A. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH
1. Cơ sở lý luận
- Căn cứ: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII; Nghị quyết số 28/2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Nghị quyết số 28/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới; Chỉ thị số 07/2011 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết số 28/2008. Nghị quyết số 24/2018 của Bộ Chính trị về chiến lược quốc phòng Việt Nam; Kết luận số 31/2018 của Bộ Chính trị về chiến lược Quân sự Việt Nam; Hiến pháp năm 2013.
- Căn cứ: Luật Quốc phòng 2018, đã quy định, cụ thể tại: + Khoản 3 Điều 19, Chính phủ quy định việc thi hành quyết định ban bố, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.
+ Khoản 10 Điều 21, Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy đơn vị Quân đội, cơ quan, tổ chức, địa phương liên quan thi hành lệnh thiết quân luật, lệnh bãi bỏ lệnh thiết quân luật
+ Khoản 6 Điều 22, Chính phủ quy định trình tự ban bố lệnh giới nghiêm; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương liên quan thi hành lệnh giới nghiêm.
- Luật và các Nghị định có liên quan: Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015; Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật An ninh quốc gia năm 2005; Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp số 20/2000; Nghị định số 74/2007 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An ninh quốc gia; Nghị định số 74/2002 về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp khi có tình hình đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Nghị định số 77/2010 về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng.
2. Cơ sở thực tiễn