XX. TIÊU CHÍ KHU DÂN CƯ NTM KIỂU MẪU
3. Tiêu chí Kết cấu hạ tầng:
3.1. Giao thông: Xã đạt chỉ tiêu Giao thông khi đáp ứng các yêu cầu:
a. Tất cả các điểm giao nhau của các đường giao thông từ đường trục thôn trở lên phải có biển báo giao thông:
+ Yêu cầu tất cả các điểm giao nhau của các đường giao thông từ đường trục thôn trở lên phải có biển báo giao thông. Kết quả thực hiện được thống kê theo Phụ lục số 01 gửi kèm.
+ Quy định đạt chuẩn đối với việc lắp đặt biển báo giao thông tại các điểm giao như sau: Lựa chọn một trong các biển báo giao thông: Số W.205, W.206b, W.207, W.208 để lắp đặt tại các điểm giao của đường trục xã, liên xã, trục thôn, liên thôn đúng quy định tại QCVN 41:2016/BGTVT, cụ thể một số nội dung về cấu tạo của biển báo và vị trí lắp đặt như sau:
+ Biển hình tam giác kích thước 0,7x0,7x0,7m, viền đỏ, nền vàng, trên có vẽ hình màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu; được dán phản quang để thấy rõ cả ban ngày và ban đêm.
+ Cột biển báo được làm bằng vật liệu bằng thép có đường kính tiết diện cột tối thiểu 8cm, có chiều cao sao cho sau khi lắp dựng thì độ cao tính từ mép dưới của biển đến mặt đường là 1,8m đối với đường ngoài khu đông dân cư và 2,0m đối với đường trong khu đông dân cư.
+ Biển báo được đặt thẳng đứng, về phía tay phải và mặt biển vuông góc với chiều đi, cách mép đường xe chạy từ 0,5m đến 1,7m (phía ngoài của lề đường) trước điểm giao nhau 50m; chân cột được chôn chắc chắn trong hố kích thước 30x30x40cm bằng bê tông xi măng M150.
b. Tỷ lệ đường trục thôn, xóm được bê tông hóa, nhựa hóa đạt chuẩn: 100%. - Yêu cầu 100% tuyến đường trục thôn, liên thôn nằm trong quy hoạch xây dựng NTM của xã phải được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo tối thiểu Bnền=5,0m, Bmặt=3,5m.
- Yêu cầu 100% tuyến đường ngõ xóm nằm trong quy hoạch xây dựng NTM của xã phải được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo tối thiểu Bnền =5,0m, Bmặt=3,0m.
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu này được thống kê theo Phụ lục số II.5 -II.7 c. Tỷ lệ đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện: 100%.
Yêu cầu 100% tuyến đường trục chính nội đồng nằm trong quy hoạch xây dựng NTM của xã phải được cứng hóa đảm bảo tối thiểu Bnền=5,0m, Bmặt =3,0m đảm bảo xe cơ giới đi lại thuận lợi. Kết quả thực hiện được thống kê theo Phụ lục 02 gửi kèm theo.
d. Tỷ lệ đường trục xã, trục thôn có hệ thống đèn điện chiếu sáng: ≥90%. - Yêu cầu tối thiểu: 90% tỷ lệ đường trục xã, trục thôn có hệ thống đèn chiếu sáng. Kết quả thực hiện được thống kê theo Phụ lục 03 gửi kèm theo.
- Quy định đạt chuẩn đối với việc lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng như sau: Có thể lựa chọn loại cột đèn, bóng đèn và dây dẫn phù hợp điều kiện thực tế của tuyến đường, của địa phương nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: + Bảo đảm các chức năng về chiếu sáng, định vị, dẫn hướng cho các đối tượng tham gia giao thông hoạt động an toàn về ban đêm;
+ Các cột đèn phải được lắp dựng chắc chắn, thẳng hàng ở mép ngoài của lề đường; bảo đảm mỹ quan, an toàn, tiết kiệm trong quá trình vận hành sử dụng.
Các nội dung khác của tiêu chí số 2 theo hướng dẫn của Sở GTVT về thực hiện tiêu chí số 2 - Giao thông theo Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2017-2020 (Văn bản số 2261/SGTVT-KH ngày 14/8/2017).
3.2. Thủy lợi:
a. Xã đạt chỉ tiêu Thủy lợi khi đáp ứng các yêu cầu:
* Các vùng, khu sản xuất hàng hóa tập trung có ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước:
+ Vùng, khu sản xuất hàng hóa tập trung là nơi sản xuất tập trong các loại nông sản hàng hóa (rau củ quả, cam, bưởi, chè...) có diện tích liền vùng tối thiểu: đối với cây cam, bưởi là 10 ha; rau củ quả là 20 ha và chè công nghiệp 100 ha.
+ Xã được đánh giá đạt chỉ tiêu “Các vùng, khu sản xuất hàng hóa tập trung có ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước” tất cả các vùng, khu sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung cần tưới (rau củ quả, cam, bưởi, chè...) trên địa bàn có ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. * Tỷ lệ vườn hộ có ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm: ≥30%.
Công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là phương pháp sử dụng thiết bị - tiên tiến cấp nước tưới theo nhu cầu của cây trồng kịp thời và hiệu quả nhất (tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt...).
- Tỷ lệ vườn hộ có ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm:
Trong đó:
+ Ttk: Tỷ lệ vườn hộ có ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. + H1: Số vườn hộ đã lắp đặt, vận hành hệ thống tưới cho cây trồng theo công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
+ H: Số vườn hộ trên địa bàn xã có sản xuất cây trồng cạn.
Xã được đánh giá đạt chỉ tiêu “Tỷ lệ vườn hộ có ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm” khi Ttk ≥ 30%.
* Hồ sơ đánh giá
- Biểu thống kê vùng, khu sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung trên địa bàn xã có xác nhận của UBND cấp huyện;
- Biểu thống kê vùng, khu sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung có ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn xã có xác nhận của UBND cấp huyện.
- Biểu thống kê vườn hộ sản xuất các loại cây trồng cạn (có chữ ký của từng hộ sản xuất và xác nhận của UBND cấp huyện);
- Biểu thống kê vườn hộ sản xuất các loại cây trồng cạn lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, ghi rõ nguồn nước, công trình phục vụ tưới (có chữ ký của từng hộ sản xuất và xác nhận của UBND cấp huyện).
3.3. Trường học:
- Xã đạt Chỉ tiêu Trường học khi đáp ứng yêu cầu: Cơ sở vật chất các trường: Mầm non, tiểu học và THCS (nếu có) trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia; trong đó có ít nhất 1 trường mầm non hoặc tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.
- Thực hiện theo Hướng dẫn số 1191/SGDĐT-VP ngày 15/8/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo.
3.4. Cơ sở vật chất văn hóa:
Xã đạt chỉ tiêu Cơ sở vật chất văn hóa khi đáp ứng các yêu cầu sau: a. Xã và các thôn đều có cổng chào:
- Đối với xã: Mỗi xã có ít một cổng chào, vị trí phù hợp trên tuyến đường chính vào xã, Cổng chào xây dựng bằng bê tông hoặc các loại kết cấu khác tùy từng địa phương nhưng phải có phê duyệt thiết kế kỹ thuật của cơ quan
chuyên môn, đảm bảo tiêu chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn an toàn giao thông đối với tuyến đường đó.
- Đối với thôn: Mỗi thôn có ít nhất một cổng chào thôn hoặc cổng làng, tại một vị trí trang trọng, phù hợp trên tuyến đường chính vào thôn. Khi xây dựng cổng chào thôn hoặc cổng làng phải có phê duyệt thiết kế kỹ thuật, đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng giao thông và các hoạt động khác ở địa phương.
- Khuyến khích các thôn xây dựng cổng làng, cổng làng được xem là bộ mặt, là biểu tượng cho nếp sống, cốt cách của người dân sống trong làng. Cổng làng nên thiết kế phù hợp, không cần thiết phải xây quá to gây lãng phí mà kiến trúc làm sao thể hiện bản sắc của văn hóa Việt Nam, giữ được cái hồn cốt và giá trị thiêng liêng của làng.
- Việc cắm cờ, gắn tên gọi, gắn biểu ngữ hoặc câu đối trên cổng chào hoặc cổng làng phải trang nghiêm đúng quy định của nhà nước, có ý nghĩa truyền thông và ý nghĩa giáo dục con người.
b. Tỷ lệ hàng rào bằng cây xanh hoặc phủ bằng cây xanh tại Nhà văn hóa, Khu thể thao xã và thôn ≥ 90%:
Khuôn viên trung tâm văn hóa - thể thao xã, nhà văn hóa thôn phải có hàng rào xanh, trường hợp đã xây dựng hàng rào khác thì tiếp tục bổ sung bồn cây xanh dọc theo bờ trong hoặc bờ ngoài hàng rào.
Hàng rào cây xanh được cắt, tỉa gọn gàng, tránh tình trạng lấn chiếm hành lang, lề, lòng đường gây mất mỹ quan ảnh hưởng giao thông và sinh hoạt của nhân dân.