XVII. TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM
b) Triển khai thực hiện:
- Về nước thải
+ Triển khai xây dựng hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải khu dân cư theo quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch nông thôn mới đã được duyệt, đảm bảo yêu cầu tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải, tối thiểu phải có hệ thống mương thoát (tối thiểu phải thu gom đạt 80% lượng nước cấp để xử lý), mạng lưới cống, điểm thu gom nước thải (hố ga, hố lắng);
+ Áp dụng các biện pháp sơ xử lý nước thải trước khí thải ra môi trường tiếp nhận (lắng lọc qua hố lắng, bể tự hoại, hồ điều hòa,...), cần tận dụng các ao hồ, kênh, rạch, để thoát nước và làm sạch nước thải tự nhiên.
- Về chất thải rắn.
+ Để đảm bảo không xẩy ra tình trạng vỏ bao bì, dụng cụ đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nông nghiệp hết hạn sử dụng bị vứt, đổ bừa bãi ra môi trường, chính quyền địa phương cần thực hiện một số nội dung sau:
Thực hiện tuyên truyền vận động, hướng dẫn người dân, các doanh nghiệp có phát thải vỏ bao bì, dụng cụ đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nông nghiệp hết hạn sử dụng thực hiện thu gom, lưu trữ, xử lý theo quy định về quản lý chất thải.
Riêng bao gói thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý theo hướng dẫn tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư liên tịch
số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/05/2016 của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài nguyên và Môi trường của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài nguyên và Môi trường; Tuyên truyền vận động người dân và
doanh nghiệp có liên quan thực hiện trách nhiệm theo quy định Điều 5 và Điều 6 Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày
16/05/2016.
Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, giám sát việc thu gom và tổng hợp tình hình phát sinh, thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV, đựng phân bón đã qua sử dụng.
Giao tổ chức cá nhân thực hiện việc tham mưu, quản lý, hướng dẫn kiểm tra việc thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV, đựng phân bón đã qua sử dụng trên địa bàn xã.
+ Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt:
* Ban hành phương án thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến khu xử lý chất thải rắn hợp vệ sinh, hoặc nhà máy xử lý CTR trong đó nêu rõ: + Đơn vị phụ trách thu gom, vận chuyển: UBND xã giao đơn vị phụ trách thu gom, vận chuyển cho Công ty hoặc HTX, tổ đội vệ sinh môi trường (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề thu gom, vận chuyển rác thải, Quyết định thành lập,...)
+ Chủng loại, số lượng phương tiện vận chuyển: xe đẩy tay, xe kéo, xe chuyên dụng vận chuyển rác thải và số lượng tương ứng đối với từng loại. + Cách thức phân loại: Thực hiện tuyên truyền, vận động phân loại tại hộ gia đình, phân loại tách từng loại rác hữu cơ, vô cơ tại điểm trung chuyển,...bố trí các thiết bị lưu chứa có kích thước phù hợp, có màu sắc phân biệt, cụ thể: Chất thải hữu cơ: khuyến khích dùng chất thải hữu cơ dùng cho chăn nuôi gia súc; xử lý bằng cách chôn lấp cùng với phân gia súc trong đất ruộng, vườn hoặc xử lý bằng chế phẩm sinh học để làm phân bón cho nông nghiệp. Các chất thải rắn như kính vỡ, sắt thép, gỗ, bao bì giấy, chất dẻo có thể tái chế, tái sử dụng hoặc bán cho đơn vị thu gom.
+ Chất thải rắn vô cơ không thể tái chế, tái sử dụng: hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom để xử lý tập trung theo hình thức chôn lấp hợp vệ sinh hoặc công nghệ đốt.
+ Tần suất, lịch trình thu gom đối với từng cụm dân cư: nêu rõ số lần thu gom rác thải trong 1 tuần (tối thiểu 1 tuần 1 lần) tùy theo điều kiện thực tế phát sinh chất thải sinh hoạt tại địa phương.
+ Vị trí các điểm trung chuyển (nếu có) hoặc điểm thu gom, tập kết rác theo quy hoạch được duyệt;
+ Kinh phí hỗ trợ thu gom, vận chuyển rác thải hằng năm.
* Điểm tập kết rác trong khu dân cư (nếu có) đảm bảo hợp vệ sinh khi đáp ứng các yêu cầu:
+ Về quy hoạch: phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch nông thôn mới đã được duyệt; Đối với điểm trung chuyển khoảng cách an toàn về môi
trường tuân theo QCXDVN 01:2008/BXD, cụ thể: Phải bố trí trạm trung chuyển chất thải rắn nhằm tiếp nhận và vận chuyển hết khối lượng chất thải rắn trong phạm vi bán kính thu gom đến khu xử lý tập trung trong thời gian không quá 48 giờ; Đảm bảo cách ly vệ sinh tới các khu vực lân cận, tốt nhất ở cuối hướng gió chủ đạo; Khoảng cách an toàn môi trường của trạm trung chuyển chất thải rắn ≥ 20m.
+ Bán kính phục vụ và diện tích tối thiểu của trạm trung chuyển được quy định cụ thể như sau:
Loại và quy mô trạm trung chuyển
Công suất (tấn/ngày)
Bán kính phục vụ
tối đa (km) Diện tích tối thiểu (m2)
Trạm trung chuyển không chính thống (không có các hạ tầng kỹ thuật)
Cỡ nhỏ <5 0.5 20
Cỡ vừa 5-10 1.0 50
Cỡ lớn >10 7.0 50
Trạm trung chuyển chính thống (có các hạ tầng kỹ thuật)
Cỡ nhỏ <100 10 500
Cỡ vừa 100-500 15 1000
Cỡ lớn >500 30 5000
- Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật trạm trung chuyển phải đáp ứng yêu cầu theo QCVN 07-9:2016/BXD, bao gồm: Tường chắn, sân bãi, đường vào, hệ thống thu gom, xử lý nước thải (mương tiêu thoát, hố ga hố lắng nước rỉ rác); Khu phân loại lưu giữ vật liệu tái chế), hệ thống cây xanh xung quanh.