Những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu tác ĐỘNG của HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO VIỆT NAM – EU đến đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI tại VIỆT NAM và một số hàm ý CHÍNH SÁCH (Trang 70 - 72)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam dưới tác động của EVFTA

3.4.2. Những hạn chế, tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thu hút và sử dụng vốn FDI thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế, bất cập như liên kết của khu vực FDI với khu vực trong nước và hiệu ứng lan tỏa năng suất chưa cao, chuyển giao công nghệ từ khu vực FDI chưa đạt hiệu quả mong muốn, FDI từ các tập đoàn xuyên quốc gia vào lĩnh vực sử dụng cơng nghệ cao, cơng nghệ nguồn cịn hạn chế, một số dự án FDI chưa tuân thủ nghiêm túc quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.

Thứ nhất, hiệu quả đầu tư không cao so với tiềm năng và thế mạnh của doanh nghiệp FDI, không tạo được sự phát triển lan tỏa ra các ngành, khu vực làm mất cân đối trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu vùng kinh tế của Việt Nam.

Vì mục tiêu lợi nhuận, tận dụng EVFTA giúp thúc đẩy đầu tư mà các doanh nghiệp FDI thường đầu tư vào những ngành, lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao như: công nghiệp chế biến chế tạo, sản xuất phân phối điện, kinh doanh bất động sản,...Đầu tư trực tiếp nước ngồi vào nơng nghiệp và nông thôn, giáo dục, y tế, thể thao, các hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng,...chiếm tỷ lệ còn thấp và chậm được cải thiện. Về địa bàn đầu tư cũng tương tự: đầu tư vào các vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn cịn rất hạn chế, trong khi đó lại đầu tư quá nhiều vào một số khu

vực đô thị, các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này cũng gây ra hệ lụy làm gia tăng khoảng cách phát triển giữa vùng đô thị và vùng nông thôn, giữa miền ngược và miền xuôi. Hơn nữa FDI tập trung quá nhiều vào các thành phố lớn sẽ càng gia tăng sức ép cho các đô thị này về dân số, hạ tầng đô thị.

Mặt khác, những dự án FDI nhỏ vẫn còn quá nhiều. Lượng vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực cần ưu tiên là chế biến, chế tạo cũng đang giảm dần. Ngành này luôn đứng đầu về lượng FDI từ EU vào nước ta nhưng đến quý I/2020 đã tụt xuống vị trí thứ 4. Đáng chú ý, vốn FDI đổ vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản lại tăng đột biến về tổng vốn đầu tư đăng ký, vươn lên dẫn đầu quý I/2020. Ngồi ra, tác động lan tỏa của FDI vẫn khơng như kỳ vọng, chưa tạo ra hỗ trợ rõ nét và thậm chí cịn đang dần lấn sân các doanh nghiệp trong nước. Điều này đang tạo ra sự chênh lệch ngày càng lớn giữa “phần ngoại” và “phần nội” trong nền kinh tế, trong đó “phần ngoại” đang tăng lên cịn “phần nội” đang giảm xuống; đồng thời, khiến tăng trưởng GDP và xuất khẩu ngày một gia tăng lệ thuộc vào khu vực FDI, còn sản xuất của khối doanh nghiệp trong nước lại gặp rất nhiều khó khăn.

Theo TS Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), với nước đang phát triển, điều quan trọng nhất cần từ FDI là tính lan tỏa về kỹ năng, lao động chất lượng cao, khoa học kỹ thuật và trình độ quản lý. Thế nhưng, đây lại là hạn chế của FDI tại Việt Nam vì tính lan tỏa chưa như kỳ vọng, chưa tác động tới nhiều doanh nghiệp trong nước. Nguy hại hơn, nếu quản lý vĩ mơ khơng tốt, dịng vốn FDI đổ vào ồ ạt có thể cịn tạo ra lạm phát, bong bóng bất động sản, làm tăng giá đồng USD gây hại cho xuất khẩu.

Thứ hai, chuyển giao công nghệ thông qua EVFTA chưa như kỳ vọng.

Nhiều nhà đầu tư FDI lợi dụng EVFTA để chuyển giao công nghệ lạc hậu vào Việt Nam, khiến nước ta trở thành “bãi rác” công nghệ. Doanh nghiệp Việt cần hết sức tỉnh táo khi đầu tư vào các dây chuyền công nghệ giá rẻ của các nước khác xuất sang. Bởi lẽ nếu các nước xung quanh thay đổi hệ thống công nghệ cao hơn, năng suất lao động của họ sẽ cao hơn và chi phí giảm xuống. Trong khi nếu Việt Nam “ôm” vào công nghệ kém hiện đại hơn thì sẽ khó có thể cạnh tranh nổi khơng chỉ với thị trường xuất khẩu mà cả thị trường trong nước.

Các quốc gia phát triển có xu hướng dịch chuyển cơng nghệ lạc hậu sang các nước đang và chậm phát triển để bản thân các nước đó tiếp tục nghiên cứu và đưa vào sử dụng các công nghệ khác hiện đại, tiên tiến hơn. Công nghệ lạc hậu, chất lượng kém, không những ảnh hưởng mơi trường, cịn đẩy lùi sự phát triển cơng nghệ của Việt Nam.

Ngồi ra, bên việc đầu tư cơng nghệ thấp, các doanh nghiệp FDI còn đầu tư sai địa điểm, sai mục đích, cơng suất sử dụng thấp so với mức tối đa cho phép, trình độ người lao động thấp, khơng có khả năng tiếp thu và vận hành cơng nghệ hiện đại... dẫn đến tình trạng chuyển giao cơng nghệ chưa được như kỳ vọng. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần phải hết sức cẩn thận trước những mặt trái của EVFTA trong vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Thứ ba, những cam kết trong EVFTA cịn nhiều lỗ hổng, vơ tình làm gia tăng hiện tượng chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

Về cơ bản chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đồn qua biên giới khơng theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các cơng ty đa quốc gia trên toàn cầu. Như vậy, chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết. Hành vi ấy có đối tượng tác động chính là giá cả.

Ở Việt Nam, vấn đề “chuyển giá” diễn ra không phải mới đây, mà đã xuất hiện từ nhiều năm trước, khi các nguồn vốn FDI ồ ạt đổ vào một nền kinh tế mới nổi như nước ta. Thực tiễn cho thấy, “chuyển giá” tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng và gây nhiều khó khăn, lúng túng cho các cơ quan chức năng để phát hiện và xử lý vấn đề này. Khó khăn lớn nhất đối với Việt Nam trong việc xử lý “chuyển giá” là lĩnh vực thuế.

Tận dụng EVFTA để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam đã có nhiều chính sách ưu đãi về thuế, tài chính…FDI. Nhờ đó, tỷ trọng đóng góp vào GDP của khối doanh nghiệp FDI cũng ngày càng cao, tuy nhiên, việc kê khai, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của một số doanh nghiệp FDI chưa thật sự tương xứng với kỳ vọng. Hiện tượng các doanh nghiệp FDI kê khai, báo lỗ khá phổ biến, chiếm khoảng 50% tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên cả nước, trong đó có nhiều nguyên nhân, nhưng phải kể đến hành vi chuyển giá.

Việc chuyển giá từ doanh nghiệp FDI có nhiều tác động tiêu cực đối với phát triển kinh tế Việt Nam như chuyển giá sẽ làm thất thu thuế, dẫn đến thất thu ngân sách; gia tăng giá trị nhập khẩu, tác động tiêu cực đến cán cân thương mại và cán cân thanh tốn; làm mơi trường kinh doanh trong nước xấu đi; thứ tư, góp phần làm sụt giảm hiệu quả sử dụng vốn FDI nói riêng và vốn nói chung. Vì vậy, hoạt động chuyển giá không chỉ làm thất thu ngân sách nhà nước, mà cịn tạo ra mơi trường cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Do đó, Việt Nam cần tìm hiểu kỹ những cam kết về đầu tư trong EVFTA cũng như pháp luật trong nước để nâng cao hiệu quả dòng vốn FDI.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu tác ĐỘNG của HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO VIỆT NAM – EU đến đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI tại VIỆT NAM và một số hàm ý CHÍNH SÁCH (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)