Tác động của FTA tới đầu tư trực tiếp nước ngoài

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu tác ĐỘNG của HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO VIỆT NAM – EU đến đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI tại VIỆT NAM và một số hàm ý CHÍNH SÁCH (Trang 27)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3. Tác động của FTA tới đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.3.1. Tác động tích cực

Thứ nhất, tham gia FTA giúp các quốc gia thu hút được nhiều lượng FDI hơn.

FTA mở ra một quy mô thị trường rộng lớn hơn và giảm các chi phí sản xuất thông qua các cam kết xóa bỏ thuế quan và tạo thuận lợi hóa thương mại. Các hàng rào thương mại được xóa bỏ tạo nên một thị trường rộng lớn hơn so với thị trường nội địa trước đó. Quy mô thị trường có thể được cải thiện do FTA tác động tích cực đến GDP, gia tăng thu nhập cho các nước thành viên, từ đó tăng sức mua dẫn đến mở rộng dung lượng thị trường. Đây sẽ là yếu tố thu hút các nhà đầu tư tìm kiếm thị trường từ đó có tác động làm tăng FDI theo chiều ngang.

Các cam kết cắt giảm thuế quan và thuận lợi hóa thương mại sẽ làm giảm chi phí trao đổi các nguyên nhiên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. Điều này sẽ làm gia tăng FDI theo chiều dọc giữa các nước thành viên và cả những nước bên ngoài FTA nếu thị trường của họ hướng đến các nước tham gia.

Các cam kết về đầu tư cụ thể là các cam kết đối xử công bằng, bình đẳng, bảo hộ an toàn và đầy đủ cho các khoản đầu tư và nhà đầu tư đặt ra yêu cầu với các quốc gia về cải thiện môi trường pháp lý và đầu tư minh bạch, từ đó tạo dựng được niềm tin cho các nhà đầu tư và thúc đẩy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

FTA làm giảm các chi phí cho doanh nghiệp hoạt động tại thị trường nước sở tại như chi phí dịch vụ, chi phí giao dịch nhờ vào các cam kết về dịch vụ thúc đẩy thị trường dịch vụ phát triển và giảm rủi ro nhờ các cam kết rộng hơn trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như về sở hữu trí tuệ, lao động, phát triển bền vững,… Các cam kết này có vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi trong khu vực, nhờ đó thúc đẩy lưu chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế.

Bên cạnh đó, các cam kết trong FTA nới lỏng các quy định về tỷ lệ góp vốn của các nhà đầu tư trong liên doanh với doanh nghiệp nội địa ở một số ngành. Điều này có thể thúc đẩy hình thức liên doanh phát triển, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước.

Thứ hai, FTA có tác động giúp cải thiện chất lượng dòng vốn FDI, đặc biệt là các FTA thế hệ mới.

Các FTA thế hệ mới hiện nay thường sẽ có các quy định về quy tắc xuất xứ. Để được hưởng các ưu đãi thuế quan, hàng hóa xuất khẩu buộc phải tuân theo các quy định này. Các quy tắc xuất xứ chặt chẽ, minh bạch sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ trong nước phát triển, tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI.

Trong các Hiệp định Thương mại tự do có riêng một chương về sở hữu trí tuệ. Những cam kết cụ thể mức độ bảo hộ trong FTAs cùng với nguyên tắc tối huệ quốc nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp các bên được hưởng sự bảo hộ cao nhất mà mỗi bên dành cho nhau. Điều này chắc chắn sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp hai bên và là động lực thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ cao. Việc ứng dụng khoa học công nghệ làm cho các yếu tố đầu vào được nâng cao và có hiệu quả hơn, quy mô sản xuất và tiêu dùng ngày càng được mở rộng, tạo ra thị trường mới, hướng về xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và khu vực. Như vậy, ngoài tiềm lực về công nghệ thì FTA có thể coi là chất xúc tác giúp phát huy tối đa những lợi thế mà công nghệ của doanh nghiệp nước ngoài đem lại. Các FTA thế hệ mới cũng có các quy định về phát triển bền vững, giúp hạn chế bớt những công nghệ lạc hậu và thúc đẩy phát triển các công nghệ sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường. Những xu hướng này mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế và cho các doanh nghiệp của quốc gia nhận đầu tư.

Thứ ba, FTA giúp những quốc gia thành viên chuyển hướng và đa dạng hóa đối tác đầu tư.

Tham gia FTA không chỉ giúp thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ nước thành viên mà còn thu hút FDI từ các nước bên ngoài FTA. Việc tham gia nhiều FTA sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư mới và chia sẻ bớt sự phụ thuộc vào một số đối tác lớn. Mặc dù việc “không phụ thuộc vào bất cứ đối tác đầu tư nào” trong thời đại toàn cầu hóa này là điều không thể và các quốc gia buộc chấp nhận các mối liên kết kinh tế như một thực tiễn khách quan nhưng để không phụ thuộc quá mức vào một thị trường nhất định thì việc tham gia FTA có thể là một giải pháp hữu hiệu khi mà việc ký các FTA với các khu vực thị trường trọng điểm giúp tạo động lực chuyển hướng đầu tư và đa phương hóa, đa dạng hóa đối tác đầu tư.

Thứ tư, FTA giúp chuyển dịch cơ cấu lĩnh vực đầu tư.

FTA có cam kết mở cửa trong một số lĩnh vực về công nghiệp và dịch vụ có thế giúp thu hút đầu tư FDI vào các ngành nghề thuộc lĩnh vực này. Các nước phát triển có sự hạn chế của các nhân tố phát triển như: vốn, lao động, khoa học công nghệ, kỹ thuật, thị trường,… sẽ ký những cam kết tạo ưu tiên đầu tư phát triển các ngành, những lĩnh vực có tác dụng như “đầu tàu” lôi kéo toàn bộ nền kinh tế cùng phát triển. Các lĩnh vực phải được chọn lọc để tập trung nguồn lực đang còn khan hiếm của quốc gia cho việc sử dụng vốn có hiệu quả. Trong hiện tại và tương lai các ngành này có tác động thúc đẩy các ngành khác tạo đà cho sự tăng trưởng chung, sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực.

2.3.2. Tác động tiêu cực

Bên cạnh các tác động tích cực thì FTA có thể mang đến một số tác động tiêu cực gây giảm lượng vốn FDI vào một quốc gia trong một số trường hợp nhất định.

Thứ nhất, FTA có thể làm giảm FDI theo chiều ngang.

FDI theo chiều ngang được hình thành với mục đích đặt sản xuất gần với người tiêu dùng nước ngoài do đó tránh được chi phí thương mại. Nếu các công ty đa quốc gia có tất cả các nhà máy sản xuất và cả trụ sở chính ở nước chủ nhà, họ có thể hưởng lợi từ quy mô kinh tế nhưng phải trả chi phí biên cho việc xuất khẩu sang nước sở tại. Nếu họ có nhà máy ở mỗi nước sở tại, họ có thể tránh được các chi phí thương mại như chi phí vận chuyển và thuế quan nhưng sẽ trả chi phí cố định cao hơn cho các nhà máy đặt tại nước ngoài. Khi chi phí thương mại tăng lên, các nhà xuất khẩu sẽ gặp phải chi phí cận biên cao hơn. Do đó, họ có động lực lớn hơn để xây dựng một nhà máy ở nước sở tại và bán sản phẩm của họ trực tiếp. Nếu chi phí thương mại giảm, thì các công ty đa quốc gia có thể tập trung hoạt động của họ ở một quốc gia và phát triển dòng chảy thương mại với các quốc gia sở tại hơn là mở các nhà máy ở mỗi quốc gia. Vì thế với những cam kết giảm thuế quan, chi phí thương mại giảm, điều này làm triệt tiêu động cơ của các nhà đầu tư nước ngoài.

FTA được ký kết nhằm giảm chi phí thương mại. Do FDI theo chiều ngang chiếm ưu thế so với FDI theo chiều dọc ở các cặp quốc gia trong khối OECD, trình độ chênh lệch nhỏ, FTA có thể có tác động tiêu cực đến FDI. Ngược lại, FDI theo chiều dọc chiếm ưu thế so với FDI theo chiều ngang ở các nước ngoài khối OECD, các cặp mà sự khác biệt về trình độ là lớn. Do đó, FTA sẽ có tác động tích cực lên FDI ở các quốc gia ngoài OECD (Yong Joon Jang, 2011). Cũng theo bài nghiên cứu của ông, hiệp định thương mại giữa hai quốc gia có thể tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế tùy thuộc vào trình độ phát triển từng thành viên, cụ thể nếu một quốc gia phát triển ký hiệp định thương mại với một quốc gia phát triển khác thì lượng FDI vào quốc gia của họ có thể bị giảm bởi hiệp định này.

Thứ hai, FDI có thể bị giảm sút ở một nước thành viên do sự cạnh tranh về lợi thế địa điểm trong cùng một khu vực khi mà quốc gia trong khu vực đó cùng tham gia FTA và có nhiều lợi thế địa điểm hơn các quốc gia còn lại. Điều này có thể khiến lượng FDI bị phân bổ và chuyển hướng sang quốc gia này. Lợi thế địa điểm không chỉ giới hạn ở vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên mà còn bao gồm văn hóa, pháp luật, chính trị, thể chế, môi trường, lao động và cơ cấu thị trường, trong đó, chính sách của Chính phủ cũng quan trọng bởi vì thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp, và các hàng rào phi thuế quan ảnh hưởng đến quyết định đầu tư để xác định vị trí đầu tư ở nước ngoài. Vì thế để tránh tình trạng phải “chia sẻ” nguồn vốn FDI sang các quốc gia khác, thì điều quan trọng là quốc gia đó phải tạo ra và duy trì, phát triển được lợi thế địa điểm của mình.

CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU TỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM. 3.1. Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 2016 – 2020.

3.1.1. FDI vào Việt Nam

Giai đoạn 2016 – 2019: quy mô dự án tăng đều qua các năm. Cụ thể số lượng dự án tăng từ 5% đến 23%, số vốn đăng ký tăng từ 5% đến 38% và số vốn thực hiện tăng từ 7% đến 11%. Giai đoạn này, kinh tế thế giới chưa có những cải thiện đáng kể về mức tăng trưởng, dao động từ 3,1% đến 3,7%. Đối với Việt Nam, đây là giai đoạn tăng cường hội nhập sâu với thế giới và có những cải thiện về chính sách liên quan đến vấn đề đầu tư.

Cục Đầu tư nước ngoài (ĐTNN - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, 20 tháng 12 năm 2020, Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, FDI vào Việt Nam tính lũy kế đến hết tháng 12-2020 có một số đặc điểm: 139 quốc gia, vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam với 33.070 dự án, tổng vốn đăng ký 384 tỷ USD. Hàn Quốc dẫn đầu, tiếp theo là Nhật Bản, Singapore, Đài Loan,…

Mặc dù, năm 2020 là năm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng là rất nhiều, nhưng qua lượng vốn đầu tư vào Việt Nam trong năm 2020 có hơn 2.522 dự án cấp mới đã phần nào khẳng định được vị thế, lòng tin, sự thu hút FDI vào Việt Nam ngày càng tăng, và có triển vọng hơn trong những năm tới.

3.1.1.1. FDI theo lĩnh vực đầu tư

Công nghiệp chế biến, chế tạo Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa Xây dựng Vận tải kho bãi Giáo dục và đào tạo Hoạt động kinh doanh bất động sản Dịch vụ lưu trú và ăn uống Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy Khai khoáng Thông tin và truyền thông

15,132 152 1,755 877 581 941 891 5,181 108 2,323

Thông tin và truyền thông Giáo dục và đào tạo Khai khoáng Vận tải kho bãi Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe

máy

Xây dựng Dịch vụ lưu trú và ăn uống Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa Hoạt động kinh doanh bất động sản Công nghiệp chế biến, chế tạo

0 100,000 200,000 300,000

Biểu đồ 3. b: Tổng vốn đầu tư đăng ký theo ngành tại Việt Nam đến 20/12/2020 (triệu USD)

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài

Theo thống kê của cục đầu tư về ngành đầu tư trong khoảng năm 2016-2020 sự phân hóa đầu tư vào các ngành có xu hướng thay đổi lớn theo các năm và phân hóa không đều vào các ngành. về ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn đứng đầu trong thu hút FDI nhưng theo các năm tăng, giảm không đều, từ vị trí ngành đầu tư đứng thứ 2 có nhiều sự thay đổi tùy thuộc vào từng năm có các ngành được đầu tư nhiều, ít. Đến 20/12/2020 thì ngành công nghiệp chế biến có số dự án còn hiệu lực nhiều nhất với tổng vốn đầu tư đăng ký là 226,490.20 triệu USD, đứng thứ 2 là ngành bất động sản với số dự án còn hiệu lực là 941 và vống là 60,057.32 triệu USD, tiếp theo là Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa; ngành lưu trú và ăn uống,…

Nhìn chung, FDI vào Việt Nam có sự tăng trưởng trong những năm qua, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam thông qua cung cấp nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Qua các số liệu, phân tích nêu trên có thể thấy vốn FDI tập trung vào ngành chế biến, chế tạo chủ yếu đòi hỏi kỹ năng thấp. Nguyên nhân nhà đầu tư nước ngoài muốn tận dụng nhân công giá rẻ và lợi thế thị trường nội địa tại Việt Nam. Theo IMF, tiêu chí thu hút vốn FDI tốt là: “Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào khu vực chế tác, thuộc công nghệ cao, đầu tư dài hạn”. Từ đó, có thể thấy chất lượng nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay là chuyển sang định hướng đổi mới, khoa học, sáng tạo trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.

FDI từ các quốc gia đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực tại Việt Nam. Các lĩnh vực đầu tư đang còn chênh lệch nhiều. Do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn ra phức tạp ảnh hưởng nhiều tới thu hút FDI vào các ngành của Việt Nam, số lượng dự án mới đăng ký thấp hơn so với các năm trước.

3.1.1.2. FDI theo đối tác đầu tư. Hàn Q uốc Nhật Bản Singa pore Đài L oan Hồng Kông Britis hVirg inIsla nds Trung Quốc Malay sia Thái Lan Hà La n Hoa K ỳ Samo a Caym an Isl ands Cana da Vươn g quố c Anh Pháp CHLB Đức Luxe mbou rg Thụy Sỹ Austr alia Seyc helles Bỉ - 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 10,000

Biểu đồ 3. c: Các dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam tính tới ngày 20/12/2020 theo đối tác đầu tư

Hàn Q uốc Nhật Bản Singa pore Đài L oan Hồng Kông Britis hVirg inIsla nds Trung Quốc Malay sia Thái Lan Hà La n Hoa K ỳ Samo a Caym an Isl ands Cana da Vươn g quố c Anh Pháp CHLB Đức Luxe mbou rg Thụy Sỹ Austr alia Seyc helles Bỉ 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000

Biểu đồ 3. d: Tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam tính đên ngày 20/12/2020 theo đối tác đầu tư tính (triệu USD)

Nhìn chung về số lượng đối tác đầu tư FDI vào Việt Nam từ 2015-2020 tăng đáng kể đến hết năm 2020 có 139 quốc gia đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Với tổng số dự án còn hiệu lực đến 20/12/2020 là 33,070 dự án với tổng vốn đăng ký là 384,1 tỷ USD. Hàn Quốc đứng đầu 8,983 dự án còn hieeuk lực với 70,65 tủy USD vốn đăng ký, đứng thứ hai và ba là Nhật Bản, Singgapore số dự án còn hiệu lực lần lượt là 4.632 dự án và 2.629 dự án với tổng vốn đăng ký là 60,3 tỷ USD và 56,6 tỷ

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu tác ĐỘNG của HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO VIỆT NAM – EU đến đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI tại VIỆT NAM và một số hàm ý CHÍNH SÁCH (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)