nghệ tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ
2.2.1 Bộ máy quản lý nhân viên trắc địa tại Trung tâm Kỹ thuật công nghệ tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ
Trung tâm Kỹ thuật công nghệ tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Sở Tài nguyên và môi trường, được giao tự chủ một phần kinh phí chi thường xuyên. Tuy nhiên, công tác quản lý nhân sự nói chung và quản lý nhân viên đo đạc địa chính của Trung tâm hiện nay chưa được giao tự chủ hoàn toàn mà vẫn phụ thuộc vào định biên cán bộ công chức, viên chức của Sở nội vụ và UBND tỉnh Phú Thọ.
Bộ máy cơ cấu tổ chức quản lý nhân viên đo đạc địa chính tại Trung tâm Kỹ thuật công nghệ tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ hiện nay cụ thể như hình 2.5 dưới đây.
Hình 2.5. Bộ máy quản lý nhân viên đo đạc địa chính của Trung tâm Kỹ thuật công nghệ tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ
Nguồn: Tác giả mô hình hóa
- Ban Giám đốc gồm: 01 Giám đốc và 03 phó Giám đốc là người đứng đầu Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao bao gồm cả quản lý nhân viên đo đạc địa chính tại Trung tâm.
Trong lĩnh vực quản lý nhân viên đo đạc địa chính tại Trung tâm, Ban giám đốc là chủ thể phê duyệt các quyết định cuối cùng liên quan tới quản lý nhân viên từ hoạt động kế hoạch hóa, tuyển dụng nhân lực, chế độ đãi ngộ,….
- Phòng Hành chính – Tổng hợp có nhiệm vụ chính là:
Xây dựng, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện lịch công tác tuần, kế hoạch công tác tháng, quý, năm của các phòng ban, trong đó có Phòng kỹ thuật.
Phòng Hành chính – Tổng hợp Phòng Kế Toán - Thủ quỹ hjgh Trưởng phòng Kỹ thuật
Tổ trưởng tổ 1 Tổ trưởng tổ 2 Tổ trưởng tổ 3 Phó Giám Đốc
Giám Đốc
Đầu mối tổ chức thực hiện các quy chế làm việc của Trung tâm; đảm bảo trật tự, kỷ cương theo nội quy của cơ quan đối với toàn nhân sự nói chung và đối với nhân viên đo đạc địa chính nói riêng.
Chủ trì xây dựng quy hoạch nhân viên đo đạc địa chính; theo dõi quản lý nhân viên đo đạc địa chính trong Trung tâm; trình Giám đốc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân viên đo đạc địa chính và phân bổ chỉ tiêu đào tạo nhân viên đo đạc địa chính được Sở giao.
Giúp Giám đốc quản lý công tác tổ chức v, công tác lao động, tiền lương và các chế độ bảo hiểm xã hội; trình Giám đốc quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm, kỷ luật, nâng ngạch, nâng lương, nghỉ hưu theo chế độ đối với nhân viên đo đạc địa chính theo phân cấp; quản lý hồ sơ, lý lịch nhân viên đo đạc địa chính theo quy định của pháp luật.
Lập kế hoạch biên chế và quỹ tiền lương hàng năm, trình Bộ, Sở, Trung tâm xét duyệt; thực hiện công tác thống kê lao động và thu nhập của nhân viên đo đạc địa chính thuộc Trung tâm theo quy định.
Tính đến cuối năm 2019, Phòng Hành chính tổng hợp – đầu mối trong quản lý nhân viên trắc địa của Trung tâm có 2 người. Cả 2 cán bộ đều có trình độ đào tạo đại học, không có nhân sự được đào tạo sau đại học.
Trong số 2 cán bộ phòng Hành chính tổng hợp, chỉ có 1 người được đào tạo đúng chuyên ngành quản lý nhân lực, còn lại là chuyên môn đào tạo ngành khác. Do đó, có thể thấy năng lực quản lý nhân lực của cán bộ Phòng Hành chính Tổng hợp chưa cao, chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý nhân lực và chưa được đào tạo bài bản, thường xuyên về kiến thức, kỹ năng quản lý nhân lực nói chung và quản lý nhân viên trắc địa nói riêng.
- Phòng Kế Toán - Thủ quỹ
Là phòng chức năng giúp Ban giám đốc thực hiện việc xây dựng kế hoạch các chỉ tiêu về kinh phí tiền lương, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của nhân viên đo đạc địa chính. Thực hiện tính toán tiền công, tiền lương, tiền thưởng,… và bố trí kinh phí chi trả thu nhập, kinh phí đào tạo bồi dưỡng, kinh phí phúc lợi,… cho nhân viên đo đạc địa chính.
- Trưởng Phòng Kỹ thuật chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức, giám sát quản lý nhân viên đo đạc địa chính. Trưởng phòng có trách nhiệm phân công nhiệm vụ, vị trí việc làm cho nhân viên đo đạc địa chính vào các tổ đo đạc, đánh giá thực hiện công việc, tham gia xây dựng, đề xuất kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng,….
- Tổ trưởng các tổ: là cán bộ quản lý cấp cơ sở trực tiếp tham gia quản lý nhân viên đo đạc địa chính mà mình phụ trách: phân công nhiệm vụ, công việc cụ thể hàng tháng, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện công việc, đề xuất kiến nghị các biện pháp quản lý nhân viên đo đạc địa chính khi cần thiết,…
Bảng 2.4: Tình hình nhân sự trong bộ máy quản lý nhân viên trắc địa của Trung tâm Kỹ thuật công nghệ tài nguyên và môi trường tỉnh Phú
Thọ
STT Vị trí công tác Tổng
số
Trình độ Thâm niên công tác Thạc sỹ Đại Học Cao Đẳng Dưới 5 năm 5- 10 năm Trên 10 năm 1 Ban Giám đốc 3 3 0 0 0 0 3 2 Phòng Hành chính – Tổng hợp 2 0 2 0 0 1 1
3 Phòng Kế Toán - Thủ quỹ 2 0 1 1 0 1 1
4 Phòng Kỹ thuật 4 4 0 0 0 0 4
4.1 Trưởng Phòng Kỹ thuật 1 1 0 0 0 0 1 4.2 Tổ trưởng 3 3 0 0 0 0 3
Tổng 11 7 3 1 0 2 9
Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật công nghệ tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ
Số liệu trên bảng 2.4 trên đây cho thấy, trình độ đào tạo chuyên môn của cán bộ quản lý nhân viên trắc địa của Trung tâm ở mức khá cao. Hầu hết cán bộ tham gia quản lý đều có đào tạo sau đại học (7/11 cán bộ quản lý), 3 cán bộ có trình độ đại học và chỉ có 1 cán bộ có trình độ cao đẳng. Về thâm niên, số cán bộ quản lý hầu như có thâm niên trên 10 năm nên đã tích lỹ nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, số lượng cán bộ quản lý có kiến thức đào tạo về quản lý nhân lực chưa nhiều, chỉ có 1 cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành này.
2.2.2 Thực trạng phân tích công việc nhân viên trắc địa
Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức, viên chức để xác định biên chế và bố trí nhân lực trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Việc phân tích công việc đối với nhân viên trắc địa được thực hiện thông qua xây dựng Đề án vị trí việc làm. Nội dung này được thực hiện theo Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, Bộ Nội vụ có Thông tư số 05/2013/TT-BNV ngày 25/6/2013 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Trung tâm đã tiến hành xây dựng vị trí việc làm đối với nhân viên trắc địa theo các vị trí cụ thể trong năm 2017.
Việc phân tích công việc nhân viên trắc địa tại TT KTCNTN&MT diễn ra thông qua sự phối họp giữa phòng HC-TH và phòng kỹ thuật. Cụ thể các bước sau:
Thứ nhất: Phòng HC-TH lên kế hoạch cụ thể về các hoạt động cần phải thực hiện, thứ tự các bước thực hiện và mục đích cụ thể của bước đó là gì. Làm rõ mục đích, xác định mục tiêu chung cũng như mục tiêu cụ thể của từng bước thực hiện. Từ đó xây dựng một bản kế hoạch về hoạt động phân tích công việc bao gồm các nội dung như mục đích, thời gian thực hiện, những người tham gia, kinh phí hoạt động và các bước tiến hành.
Bước tiếp theo, Phòng HC-TH phối hợp với phòng Kỹ thuật để thu thập thông tin bằng cách xây dựng các mẫu phiếu điều tra, bảng câu hỏi, kết hợp với quan sát và phỏng vấn để tiến hành điều tra thu thâp thông tin.
Bước cuối cùng, sau khi đã thu thập thông tin. Phòng HC-TH tiến hành họp đánh giá, thẩm định các thông tin thu thập được và viết các bản phân tích công việc. Sau khi đánh giá được mức độ quan trọng của các thông tin đối với mỗi vị trí công việc, phòng HC-TH tổ chức xây dựng bản mô tả công việc. Bản mô tả công việc sau khi xây dựng xong sẽ được gửi cho các bộ phận và nhân viên trắc địa soát xét, góp ý kiến trước khi trình lãnh đạo phê duyệt và áp dụng.
Bản mô tả công việc và khung năng lực của từng danh mục vị trí việc làm của nhân viên trắc địa thuộc Trung tâm được Giám đốc Trung tâm phê duyệt để làm cơ sở quản lý, sử dụng, tuyển dụng, bố trí, sắp xếp công việc nhân viên trắc địa theo vị
trí việc làm và tiêu chuẩn viên chức của Bộ Nội vụ quy định. Minh họa bản mô tả công việc như bảng 2.5 dưới đây.
Hiện nay, TT KTCNTN&MT đã xây dựng được bản mô tả công việc cho phòng Kỹ thuật nhưng bản mô tả còn sơ sài và chưa đầy đủ. Nội dung cuả bản mô tả công việc còn chung chung, chưa nêu bật được những yêu cầu cụ thể của vị trí công việc của nhân viên trắc địa, chưa cụ thể hóa các tiêu chí như kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ gây khó khăn trong công tác tuyển dụng và đánh giá nhân viên trắc địa. Tiêu chuẩn chung về phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực của nhân viên TT KTCNTN&MT phải được cụ thể hóa để đáp ứng yêu cầu đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thích hợp với mỗi bước phát triển của nền kinh tế, xã hội.
Bảng 2.5: Bản mô tả công việc Nhân viên trắc địa tại Trung tâm Kỹ thuật công nghệ tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ
Vị trí công việc: Nhân viên trắc địa
Công việc chính:
- Đo đạc khảo sát các loại bản đồ: bản đồ địa hình, trắc ngang tuyến đường - Đo đạc khảo sát hạ tầng, địa hình, loại hình sử dụng đất,…
- Đo đạc tính toán khối lượng san lấp mặt bằng - Đo đạc địa chính cho cá nhân và tổ chức. Năng lực, nhiệm vụ, quyền hạn:
- Tốt nghiệp đại học: Học viên nông nghiệp Việt Nam, Đại học TN&MT, Đại học Mỏ địa chất, Đại học Bách Khoa, Nông Lâm Thái Nguyên,…
- Trình độ tiếng anh: B - Chứng chỉ tin học
- Hiểu và sử dụng thành thạo máy toàn đạc, GPS,… - Sức khỏe tốt (xác nhận cơ sở y tế địa phương ) - Chịu được ấp lực cao, có khả năng làm việc nhóm - Yêu cầu khác: Nam
- Nơi làm việc: Phòng Kỹ thuật – TTKTCNTN&MT – Sở TN&MT tỉnh Phú thọ - Máy tính và các công cụ hỗ trợ công việc: cơ quan cung cấp
- Phương tiện: tự túc
Nguồn: Phòng Hành chính, tổng hợp - Trung tâm Kỹ thuật công nghệ tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ
Qua bảng kết quả điều tra về thực trạng phân tích công việc ta nhận thấy rằng thông tin về vị trí và nhiệm vụ của nhân viên trắc địa trong bản mô tả công việc được đánh giá ở mức điểm 3,08 điểm – nằm trong khung điểm bình thường. Nhìn chung, hiện nay, Trung tâm mới mô tả chung chung công việc cho vị trí chức danh là nhân viên trắc địa, chưa phân định rõ các chức danh khác nhau của nhân viên trắc địa với các vị trí việc làm khác nhau như Nhân viên đo đạc ngoại nghiệp hay Biên tập, nội nghiệp thành lập bản đồ, Atlas,….
Ngoài ra, tiêu chí “Các yêu cầu về năng lực của nhân viên trắc địa đã được làm rõ trong bản mô tả” được đánh giá ở mức điểm cao thứ hai trong nhóm tiêu chí với 3,04 điểm – cũng ở mức điểm bình thường. Đa phần nhân viên trắc địa của Trung tâm đánh giá ở mức bình thường. Điều này cho thấy, y êu cầu năng lực của nhân viên trắc địa tuy có đề cập đến nhưng còn chưa rõ ràng, thiếu định tính định lượng, điều này gần như là yêu cầu bắt buộc đối với nhân lực trình độ đại học nói chung.
Điều kiện làm việc của nhân viên trắc địa gần như không được nhắc đến, đây là một trong những thiếu sót cơ bản bởi vì điều kiện làm việc là một trong những vấn đề mà các ứng viên rất quan tâm trong quá trình dự tuyển, điều này cũng chứng tỏ phòng HC-TH chưa có sự quan tâm sát sao đến công việc thực tế của nhân viên trắc địa. Do đó, đánh giá về tiêu chí “Các điều kiện làm việc của nhân viên trắc địa đã được làm rõ trong bản mô tả” cũng chỉ đạt mức điểm 2,50 điểm – mức điểm không hài lòng.
Bảng 2.6. Kết quả điều tra, khảo sát về thực trạng phân tích công việc của nhân viên trắc địa
đvt: % Tiêu chí khôngRất đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Điểm trung bình
Thông tin về vị trí và nhiệm vụ của nhân viên trắc địa đã được làm rõ trong bản mô tả
0,00 0,00 91,67 8,33 0,00 3,08
Các yêu cầu về năng lực của nhân viên trắc địa đã được làm rõ trong bản mô tả
0,00 0,00 95,83 4,17 0,00 3,04
Các điều kiện làm việc của nhân viên trắc địa đã được làm rõ trong bản mô tả
0,00 50,00 50,00 0,00 0,00 2,50
Mối quan hệ phối hợp với các bộ
phận khác trong Trung tâm 0,00 58,33 41,67 0,00 0,00 2,42 Các kết quả làm việc của nhân
viên trắc địa đã được làm rõ trong bản mô tả
0,00 62,50 37,50 0,00 0,00 2,38
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả
Trong bản mô tả công việc nhân viên trắc địa mà Trung tâm xây dựng cũng không đề cập tới mối quan hệ trong công việc, cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin trong công việc giữa nhân viên trắc địa và các bộ phận khác trong Trung tâm. Vì thế đánh giá cho tiêu chí “Mối quan hệ phối hợp với các bộ phận khác trong Trung tâm” cũng chưa nhận được sự hài lòng của nhân viên trắc địa – chỉ đạt mức điểm 2,42 điểm.
Kết quả làm việc của nhân viên trắc địa là yếu tố chính để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ nhưng cũng chưa được thể hiện trong bản mô tả công việc, đại đa số những người được hỏi ý kiến đều chưa hài lòng ở mục này. Đây là tiêu chí có mức đánh giá thấp nhất trong nhóm – 2,38 điểm, trong đó có tới 16 nhân viên trắc địa lựa chọn mức điểm không hài lòng.
2.2.3 Thực trạng lập kế hoạch nhân viên trắc địa
Về thời gian lập kế hoạch nhân viên trắc địa: Vào quý 1 của năm đầu tiên trong chu kỳ 5 năm, Trung tâm tiến hành lập kế hoạch nhân viên trắc địa trong giai đoạn này.
Chủ thể đầu mối chịu trách nhiệm xây dựng bản kế hoạch nhân viên trắc địa là Phòng Hành chính tổng hợp. Trong quá trình xây dựng bản kế hoạch nhân viên trắc địa, Phòng Hành chính tổng hợp có sự phối hợp với cán bộ lãnh đạo của Phòng Kỹ thuật bao gồm đồng chí Trưởng phòng và các tổ trưởng để rà soát cung và cầu nhân viên trắc địa.
Công tác Kế hoạch hóa nhân lực là việc xây dựng Kế hoạch biên chế công chức, viên chức hàng năm theo quy định tại Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức. Ngoài ra, hằng năm, căn cứ vào nhiệm cụ thể của đơn vị, trên tinh thần thực hiện những quy định của Luật cán bộ công chức, các văn bản dưới luật, TT KTCNTN&MT dự kiến số lượng nhân