Nghị định 02 xác định các trường hợp và quyền ra mệnh lệnh sử dụng đơn vị Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ trong

Một phần của tài liệu nghi_dinh_21 (Trang 40 - 44)

lệnh sử dụng đơn vị Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng. Cụ thể:

+ Các trường hợp sử dụng Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ thực hiện các biện pháp quân sự bắt giữ, giải tỏa, đánh chiếm các mục tiêu: Xảy ra bạo loạn chính trị kết hợp bạo loạn vũ trang trên địa bàn; Xảy ra bạo loạn chính trị có các lực lượng tác chiến đặc biệt, lực lượng phản ứng nhanh của bên ngoài hỗ trợ cướp chính quyền nhân dân; Lực lượng phản động có vũ trang xây dựng căn cứ bất hợp pháp trên địa bàn, tạo dựng cơ sở cho lực lượng quân sự bên ngoài tiến công xâm lược; Lực lượng quân sự ở bên ngoài tiến hành các hoạt động tập kích hỏa lực, xâm lấn biên giới, vùng biển, vùng trời của Tổ quốc.

+ Thẩm quyền ra lệnh sử dụng Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ quyết định của Chủ tịch nước, của Ban chỉ huy tình trạng khẩn cấp về quốc phòng Trung ương ra mệnh lệnh điều động lực lượng, vũ khí, trang bị, phương tiện của Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ và thực hiện các biện pháp trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng. Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện căn cứ mệnh lệnh của Tư lệnh quân khu quyết định của Ban chỉ huy tình trạng khẩn cấp về quốc phòng cấp tỉnh, cấp huyện ra mệnh lệnh điều động lực lượng, vũ khí, trang bị, phương tiện của cơ quan, đơn vị thuộc quyền để xử lý các tình huống; thực hiện các biện pháp trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng trên địa bàn quản lý; đề xuất việc động viên quân nhân dự bị, huy động Dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật về dự bị động viên, dân quân tự vệ để tăng cường lực lượng, sẵn sàng xử lý các tình huống trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.

+ Quy định trong các trường hợp có tình huống đột xuất, diễn biến phức tạp, uy hiếp nghiêm trọng, yêu cầu phải xử lý khẩn trương để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chính quyền nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sử dụng lực lượng Quân đội nhân dân đến cấp sư đoàn (tương đương) và Dân quân tự vệ trên địa bàn để xử lý các tình huống; sau khi ra mệnh lệnh, báo cáo với Ban chỉ huy tình trạng khẩn cấp về quốc phòng Trung ương, Chủ tịch nước; Tư lệnh quân khu sử dụng lực lượng Quân đội nhân dân đến cấp trung đoàn (tương đương) và Dân quân tự vệ trên địa bàn để xử lý các tình huống; sau khi ra mệnh lệnh, báo cáo với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Ban chỉ huy tình trạng khẩn cấp về quốc phòng Trung ương.

Điều 15: Trách nhiệm của các Bộ, ngành Trung ương liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp (Nghị định số 32 là điều 10).

Điều 16: Thi hành quyết định bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng (Nghị định số 32 là điều 11).

3. Chương III. Thi hành Lệnh thiết quân luật, lệnh bãi bỏ lệnh thiết quân luật: Gồm 7 điều (từ Điều 17 đến Điều bỏ lệnh thiết quân luật: Gồm 7 điều (từ Điều 17 đến Điều 23) so với Nghị định số 32 nhiều hơn 1 điều. Trong đó có Điều 19 là điều mới so với Nghị định số 32.

Điều 17: Báo cáo, đề xuất ban bố lệnh thiết quân luật, lệnh bãi bỏ lệnh thiết quân luật (Nghị định số 32 là điều 12).

Điều 18: Tổ chức thi hành lệnh thiết quân luật (Nghị định số 32 là điều 13). Nghị định 02 làm rõ hơn nghị định 32 như sau:

Một phần của tài liệu nghi_dinh_21 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(51 trang)