua cổ phần là 518 vào năm 2020, giảm 102 lượt so với năm 2019. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, sự sụt giảm này bắt nguồn từ việc dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang ngày càng diễn biến phức tạp gây hệ lụy lớn tới quyết định của các nhà đầu tư cũng như quyết định mở rộng quy mơ dự án hiện có của nhà đầu tư nước ngoài, làm cho thu hút đầu tư nước ngoài trong năm 2020, giảm cả về số lượng cũng như tổng vốn đầu tư đăng ký.
FDI từ EU vào Việt Nam còn chưa ổn định và chưa tương xứng với tiềm năng về vốn, công nghệ và kỹ thuật của các nhà đầu tư EU. Số lượng dự án FDI có quy mô lớn trong các lĩnh vực là lợi thế của các nước EU, đồng thời là lĩnh vực mà Việt Nam quan tâm thu hút, như các dự án công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghệ xanh, năng lượng tái tạo, nông nghiệp cơng nghệ cao, tài chính ngân hàng,…vẫn cịn ít. Nhiều dự án đầu tư của EU vẫn tập trung tận dụng nguồn lao động giá rẻ để thực hiện các công đoạn lắp ráp, chế biến sản phẩm bán trong nước và xuất khẩu. Đồng thời,
FDI tập trung ở các thành phố lớn và có hình thức 100% vốn nước ngồi nên tính liên kết và tác động lan tỏa từ FDI cịn hạn chế.
Tuy nhiên, sự có mặt của những “người khổng lồ” đến từ EU đã góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp phụ trợ và đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam, thay đổi vị thế của Việt Nam ở thị trường xuất khẩu. Có được kết quả này, yếu tố quan trọng nhất là nhờ tình hình chính trị ổn định, mơi trường đầu tư kinh doanh liên tục được cải thiện, chi phí lao động thấp, tốc độ mở cửa thương mại cao và lợi thế về vị trí địa lý của Việt Nam... Đặc biệt, việc Chính phủ tập trung chỉ đạo cải cách mạnh mẽ mơi trường đầu tư đã tác động rất tích cực đến khu vực FDI và được cộng đồng các nhà đầu tư nước ngồi nói chung và các nhà đầu tư EU nói riêng đánh giá cao.
3.1.2.2. FDI theo đối tác đầu tư
Trong số 28 quốc gia thành viên (tính đến 31/12/2020 Anh mới chính thức rời EU) có hoạt động đầu tư vào Việt Nam tính đến hết 2020 thì Hà Lan, Anh, Pháp, Đức, Luxembourg và Bỉ là 6 quốc gia có vốn đầu tư lớn nhất vào nước ta. Hà Lan đứng đầu về số vốn đăng ký với 374 dự án và 10,41 tỷ USD, chiếm 40.22% tổng vốn đầu tư của EU tại Việt Nam. Vương quốc Anh đứng thứ hai, với 411 dự án và 3,84 tỷ USD tổng vốn đầu tư, chiếm 14,83% tổng vốn đầu tư. Pháp đứng thứ ba, với 614 dự án và 3,60 tỷ USD tổng vốn đầu tư, chiếm 13,93% tổng vốn đầu tư. Đức đứng thứ tư, với 379 dự án và 2,22 tỷ USD tổng vốn đầu tư, chiếm 8,56% tổng vốn đầu tư. Luxembourg đứng thứ năm, với 54 dự án và 2,10 tỷ USD tổng vốn đầu tư, chiếm 8,12% tổng vốn đầu tư. Bỉ đứng thứ sáu, với 79 dự án và 1,10 tỷ USD tổng vốn đầu tư, chiếm 4,23% tổng vốn đầu tư.
Hà Lan Vương quốc Anh Pháp CHLB Đức Luxembourg Bỉ - 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 0 100 200 300 400 500 600 700 10.42 3.84 3.60 2.22 2.10 1.10 374 411 614 379 54 79 Vố n đầ u tư đ ăn g ký (t ỷ US D) Số dự án
Biểu đồ 3. h: Tổng số vốn đăng ký và số dự án từ Hà Lan, Anh, Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ vào Việt Nam theo lũy kế tính đến 20/12/2020
Theo sau đó là Cộng hịa Síp (21 dự án) chiếm 1,85% tổng vốn đầu tư từ EU, Đan Mạch (139 dự án) chiếm 1,66% tổng vốn đầu tư, Ba Lan (24 dự án) 1,5% số vốn, Italy (116 dự án) chiếm 1,51% và Thụy Điển (84 dự án) 1,47% tổng vốn đầu tư,... Đức đứng thứ 4, với 379 dự án và 2,22 tỷ USD tổng vốn đầu tư, chiếm 8,56% tổng vốn đầu tư. Còn lại là các quốc gia khác trong khối. Một số tập đoàn lớn của EU đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam như BP (Anh), Shell Group (Hà Lan), Total Elf Fina (Pháp Bỉ), Daimler Chrysler (Đức), Siemen, Alcatel Comvik (Thụy Điển).
Năm 2016 theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU và Việt Nam của Hà Lan chỉ đứng thứ 4 (8,31%) sau Luxembourg (27,24%), Anh (21,14%) và Pháp (19,03%). Tuy nhiên nhiên, từ năm 2017 trở đi, Hà Lan luôn dẫn đầu về tổng vốn thực hiện, các nước như Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Luxembourg theo sau với số vốn cũng tương đối lớn. Sang đến năm 2020, dưới tác động của đại dịch Covid-19 mà lượng FDI từ EU vào Việt Nam giảm đáng kể. Tuy nhiên, vốn đầu tư của Hà Lan vẫn duy trì được ở ngưỡng cao (0,90 tỷ USD chiếm 55,17%).
Nhìn chung, giai đoạn 5 năm từ 2016-2020, Hà Lan, Anh, Đức và Pháp là các quốc gia dẫn đầu về nguồn vốn FDI vào Việt Nam với lượng vốn vơ cùng lớn. Ngồi ra cịn có Luxembourg và Bỉ. Dựa vào các số liệu đã thống kê và phân tích ở trên ta có thể thấy FDI từ EU vào nước ta có rất nhiều triển vọng. Trong bối cảnh EVFTA đi vào thực thi, Hiệp định được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội để Việt Nam thu hút đầu tư từ các nước Châu Âu này.
3.1.2.3. FDI theo lĩnh vực đầu tư
Về lĩnh vực đầu tư, ba lĩnh vực tại Việt Nam được các nhà đầu tư EU quan tâm đầu tư nhiều là công nghiệp chế biến chế tạo; sản xuất phân phối điện và kinh doanh bất động sản. EU đã đầu tư vào 18/21 ngành theo hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó tập trung ở lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo (chiếm 36,3% tổng vốn đầu tư, chủ yếu ở các ngành, như lọc hóa dầu 11%, dệt may 6,94%, điện tử 6,4%, chế biến thực phẩm 5,6%, ô tô và phương tiện vận tải 5,2%); sản xuất, phân phối điện, khí (20,7%), bất động sản (11%); thơng tin và truyền thông (6,6%) (Nguyễn Thị Minh Phương, 2020). Do đó, FDI từ EU đóng góp vào q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực tại Việt Nam. Các lĩnh vực đầu tư từ EU cũng được trải đều hơn so với FDI từ các nước Nhật Bản và Hàn Quốc.
Đối với công nghiệp chế biến, chế tạo, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong nửa đầu năm 2020, các nhà đầu tư nước ngồi đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 9,9 tỷ USD, chiếm 46,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Một số dự án lớn trong 9 tháng năm 2020 là dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu thuộc Trung tâm nhiệt điện LNG Bạc Liêu (Singapore), vốn đầu tư đăng ký 4 tỷ USD; dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam Việt Nam (Thái Lan) tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, điều chỉnh tăng vốn đầu tư 1,386 tỷ (giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh cấp ngày 18/4/2020); Dự án Nhà máy sản xuất lốp xe Radian Jinyu
(Việt Nam), tổng vốn đầu tư 300 triệu USD với mục tiêu sản xuất lốp xe toàn thép TBR do nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư tại tỉnh Tây Ninh (cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ngày 21/1/2020).
Đây có thể xem là thành tích của Việt Nam trong thu hút vốn FDI. Nhất là việc dòng vốn FDI chảy mạnh vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo ở đang cho thấy môi trường sản xuất kinh doanh tại Việt Nam đã có sự cải thiện. Bộ trưởng Bộ Cơng thương Trần Tuấn Anh nhận định, với đà tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo như hiện nay, trong vài năm tới, Việt Nam sẽ có thể gia nhập nhóm các nước cơng nghiệp mới nổi theo tiêu chí phân loại của Tổ chức Phát triển cơng nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO).
Đối với ngành sản xuất phân phối điện, Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/01/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 5,33 tỷ USD, tăng gần 2,8 lần so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, sản xuất, phân phối điện dẫn đầu trong các ngành, lĩnh vực thu hút FDI.
Đối với ngành bất động sản, theo Tạp chí tài chính số 18/06/2020, do tác động của dịch bệnh COVID-19, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào lĩnh vực bất động sản trong quý 1/2020 sụt giảm mạnh, chỉ đạt 264 triệu USD, chiếm 3,08% tổng nguồn vốn FDI, đứng vị trí thứ 4 về thu hút vốn FDI. Trong khi đó, liên tục các năm trước, FDI vào bất động sản ln duy trì vị trí thứ hai.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nguồn vốn FDI đổ vào bất động sản giảm mạnh chỉ là tạm thời, vì thực tế nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang chờ đợi cơ hội để đầu tư vào Việt Nam, trong đó phân khúc bất động sản cơng nghiệp sẽ trở thành điểm sáng. Đặc biệt, các chuyên gia cho rằng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực cũng sẽ tạo thêm lợi thế thu hút nguồn vốn đầu tư cho thị trường bất động sản.
3.1.2.4. FDI theo địa phương
Xét về địa bàn đầu tư, các doanh nghiệp từ EU đã đầu tư các dự án tại 54/63 tỉnh, thành phố trên cả nước (tính cả khu vực dầu khí ngồi khơi), tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn với kết cấu hạ tầng phát triển, có cảng biển, sân bay như: TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương...
Cụ thể, về tổng lượng vốn đăng kí, TP. Hồ Chí Minh chiếm 15,1%, Bà Rịa - Vũng Tàu 15%, Hà Nội 14,8%, Quảng Ninh 9%, Đồng Nai 8,3%, Bình Dương 6,9% (Nguyễn Thị Minh Phương, 2020). Có thể thấy, FDI từ EU phân bố ở các tỉnh thành của Việt Nam chưa đồng đều và chưa giúp cải thiện được khoảng cách phát triển giữa các vùng và khu vực trong cả nước.
3.1.2.5. FDI theo hình thức đầu tư
Theo Tạp chí tài chính (số 19/11/2020), đối với hình thức đầu tư, phần lớn các dự án đầu tư của EU tại Việt Nam trong những năm trở lại đây là 100% vốn nước ngồi. Hình thức liên doanh, BOT, BT, BTO chiếm tỷ lệ nhỏ. Điều này dẫn tới tính
liên kết giữa khu vực FDI và khu vực trong nước, cũng như tác động lan tỏa từ các doanh nghiệp FDI còn nhiều hạn chế.
Xu hướng chuyển đổi này có chiều hướng gia tăng mạnh trong những năm gần đây. Nguyên nhân của sự chuyển đổi này là do sự hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam trong các liên doanh. Có thể nói rằng: Do tiềm lực của các doanh nghiệp nước ta còn nhỏ nên xu hướng chuyển đổi từ liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi là một quy luật có tính khách quan của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Các tập đoàn tư bản lớn gần như chỉ sử dụng liên doanh như một giai đoạn quá độ của dự án FDI. Sau khi chuyển đổi, phần nhiều các doanh nghiệp này đều tăng trưởng nhanh và trở lại kinh doanh có hiệu quả.